Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

ADB: Kinh tế Châu Á phục hồi mạnh hơn dự báo

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), khu vực Châu Á đạt tốc độ tăng trưởng cao, bất chấp nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường Mỹ, EU giảm mạnh.

Theo Các chỉ số chính của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 2010 - một ấn phẩm thống kê thường niên của ADB, mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP toàn khu vực trong năm 2009 còn tương đối thấp, nhưng các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ vẫn tăng trưởng khá.

Năm 2009, trong khi hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng, thì tăng trưởng GDP của Trung Quốc vẫn đạt 9,1%, Ấn Độ 7,4%, ngoài ra, còn có Bangladesh tăng trưởng 5,7%, Việt Nam 5,3%, Indonesia và 4,5%.

Phiên bản mới nhất của Các chỉ số chính của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 2010 cho thấy khu vực Châu Á – Thái Bình Dương không bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng, tuy đà tăng trưởng mạnh có bị gián đoạn so với thời kỳ trước năm 2007.

Các dữ liệu này cũng chỉ ra rằng mức tiêu dùng hộ gia đình tính trên GDP của các nước đang phát triển ở Châu Á còn tương đối thấp so với các nước phát triển, nhưng mức tiêu dùng trung bình của toàn khu vực vẫn khá cao.

Điều này cho thấy chính phủ các nước trong khu vực đã nỗ lực xúc tiến các chương trình bảo trợ xã hội giúp kích thích tiêu dùng nội địa và giảm phụ thuộc vào xuất khẩu, nhờ đó có thể tái cân bằng tăng trưởng kinh tế.

Báo cáo cũng chỉ ra, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có thu nhập GDP tính theo cân bằng sức mua (PPP) lớn nhất thế giới, tương ứng đạt 33%. Con số này ở Châu Âu là 28%, Bắc Mỹ là 24%.

Đặc biệt, 6 trong tổng số 20 nền kinh tế dẫn đầu thế giới là các nước Châu Á.

70% giá trị sản xuất của khu vực này được tạo ra bởi 3 nền kinh tế lớn: Trung Quốc - Ấn Độ - Nhật Bản.

Trung Quốc và Ấn Độ cũng là 2 nước dẫn đầu về khả năng hình thành vốn, thậm chí, trong dài hạn, tốc độ hình thành vốn này sẽ còn tiếp tục nhanh hơn so với các nền kinh tế lớn khác trong khu vực.

Nguồn: ADB

ĐỌC THÊM