Sang năm 2022 - 2023, các chuyên gia cho rằng triển vọng ngành thép và dự báo đưa ra trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine là không chắc chắn. Kỳ vọng về sự phục hồi tiếp tục và ổn định sau đại dịch đã bị lung lay bởi cuộc chiến ở Ukraine và lạm phát gia tăng.
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia đạt 161 triệu tấn trong tháng 3, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc, nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, tiếp tục ghi nhận giảm về sản lượng trong tháng 3 khi đạt 88,3 triệu tấn, giảm 10,5% so với tháng 2/2021. Hầu hết các nước có sản lượng thép thô lớn khác như Mỹ, Nga, Iran cũng giảm từ 0,4% đến 4,7%. Riêng chỉ có Ấn Độ ghi nhận sản lượng thép thô tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước và đạt 10,9 triệu tấn.
Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), trong tháng 4/2022, thị trường giá nguyên liệu thế giới đảo chiều ngược lại trước sự sụt giảm nhu cầu mạnh. Thị trường thép Trung Quốc sụt giảm nhu cầu mạnh do chính sách của Chính phủ đối với nước này đổi với làn sóng dịch COVID-19.
Trong báo cáo Triển vọng ngắn hạn (SRO) cho năm 2022 và 2023 của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) mới đây, tổ chức này dự báo nhu cầu thép thế giới sẽ tăng 0,4% vào năm 2022 đạt 1.840,2 triệu tấn sau khi tăng 2,7% vào năm 2021.
Trong năm 2021, sự phục hồi sau cú sốc đại dịch trở nên mạnh mẽ hơn dự kiến ở nhiều khu vực, bất chấp các vấn đề về chuỗi cung ứng và làn sóng COVID-19 vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, sự giảm tốc mạnh hơn dự đoán ở Trung Quốc đã dẫn đến tăng trưởng nhu cầu thép toàn cầu thấp hơn trong năm 2021.
Sang năm 2022 - 2023, các chuyên gia cho rằng triển vọng và dự báo đưa ra trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine là không chắc chắn. Kỳ vọng về sự phục hồi tiếp tục và ổn định sau đại dịch đã bị lung lay bởi cuộc chiến ở Ukraine và lạm phát gia tăng. Dự báo của Worldsteel giả định rằng cuộc đối đầu ở Ukraine sẽ kết thúc vào năm 2022 nhưng các lệnh trừng phạt đối với Nga phần lớn sẽ vẫn còn.
Nguồn tin: Vietnambiz