Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

2015: Cơ hội và thách thức nhìn từ ngành thép

Không chỉ có những tác động trực tiếp từ việc giảm thuế nhập khẩu nhiều loại hàng hóa vào thị trường nội địa - theo cam kết của 8 hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Trong năm 2015, Việt Nam vẫn đang tiếp tục đàm phán và tham gia thêm một số hiệp định thương mại song phương và đa phương khác. Không ít doanh nghiệp cho rằng, có quá ít cơ hội trong khi thách thức lại rất nhiều. Song, cũng có rất nhiều quan điểm khẳng định tiềm năng, lợi thế và cụ thể là giá trị thương mại cũng như chất lượng sản phẩm hàng hóa sẽ được nâng lên trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập.

 

 

2015: Cơ hội và thách thức nhìn từ ngành thép

Cơ hội và thách thức luôn song hành trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng. Nguồn: internet

Thời điểm cuối năm 2014, sau khi Bộ Công thương công bố thông tin: đã cơ bản kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan, rất nhiều doanh nghiệp thép trong nước cho rằng, trong khi ngành thép Việt Nam đang dư thừa công suất, lại phải cạnh tranh với rất nhiều các mặt hàng thép có giá thành thấp hơn từ các nước ASEAN vào Việt Nam, nếu Hiệp định này được ký kết, ngành thép sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, theo phân tích của nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nặng, Bộ Công thương Vũ Mạnh Quân, một khi Hiệp định được ký kết, với mức thuế suất giảm về 0%, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn không chỉ ở các lĩnh vực có lợi thế xuất khẩu như dệt may, da giày, nông sản mà có lợi ngay cả đối với ngành công nghiệp thép trong nước.

Theo Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam Đào Phan Long, Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam có thêm sự lựa chọn nguồn hàng có chất lượng tốt hơn khi các quốc gia này chủ yếu xuất khẩu vào Việt Nam loại thép chế tạo mà Việt Nam chưa sản xuất được.

Dưới góc độ một nhà nhập khẩu thép cho sản xuất ô tô, ông Bùi Ngọc Huyên cũng cho rằng, ngành thép Việt Nam không nên lo ngại bởi có lợi thế sân nhà về địa lý do khâu vận chuyển sắt thép từ các trung tâm sản xuất thép của Nga về đến Việt Nam rất xa, đồng thời, cách thức xuất khẩu của doanh nghiệp Nga cũng khác hẳn với doanh nghiệp Việt Nam.

 Còn Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải thì cho rằng, đối với bất cứ hiệp định thương mại nào đều có những cơ hội và thách thức, vấn đề là doanh nghiệp Việt Nam tìm thấy được cơ hội ngay trong thách thức để vươn lên cạnh tranh, hội nhập. Theo ông Đỗ Thắng Hải, thuận lợi chúng ta có nhưng tại thị trường Việt Nam, chúng ta cũng phải đối đầu với những khó khăn thách thức khi tiếp nhận được những mặt hàng thuế suất xuống bằng 0% ở các thị trường khác, thì đương nhiên tại thị trường Việt Nam chúng ta cũng phải chấp nhận là cũng có một số mặt hàng thuế suất có thể giảm xuống. Vì vậy, giá thành có thể hạ xuống, sẽ mang lại lợi ích cho chính các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam và qua đó thì mang lại lợi ích cho quốc gia.

Cơ hội và thách thức luôn song hành trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Và không có con đường nào khác, chính những thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải bứt phá vươn lên từ việc liên kết tạo sức mạnh để cạnh tranh và trụ vững trên chính sân nhà.

 

Nguồn tin: Tài chính

 

ĐỌC THÊM