Trong tờ trình của HĐQT Công ty cổ phần Thép Việt Ý(VIS) gửi ĐHCĐ thường niên vừa qua, công ty nhận định năm 2010, ngành thép không có nhiều thuận lợi như năm 2009. 3 quý đầu năm 2010, giá thép tăng, đặc biệt là quý I, quý II, giá thép tăng rất cao, cầu thị trường tăng mạnh, các dây chuyền cán thép đã hoạt động hết công suất nhưng không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Đến quý 3, giá thép đột ngột giảm và giảm mạnh, thị trường thép hạ nhiệt. Lượng cung thép đủ cho nhu cầu thị trường, không có tình trạng cháy hàng và đẩy giá lên cao do đầu cơ, tích trữ. Như vậy, chỉ trong vòng 3 tháng, thị trường thép Việt Nam đã đảo chiều từ giai đoạn khủng hoảng thiếu sang khủng hoảng thừa. Quý IV, thị trường thép ổn định hơn, sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng hơn các quý trước, giá thép có tăng tương ứng với mức tăng giá của tỷ giá USD/VNĐ, quan hệ cung cầu hài hoà. Doanh nghiệp ngành thép, vì thế, đa phần đều có lợi nhuận tăng trưởng so với năm 2009. VIS cũng cho biết, theo tính toán của Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2011 sản lượng thép tiêu thụ sẽ tăng từ 8 - 10% so với năm 2010. Tuy nhiên, thị trường thép tiếp tục đối diện nhiều thách thức như: Môi trường kinh tế vĩ mô thiếu ổn định: Lãi suất liên tục được điều chỉnh tăng và ở mức cao, tỷ giá USD/VNĐ tăng. Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, đặc biệt là ngoại tệ của doanh nghiệp để nhập khẩu khó khăn... Doanh nghiệp khi phải bỏ thêm nhiều chi phí để huy động vốn, để mua USD nhập khẩu nguyên liệu sản xuất... khiến chi phí sản xuất tăng. Mất cân đối cung cầu: Với năng lực thép xây dựng cả nước hiện đó đạt 7,83 triệu tấn/năm, sản xuất và tiêu thụ thép năm 2011 sẽ ở mức khoảng 6 triệu tấn. Đánh giá về sản lượng thép, các chuyên gia nhận định rằng ngành thép Việt Nam đang trong giai đoạn cung vượt xa cầu nên nhiều doanh nghiệp đang tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước lân cận như Lào và Campuchia. Bên cạnh đó, ngành thép Việt Nam phải cạnh tranh với lượng thép giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước trong khu vực khi Việt Nam không còn được hưởng ưu đãi cao về chính sách thuế theo lộ trình WTO. Nguy cơ thiếu điện: Thiếu điện cho sản xuất thép có thể xảy ra nghiêm trọng, gây gián đoạn sản xuất. Hiện nay Việt Nam sản xuất được khoảng 6 triệu tấn phôi, lượng phôi nhập khẩu năm 2011 sẽ dao động quanh 2 triệu tấn. Tuy nhiên, nếu tình hình cung cấp điện trong năm không đảm bảo, sản lượng phôi thép tự sản xuất trong nước sẽ sụt giảm nghiêm trọng do việc luyện phôi thép vốn “ngốn” điện nhiều gấp 5 lần gia công thép (khoảng 500 - 600 KWh/tấn phụi). Khi đó, các doanh nghiệp sản xuất thép buộc phải nhập khẩu thêm phôi thép để đáp ứng nhu cầu thép trong nước. Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao: Giá cả các loại nguyên vật liệu chính (dầu, điện, than) có xu hướng tăng làm cho chi phí tăng, ảnh hưởng đến giá thành và tính cạnh tranh của sản phẩm thép Việt Nam với thép nhập khẩu. Giá phôi thép sẽ cũn biến động khó lường và phụ thuộc nhiều vào giá thế giới. 4 ‘khó’ của VIS cũng là cái khó chung mà HĐQT của các doanh nghiệp ngành thép chia sẻ với cổ đông trong mùa ĐHCĐ năm nay khi hầu hết kế hoạch kinh doanh đều có hơi hướng ‘dự phòng’. Điển hình là HSG-doanh nghiệp kinh doanh tôn thép. Công ty đệ trình ĐHCĐ 3 phương án kinh doanh để dự phòng cho trường hợp thị trường thép biến động. Công ty đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2011 thấp nhất là 150 tỷ đồng, giảm 30,3% so với thực hiện và giảm 71,2% so với kế hoạch 2010. Phương án tốt nhất của HSG chưa bằng một nửa kế hoạch năm 2010! Mặc dù tự tin về nội lực cũng như việc thuận lợi trong tiếp cận nguồn vốn vay, sản xuất ổn định, quản lý chi phí tốt và thị trường được mở rộng nhưng Kế hoạch lợi nhuận năm 2011 của VIS là 95,58 tỷ đồng, giảm 34,5% so với thực hiện năm 2010. Mặc dù năm 2010 công ty vượt 82,5% kế hoạch ĐHCĐ thông qua nhưng kế hoạch VIS đặt ra năm nay, theo nhận định của nhiều nhà đầu tư, là khá an toàn do 3 năm trở lại đây lợi nhuận của công ty luôn đạt trên 110 tỷ đồng và nguồn vốn kinh doanh của công ty cũng đã được bổ sung gấp đôi so với 2008, 2009 trong đợt tăng vốn lên 300 tỷ đồng. Do năm 2010 công ty chỉ vượt kế hoạch được ĐHCĐ thông qua ở mức khiêm tốn là 7,84%, kế hoạch kinh doanh năm nay của POM chỉ bằng kế hoạch tức giảm so với thực hiện năm năm 2010. POM cũng đã mua và đăng ký mua thêm cổ phiếu quỹ để tăng thu nhập trên cổ phiếu cho cổ đông. Điều này phần nào cho thấy công ty đã đề phòng khó khăn nên chủ động mua cổ phiếu quỹ, giảm quỹ vốn để thu hẹp đầu tư, kinh doanh. Tại ĐHCĐ sắp tới, HĐQT của DTL cũng trình ĐHCĐ kế hoạch tăng trưởng 26,85% so với thực hiện năm 2010. Tưởng như đây là một kế hoạch tăng trưởng khá ấn tượng so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành nhưng thực chất, kế hoạch kinh doanh năm 2011 của công ty giảm gần 5% so với kế hoạch 2010.
Mã LNTT/ST 2010 KH 2010 Vượt KH 2011 2011 so với 2010 TH KH VIS 146 80 82.50% 95.58 -34.53% 19.48% POM 660 612 7.84% 612 -7.27% 0.00% HSG 215 520 -58.65% 149.9 -30.28% -71.17% 215 520 -58.65% 249.4 16.00% -52.04% DTL 187.62 250 -24.95% 238 26.85% -4.80% HMC 40.28 36 11.89% 50 24.13% 38.89% NKG 129 N/A
150 16.28% N/A SMC 81.62 80 2.03% 90 10.27% 12.50%
Nguồn: CAFEF