Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

8 dự báo về kinh tế cuối năm

Dự đoán về những xu hướng dịch chuyển của các biến động kinh tế là cần thiết cho bất kỳ doanh nhân và nhà đầu tư nào, thậm chí những người dân bình thường. Dựa vào tình trạng hiện nay, các chính sách, bối cảnh kinh tế thế giới, có thể phán đoán về những vận động của các yếu tố kinh tế của Việt Nam trong 4 tháng cuối năm.

 
 

1. Lạm phát tiếp tục tăng

Với tình hình lạm phát trên thế giới chưa hề có dấu hiệu giảm sút thì lạm phát tại Việt nam cũng không thể có dấu hiệu chững lại. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào hàng nhập khẩu từ nguyên liệu, máy móc tới hàng tiêu dùng.

Cùng với việc đồng VND có xu hướng tiếp tục mất giá, lạm phát do đình đốn do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiếu vốn và không mở rộng và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh... vào thời điểm cuối năm cũng thường là thời điểm nhu cầu hàng hóa tăng lên cũng làm cho tình hình làm phát thêm căng thẳng.

2. Lãi suất ngân hàng còn ở mức cao

Với chính sách siết chặt tiền tệ để ngăn chặn lạm phát, cộng với việc các doanh nghiệp tại Việt Nam có hiệu suất sử dụng vốn không cao, tăng trưởng phụ thuộc lớn vào nguồn vốn, dẫn tới việc nhu cầu vốn của các doanh nghiệp thì cao, trong thi nguồn tiền cung ứng ra bị hạn chế dẫn tới lãi xuất cho vay các doanh nghiệp khó có thể giảm, đặc biệt theo thông lệ cuối năm tình hình lãi suất ngân hàng càng có xu hướng căng thẳng hơn, do nhu cầu thanh quyết toán còn lớn hơn các tháng đầu và giữa năm.

3. Chứng khoán và bất động sản tiếp tục khó khăn

Không những bị ảnh hưởng bởi chính sách siết chặt tiền tệ thì hai lĩnh vực này còn bị quy vào đối tượng hạn chế cho vay, do vậy dòng tiền cho vay đổ vào khu vực này bị hạn chế.

Tình hình kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết cũng không có gì sáng sủa hơn trong bức tranh khó khăn chung của các doanh nghiệp, sẽ làm cho các nhà đầu tư không có nhiều hào hứng khi đổ tiền vào hai lĩnh vực này.

Ngoài ra, bất động sản còn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố khác làm cho các giao dịch bất động sản trở nên khó khăn hơn.

4. Kiều hối giảm

Lương kiều hối chuyển về Việt Nam một phần gửi cho thân nhân trong nước tiêu dùng nhưng một phần lớn hơn nữa là dùng để đầu tư. Cùng với việc siết chặt tiền tề chuyển ra nước ngoài cũng sẽ hạn chế số tiền kiều hối chuyền về trong nước đầu tư. Hơn nữa, hai lĩnh vực ưa thích đầu tư của dòng tiền kiều hồi là chứng khoán và bất động sản sụt giảm cũng sẽ hạn chế luồn tiền này chuyển về trong nước.

5. Đầu tư nước ngoài giảm

Dòng vốn đầu tư vào nước ngòai thường tập trung vào những lĩnh vực thu lợi nhuận cao và đột biến như bất động sản và chứng khoán, hai kênh này giờ đang kém hấp dẫn và làm cho nhà đầu tư nước ngoài chịu nhiều thua lỗ, các doanh nghiệp đầu tư tại các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng cũng chịu áp lực về chi phí đầu vào tăng cao, biến động tỷ giá sẽ bất lợi cho lợi nhuận họ tạo được khi so sánh lợi thế cơ hội.

Do vậy, đầu tư nước ngoài có hướng giảm, và có thể họ rút tiền về chuyển sang đầu tư tại các nước khác có nhiều lợi thế hơn.

6. Vàng có thể tiết tục tăng giá

Khi giá vàng thế giới có xu thế tiếp tục tăng do bất ổn về kinh tế thế giới và chính sách đa dạng hóa kho dự trữ của nhiều Ngân hàng TW các nước, cũng như nhu cầu vàng của người dân các nước Trung Quốc, Ấn Độ tiếp tục cao thì giá vàng thế giới vẫn cao.

Giá vàng trong nước bị ảnh hưởng tới giá vàng thế giới, nhưng Việt Nam đã xuất khẩu một lượng vàng trong năm vừa rồi dẫn tới vàng trong nước lại càng hiếm, nên vàng trong nước có xu hướng tiếp tục tăng mạnh.

7. Tỷ giá USD tiếp tục tăng

Do tình hình nhập siêu vẫn không hề giảm, cộng với lượng tiền rút về nước của các nhà đầu tư nước ngoài thua lỗ tại Vn, cùng với sự sụt giảm luồng tiền kiều hối. Và thời gian cuối năm cũng là thời gian đáo hạn các khoản vay USD của doanh nghiệp với ngân hàng sẽ làm cho cán cân cung cầu USD nghiêng hẳn về phía cầu và dẫn tới USD có xu hướng tăng giá so với VND.

8. Nợ quá hạn ngân hàng lớn

Người tiêu dùng đang có xu hướng giảm chi tiêu do kinh tế khó khăn và  lạm phát. Cùng với chính sách siết chặt tiền tệ kéo dài quá lâu, số doanh nghiệp không chịu đựng nổi lãi xuất cao và thiếu vốn sẽ có nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản, và nhiều doanh nghiệp sẽ không trả được nợ gốc và lãi, điều này ảnh hưởng tới lợi nhuận và kinh doanh của khu vực ngân hàng. Nếu xấu có thể gây ra những biến động dây chuyển bất lợi cho cả hệ thống.

   

Nguồn tin: VEF

ĐỌC THÊM