Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ấn Độ đề xuất cấm xuất khẩu quặng sắt

Mới đây, Chính phủ Ấn Độ đã đề xuất lệnh cấm xuất khẩu quặng sắt, nhằm mục đích bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản cho nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh của quốc gia này.

“Do quặng sắt không phải là nguồn tài nguyên có thể tái sinh, tốt nhất là nên nghiêm cấm hoàn toàn việc xuất khẩu quặng sắt”, Bộ trưởng Sắt thép Ấn Độ - ông Atul Chaturvedi nhấn mạnh.

“Một khi bạn hao phí nguồn tài nguyên này, bạn sẽ không thể có lại chúng”.

Để cạnh tranh với Trung Quốc, Ấn Độ đã có một cuộc tranh luận xoay quanh đề tài chủ nghĩa bảo hộ tài nguyên. Mọi người nghi ngờ việc xuất khẩu tài nguyên liệu có phải là cách làm sáng suốt hay không, đặc biệt là cung ứng quặng sắt cho các nhà máy thép của Trung Quốc – quốc gia sản xuất thép lớn nhất toàn cầu. Ấn Độ là quốc gia sản xuất quặng sắt lớn thứ tư trên thế giới, ngoài ra nước này còn sở hữu các mỏ khoáng sản như than đá, bauxite và crôm….Trong 230 triệu tấn sản lượng quặng sắt của Ấn Độ, thì có tới một nửa được xuất khẩu sang Trung Quốc.

Các quan chức của Ấn Độ trước đó đã từng có ý định áp dụng phương thức đánh thuế phạt hoặc hạn chế kim ngạch xuất khẩu. Việc cấm xuất khẩu sẽ phải nhận được sự phê chuẩn của Quốc hội Ấn Độ, nhưng với tình trạng bất đồng quan điểm trong việc hoạch định chính sách tại Ấn Độ, nên việc này chưa thể làm được.

Ông Chaturvedi đã từng bước tăng cường cuộc tranh luận này, theo ông, Ấn Độ nên đi xa hơn chế độ trưng thu thuế xuất khẩu quặng sắt hiện nay, cân nhắc về việc thực thi lệnh cấm xuất khẩu các nguồn tài nguyên khác như than đá.

Ông đã nhận được ủng hộ mạnh mẽ từ các hãng chế tạo thép. Chủ tịch Hội đồng quản trị của Cục quản lý thép Ấn Độ - ông Chandra Shekhar Verma cho rằng, đề xuất này “rất hay”, bởi vì Ấn Độ cần phải xuất khẩu những mặt hàng có giá trị cao chứ không phải là nguyên liệu thô.

Cũng theo ông Verma, cùng với việc tiêu dùng nội địa tăng thúc đẩy các hãng sản xuất thép của Ấn Độ tăng gấp đôi sản lượng năm lên 150 triệu tấn, các doanh nghiệp này trong 10 năm tới sẽ cần có nhiều quặng sắt hơn.

Nhưng một quan chức khác trong ngành cho rằng, ý tưởng cấm xuất khẩu là “liều lĩnh”, bởi vì phải xem xét đến những ảnh hưởng của nó đối với giá quặng sắt, vị trí của Ấn Độ tại Tổ chức thương mại thế giới cũng như cơ hội việc làm và thu nhập từ thuế của quốc gia này, nó không thể thực hiện được.

Tuy nhiên, một số người cho rằng, Ấn Độ nên sử dụng nguồn khoáng sản riêng của mình để xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết.

vitinfo

ĐỌC THÊM