Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

10 tháng năm 2018, sản xuất công nghiệp tăng 10,4%

 Ngày 13/11, thông tin từ Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 10 tháng năm 2018 đang duy trì đà tăng trưởng, với mức tăng 10,4%, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP chung của cả nền kinh tế.

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đang chiếm vị trí chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới 10 tháng năm 2018 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực với đà tăng trưởng khả quan từ các nền kinh tế lớn và các nước phát triển, hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu phục hồi, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam.

Ở trong nước, kinh tế có nhiều khởi sắc, với những kết quả tích cực như: kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước đã có sự bứt phá, sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; xuất khẩu tăng cao hơn kế hoạch, thị trường trong nước duy trì ổn định; chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành (IIP) duy trì được đà tăng trưởng, với mức tăng khá cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP chung của cả nền kinh tế.

Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 10 ước tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 9,5%; ngành chế biến, chế tạo tăng 10,1%; sản xuất và phân phối điện tăng 8,9%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,5%.

Tính chung 10 tháng năm 2018, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 10,4%, cao hơn so với mức tăng 9,6% của cùng kỳ năm 2017. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,7%, đóng góp 9,8 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,6%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,6%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 2,6%, làm giảm 0,4 điểm phần trăm mức tăng chung.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 10 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 58%; sản xuất kim loại tăng 21,9%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 21,6%; sản xuất xe có động cơ tăng 15,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 13,4%; sản xuất các sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học tăng 12,1%. Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 3,1%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 6,3% (khai thác dầu thô giảm 12,1% và khai thác khí đốt tự nhiên bằng cùng kỳ năm trước).

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 10 tháng năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Xăng, dầu tăng 47,4%; sắt, thép thô tăng 40,5%; tivi tăng 26,3%; khí hóa lỏng (LPG) tăng 23,3%; Alumin tăng 95,7%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 21,4%. Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm: Phân hỗn hợp NPK tăng 2,6%; phân urê giảm 1,8%; khí đốt thiên nhiên dạng khí bằng cùng kỳ năm trước; dầu thô khai thác giảm 10,5% (cùng kỳ năm 2017 giảm 10,8%).

Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí tiếp tục được triển khai theo kế hoạch. Trong 10 tháng đầu năm 2018, ngành Dầu khí cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Do đó, dự báo sản lượng dầu khí sẽ vượt mục tiêu kế hoạch Chính phủ giao trong năm 2018.

Có thể thấy rằng, tăng trưởng sản xuất công nghiệp ngày càng được cải thiện rõ rệt. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng trưởng khá cao và là động lực tăng trưởng chính của toàn ngành, phù hợp với định hướng tái cơ cấu mô hình tăng trưởng ngành. Đặc biệt là nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo hướng tích cực khi giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, thiên nhiên, tăng trường công nghiệp chế biến, chế tạo.

Nguồn tin: Petro Times

ĐỌC THÊM