Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

4 điểm sáng của kinh tế Mỹ

Bất chấp những cảnh báo về khả năng kinh tế Mỹ suy thoái lần hai, cần nhớ, không phải mọi lĩnh vực của kinh tế Mỹ đều đang đen tối.
 

Không phải khi nào cũng có tin kinh tế tốt thế nhưng điều đó không có nghĩa tất cả mọi lĩnh vực tại Mỹ hiện nay đều đen tối.

 

Mùa hè kết thúc, kinh tế Mỹ cũng có nhiều tin tốt từ một số lĩnh vực. Không chắc thời kỳ tốt đã đến nhưng nó nhắc người ta rằng kinh tế Mỹ thực sự đang phục hồi.

 

Fortune đưa ra 4 thông tin tốt từ một số lĩnh vực của kinh tế Mỹ và đánh giá ảnh hưởng của những thông tin đối với kinh tế Mỹ.

 

Lĩnh vực nông nghiệp

 

Trong số tất cả các ngành chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lĩnh vực nông nghiệp Mỹ vẫn vững bởi giá các loại hàng hóa nông nghiệp, từ thịt cho đến ngũ cốc, đều tăng mạnh, chủ yếu do nhu cầu từ phía nước ngoài tăng cao.

 

Tính toán của New York Times cho thấy trong năm tài khóa kết thúc ngày 30/09/2010, nông dân Mỹ sẽ xuất khẩu khoảng 107,5 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp, mức cao nhất ngay cả so với mức kỷ lục 115,3 tỷ USD thiết lập năm 2008.

 

Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đã góp phần quan trọng đẩy cao giá hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu của Mỹ. Năm 2011, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vượt qua Mêhicô để trở thành nước mua sản phẩm nông nghiệp Mỹ lớn thứ 2 trên thế giới sau Canada.

 

Bất chấp con số tăng trưởng ấn tượng trên, nông nghiệp cũng chỉ giúp cho kinh tế Mỹ được phần nào bởi tỷ lệ đóng góp quá thấp. Và người nông dân Mỹ cũng không thể chỉ trông chờ vào nông nghiệp. Theo NYT, thu nhập của nhiều người nông dân Mỹ chủ yếu đến từ công việc phi nông nghiệp và một số nguồn khác.

 

Dù rõ ràng, chỉ sự vững mạnh của lĩnh vực nông nghiệp không đủ để đảm bảo cho đà phục hồi của kinh tế Mỹ, lĩnh vực sẽ vẫn tăng trưởng mạnh nhờ các thị trường nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

 

Hoạt động mua bán & sáp nhập doanh nghiệp nở rộ

 

Tháng 8/2010, hoạt động mua bán & sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới sôi động nhất so với các tháng 8. Tổng giá trị các thương vụ lên tới 286 tỷ USD, mức cao nhất tính từ tháng 7/2008.

 

Hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp diễn ra sôi nổi tại phần lớn các lĩnh vực, từ công nghệ cho đến nông nghiệp. Trong đó cần kể đến đề nghị mua lại trị giá 43,4 tỷ USD mà BHP Billiton dành cho Potash; vụ thâu tóm trị giá 7,7 tỷ USD của Intel đối với McAfee.

 

Tổng giá trị các vụ mua bán & sáp nhập doanh nghiệp từ đầu năm đến nay trên toàn cầu lên tới 1,8 nghìn tỷ USD, cao hơn 24% so với cùng kỳ năm trước.

 

Đáng chú ý, dù giá trị các vụ mua bán sáp nhập tăng lên tại châu Âu nhưng số lượng các hợp đồng không tăng.

 

Nước Mỹ đổi lên như điểm sáng dù kinh tế còn phục hồi yếu. Giá trị các hợp đồng tăng chỉ 5% trong khi số lượng các hợp đồng tăng tới 42%.

