Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ấn Độ hủy bỏ thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép

Tháng 2/2022, chính phủ Ấn Độ đã ra thông báo thu hồi thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ các nước trong đó có Trung Quốc, một động thái nhằm kiềm chế giá kim loại cao và thúc đẩy sản xuất trong nước. 

Bên cạnh đó, thuế chống trợ cấp (Countervailing duty - CVD) cũng đang được xóa bỏ vĩnh viễn đối với nhập khẩu một số sản phẩm thép không gỉ cán nóng và cán nguội từ Trung Quốc. Ngoài ra, đối với các sản phẩm như sản phẩm thép bán thành phẩm, loại phẳng và dài bằng thép không gì, hợp kim được cắt giảm thuế hải quan từ 10-12,5% xuống 7,5%.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nirmala Sitharaman cho biết “Một số biện pháp chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với các sản phẩm thép không gỉ và thép dẹt phủ; thanh thép hợp kim và thép tốc độ cao; thép hợp kim dạng thanh và que dài thẳng, đang được thu hồi vì lợi ích công cộng, do giá kim loại đang bị đẩy lên cao". Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (DNNVV) và các ngành công nghiệp sử dụng thép khác đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá thép bị đẩy tăng mạnh trong thời gian gần đây. Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sitharaman cho biết trong Bài phát biểu về Ngân sách của mình.

Các DNNVV đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ, các doanh nghiệp này đóng góp hơn 30% vào năng lực sản xuất và hơn 45% tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ. Giá thép tại Ấn Độ đã tăng tới 25% trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 12/2021, nguyên nhân chính là do giá toàn cầu tăng và giá nguyên liệu thô cao hơn, chủ yếu là quặng sắt. Các nhà xuất khẩu kỹ thuật đã yêu cầu chính phủ thực hiện các chính sách kể trên để kiểm soát giá thép cao.

Trước đó, kể từ ngày 18/10/2018, Ấn Độ đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép hợp kim dạng thanh và que có chiều dài thẳng, nhập khẩu từ Trung Quốc; các sản phẩm thép cán phẳng, được mạ hoặc phủ bằng hợp kim nhôm hoặc kẽm nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc. Ngày 25/9/2019, Ấn Độ cũng đã áp đặt thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép tốc độ cao không coban nhập khẩu từ Brazil, Trung Quốc và Đức.

Nguồn tin: Vinanet

ĐỌC THÊM