Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

11/05 - Tổng hợp tin kinh tế thế giới

Trung Quốc có rất ít cơ hội để kìm giữ lạm phát dưới 3% như mục tiêu do chính phủ nước này đề ra trong năm nay. Hãng tin Reuters dẫn lời ông Liu Shijin, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển (DRC) trực thuộc Chính phủ Trung Quốc, cho hay, do giá cả đang tăng lên, nên mục tiêu khả thi hơn sẽ là giữ tỷ lệ lạm phát ở mức trung bình dưới 5%.

Mỹ “khơi” dòng tín dụng USD cứu châu Âu

 Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định mở lại chương trình tín dụng USD cho châu Âu, nhằm chặn đứng cuộc khủng hoảng tài chính đang ngày một lan rộng trên lục địa này. Một số ngân hàng trung ương bao gồm: Ngân hàng Trung ương Canada, Ngân hàng Trung ương Anh, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, cũng sẽ tham dự kế hoạch.

Trung Quốc khó kìm lạm phát dưới 3%

Trung Quốc có rất ít cơ hội để kìm giữ lạm phát dưới 3% như mục tiêu do chính phủ nước này đề ra trong năm nay. Hãng tin Reuters dẫn lời ông Liu Shijin, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển (DRC) trực thuộc Chính phủ Trung Quốc, cho hay, do giá cả đang tăng lên, nên mục tiêu khả thi hơn sẽ là giữ tỷ lệ lạm phát ở mức trung bình dưới 5%.

Châu Âu: Nhiều sân bay tiếp tục bị đóng cửa do tro bụi núi lửa

Ngày 9/5, tro bụi núi lửa tại Ai-xơ-len lại tiếp tục ảnh hưởng tới ngành hàng không tại châu Âu. Một số sân bay tại Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ai-len đã buộc phải đóng cửa. Còn tại Pháp, mặc dù không phận nước này vẫn mở cửa nhưng hàng loạt các chuyến bay từ Pháp tới Nam Âu cũng đã phải hủy bỏ.

Anh: BOE có thể giữ nguyên biện pháp kinh tế khẩn cấp do những bế tắc hậu bầu cử


Cuộc bầu cử tại Anh vào ngày 6.5 đã không thể đưa đến một chiến thắng đa số cho đảng chính trị nào tại nước này, đây cũng là nguyên nhân khiến NHTW Anh có thể sẽ tiếp tục duy trì biện pháp kinh tế khẩn cấp của mình để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế.

Anh: CBI thúc giục EU khước từ bản dự thảo luật về quỹ đầu tư


Do cho rằng các quy định thắt chặt hoạt động của các quỹ đầu tư có thể làm tổn hại tới môi trường kinh doanh và đầu tư châu Âu, Liên đoàn công nghiệp Anh đã lên tiếng thúc giục giới chức EU không thông qua bản dự thảo luật quy định ngành tài chính gần đây. Quan điểm này cũng đã từng được Anh và Mỹ ủng hộ vào năm trước do những lo ngại về việc cản trở hoạt động của các quỹ đầu tư, đặc biệt là các quỹ phòng hộ.

ECB sẽ can thiệp vào thị trường trái phiếu để ngăn chặn khủng hoảng


Cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp và nỗ lo về nợ nần tại một số nước khu vực sử dụng đồng euro đang là nguyên nhân đẩy giá trị đồng tiền chung euro xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng qua. Mới đây, NHTW châu Âu đã lên tiếng cho rằng họ sẽ can thiệp vào thị trường trái phiếu để ổn định tình hình tài chính khu vực.

Hy Lạp: Người dân ngày càng bi quan về tương lai tài chính đất nước

Gói cứu trợ mà IMF và EU dành cho Hy Lạp là thực sự cần thiết để ngăn chặn một kịch bản vỡ nợ quốc gia mà nước này có thể hứng chịu, đồng thời điều đó cũng giúp vực lại một đồng euro đang suy yếu. Tuy nhiên, người dân Hy Lạp ngày càng tỏ ra bi quan về triển vọng tài chính đất nước cũng như những gánh nặng mà họ sẽ phải gánh trên vai sau khi nhận được tiền từ các nhà cho vay.

Hy Lạp trước sức ép từ trong và ngoài nước

Đầu tháng này, các quốc gia eurozone đã đồng ý sẽ dành cho Hy Lạp gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro trong đó có sự hỗ trợ từ IMF. Tuy nhiên, Hy Lạp sẽ phải thực hiện các cải cách và thắt chặt chi tiêu mạnh tay để đáp ứng điều kiện mà các nhà cho vay đặt ra. Mặc dù vậy, cam kết của chính quyền Hy Lạp lại vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía quần chúng trong nước do lo ngại chính phủ sẽ thiết giảm chi tiêu trên một số lĩnh vực công quan trọng.

Thị trường Châu Âu mở cửa tăng từ 4-7%

Gói cam kết tín dụng trị giá gần 1,000 tỷ USD vừa được Liên minh Châu Âu (EU) công bố sáng 10/05 đã “chấp cánh” cho các chỉ số chính của khu vực bay cao khi mở cửa.

Mỹ “khơi” dòng tín dụng USD cứu châu Âu

Chiều 10/5, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định mở lại chương trình tín dụng USD cho châu Âu, nhằm “hạ gục” cuộc khủng hoảng tài chính đang ngày một lan rộng trên lục địa này.

FED, ECB cùng hành động khẩn cấp chặn khủng hoảng

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ “phá lệ”, thực hiện mua vào trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định tái khởi động công cụ hoán đổi tiền tệ khẩn cấp, theo đó sẽ bơm USD với khối lượng không giới hạn vào các ngân hàng trung ương ở châu Âu, Anh và Thụy Sỹ.

Lãnh đạo Đức, Pháp, Mỹ bàn về kinh tế châu Âu

Tổng thống Mỹ Barrack Obama ngày 9/5 đã thảo luận với người đồng cấp Pháp Nicolas Sarkozy về tình hình kinh tế tại châu Âu.

Lạm phát tại Trung Quốc năm 2010 có thể vượt kỳ vọng của chính phủ nước này

Việc Mỹ và một số nền kinh tế phát triển khác hiện vẫn duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp khiến Trung Quốc khó có thể nâng lãi suất cơ bản.

Nga kỷ niệm 65 năm ngày kết thúc Thế chiến II


Ngày 9-5, nước Nga đã tổ chức kỷ niệm trọng thể lần thứ 65 Chiến thắng phát xít. Đây là một trong những buổi lễ diễu binh có quy mô lớn nhất với sự tham gia của hơn 11 000 binh lính Nga và quân đội của một số quốc gia khác.

 

VINACORP

ĐỌC THÊM