 

Các chuyên gia ngân hàng lạc quan số lượng các vụ mua bán & sáp nhập doanh nghiệp sẽ liên tục tăng trong thời gian tới. Dù hoạt động mua bán & sáp nhập cho thấy thị trường đang phục hồi, các chuyên gia cảnh báo còn quá sớm để tuyên bố về sự trở lại mạnh mẽ.

 

Ngành ô tô Mỹ hồi sinh

 

Bao lâu nay, người ta biết đến Detroit trong vai trò “thủ phủ” của ngành ô tô Mỹ, chịu ảnh hưởng nặng nề từ những vấn đề trong ngành ô tô.

 

Thế nhưng vào đầu tháng này, New York Times đưa tin thành phố này có thể đang được tái sinh khi ngành ô tô Mỹ thay đổi cách kinh doanh của họ sau khi nhận những gói giải cứu lớn từ phía chính phủ Mỹ.

 

New York Time coi khu vực Detroit như điểm sáng kinh tế bởi nói đến những thay đổi tích cực trong nhóm 3 hãng xe lớn bao gồm Ford, General Motors và Chrysler. Thực tế cho đến nay cả 3 hãng xe đã có bước tiến dài, đặc biệt xét đến bối cảnh kinh tế phục hồi chậm.

 

6 tháng đầu năm 2010, Ford kiếm được số tiền nhiều hơn cả 5 năm trước cộng lại.

 

General Motors, sau khi nhận 50 tỷ USD từ chính phủ Mỹ vào thnsg 6/2009, đã nộp hồ sơ để tiến hành đợt IPO có quy mô lớn thứ 2 trong lịch sử nước Mỹ. Chrysler đẩy mạnh tuyển dụng lao động mới.

 

Thế nhưng cần thời gian mới có thể thấy các hãng xe này cạnh tranh thế nào tại thị trường nước ngoài, đặc biệt tại thị trường ô tô Trung Quốc có quy mô lớn nhất thế giới và thị trường Nhật, Hàn Quốc.

 

Ngành ô tô Mỹ đã có bước tiền dài thế nhưng sự đi lên này có được duy trì hay không sẽ chỉ có thể thấy được qua thời gian.

 

Sản xuất đóng vai trò trung tâm trong quá trình phục hồi

 

Lĩnh vực sản xuất của Mỹ đã đi xuống trong nhiều thập kỷ thế nhưng các nhà máy của Mỹ trong lần phục hồi kinh tế lần này lại vai trò trung tâm.

 

Nhiều chuyên gia phân tích dự báo lĩnh vực sản xuất đã đi xuống trong tháng vừa qua bởi dấu hiệu cho thấy đà phục hồi kinh tế sẽ chững lại ở thời điểm cuối năm nay, tuy nhiên điều ngược lại đã xảy ra.

 

Lĩnh vực sản xuất tại Mỹ tăng trưởng nhanh hơn dự báo bởi các nhà máy tuyển dụng thêm lao động, mở rộng sản xuất để đáp ứng với nhu cầu từ các thị trường nước ngoài.

 

Viện quản lý nguồn cung Mỹ công bố chỉ số của các nhà máy tăng lên mức 56,3 trong tháng 8/2010 từ mức 55,5 vào tháng 7/2010. Nhiều chuyên gia đã dự báo chỉ số sẽ giảm xuống mức 52,8 hoặc tệ hơn. Mức trên 50 cho thấy sự tăng trưởng.

 

Đáng chú ý hơn, sự đi lên của lĩnh vực sản xuất đã mang đến việc làm cho người Mỹ, dù cho đến nay chủ yếu là việc làm tạm thời.

 

Lĩnh vực sản xuất Mỹ, đóng góp 11% vào kinh tế Mỹ, đã giúp đưa kinh tế Mỹ ra khỏi suy thoái. Để kinh tế Mỹ có thể tiếp tục phục hồi, lĩnh vực sản xuất cần đi lên mạnh hơn nữa.

Nguồn: Fortune

ĐỌC THÊM