Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ấn Độ: Bài toán duy trì phát triển kinh tế

Theo nhiều nguồn dữ kiện cho thấy, Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong thập niên kế tiếp, bởi vì yếu tố năng động đặc trưng của quốc gia này và “lợi thế nhân khẩu” từ bùng nổ dân số. Nhưng thực tế không đơn giản như thế.

Qua những dự đoán mới nhất của Liên hiệp quốc, cho thấy Ấn Độ sẽ chiếm 1/4 lực lượng lao động của thế giới trong 20 năm nữa. Điều này tạo điều kiện giúp quốc gia này đẩy mạnh sản xuất cũng như nguồn tiêu dùng đáng kể và bùng nổ đầu tư về mọi phương diện. Sau tất cả, theo mô tả về nhân khẩu học của Ấn Độ, cũng tương tự như Trung Quốc cách đây mấy năm trước, trong những giai đoạn đất nước bị sụt giảm tỉ lệ độ tuổi lao động, vẫn có hàng triệu người tham gia vào lực lượng sản xuất, trở thành một tác nhân quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, lịch sử phát triển kinh tế còn cho thấy những lý do đã từng có “tiền lệ” để cảnh báo: điều gì đã không thể tránh được sẽ hiếm khi vượt qua được. Burma và Philippines đã được báo trước trong thập niên 1950 như những con cọp kinh tế của Đông Á, và cho đến ngày nay họ vẫn còn hy vọng như thế. Brazil với những tỉ lệ phát triển gần lên tới hai con số, được xem như một siêu sao trong thế giới những thị trường nổi bật thời thập niên 1960; kể từ đó mức phát triển trung bình của Brazil cũng chỉ duy trì ở mức độ khoảng dưới 4%.

Muốn duy trì mức độ phát triển mạnh không phải là chuyện dễ. Theo ghi nhận mới nhất của Ủy ban Phát triển do Ngân hàng Thế giới tài trợ, cho thấy sau Thế chiến II, chỉ có 13 quốc gia đạt tới “mức phát triển kinh tế nhanh và duy trì được phong độ” - xác định qua mức phát triển trung bình của họ là 7% hoặc cao hơn trong giai đoạn 25 năm. Một số quốc gia, như Trung Quốc chẳng hạn, dường như đã dự đoán được điều này, nhưng một số nước khác, như đảo quốc Malta, đã không nhận thấy được điều đó. Riêng Ấn Độ thừa nhận họ sẽ chạm mức phát triển 8% trong vòng ba năm tới, và như vậy Ấn Độ sẽ tiếp bước vào con số các quốc gia thành đạt xuất sắc về kinh tế.

Bây giờ là thời điểm thích hợp để những chiến lược gia Ấn Độ nghiên cứu quá trình lịch sử của nhiều quốc gia đã từng phát triển nhanh trong quá khứ. Hơn một nửa trong số 13 quốc gia, bao gồm cả Thái Lan và Indonesia, đã bắt đầu bị chậm lại chẳng bao lâu sau khi họ “chạm mức” phát triển tiêu chuẩn trong thời gian 1/4 thế kỷ.

Một trong những đặc điểm nổi bật của Ấn Độ là nước này xếp hạng thứ ba về quốc gia có số tỷ phú nhiều nhất thế giới, sau Mỹ và Nga. Tài sản của top 10 các tỷ phú Ấn Độ hiện nay tương đương với 12% GDP của cả nước, so sánh với chỉ 1% ở Trung Quốc, 5% ở Brazil, và 9% ở Nga. Muốn phát triển kinh tế lâu dài, Ấn Độ cần duy trì mức độ từ ít đến không có lạm phát, một yếu tố tiêu biểu của tất cả những quốc gia duy trì được sự bùng nổ kinh tế lâu dài.

Một quốc gia phát triển kinh tế lâu dài phải hội đủ nhiều yếu tố, từ dân số đông đảo cho đến tiềm lực kinh doanh, và có lẽ quan trọng nhất đó là thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Ấn Độ gần đây cũng mới chỉ đạt tới “đỉnh” 1.000USD (so với 4.000USD ở Trung Quốc), đó là một trong nhiều vấn đề còn để ngỏ với nhiều thách thức mà Ấn Độ phải vượt qua và khắc phục một cách hiệu quả trong thời gian tới.

Nguồn: Newsweek

ĐỌC THÊM