Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh mới đây đã bày tỏ rằng, ông hy vọng trong 25 năm tới, nền kinh tế Ấn Độ có thể đạt mức tăng trưởng 9% - 10% mỗi năm. Đây cũng là lần đầu tiên các quan chức Ấn Độ lại thể hiện mong muốn nền kinh tế tăng trưởng bền vững sau khi Bộ Tài chính Ấn Độ công bố kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách và dự thảo ngân sách tài chính nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế ở hai con số trong 4 năm tới. Trong một năm đầy khó khăn của nền kinh tế thế giới, xuất khẩu Ấn Độ sụt giảm đáng kể, nhu cầu nội địa cũng không mạnh. Để thúc đẩy kinh tế, từ tháng 12/2008 đến tháng 2/2009, chính phủ Ấn Độ đã 3 lần công bố một loạt các gói kích thích kinh tế với trị giá lên tới 40,26 tỷ USD, ngoài sự hỗ trợ dành cho các cơ quan xuất khẩu, chính sách kích thích đa số tập trung vào việc mở rộng chi tiêu chính phủ, giám nhẹ gánh nặng về thuế, cung cấp vốn vốn cho những người mua nhà, nâng đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các lĩnh vực khác như ngành dệt may.
Đồng thời chính phủ còn mở rộng việc tài trợ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa ra quy hoạch phát triển đường sá, cảng, sân bay, điện lực và khu khai thác kinh tế trong năm 2012. Ngân hàng trung ương Ấn Độ còn thông qua các biện pháp như hạ thấp lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các cơ quan tài chính để tăng tính thanh khoản của hệ thống tài chính, đồng thời mở rộng hạn ngạch thu hút vốn nước ngoài.
Hiện nay, sản xuất công nghiệp Ấn Độ đặc biệt là ngành chế tạo đã có chiều hướng tăng trưởng mạnh, xuất khẩu cũng xoay chuyển tình trạng sụt giảm trong 14 tháng liên tiếp. Các quan chức Ấn Độ dự đoán, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong năm tài khóa này sẽ đạt 7,2% - 7,5%, cao hơn mức 6,7% của năm tài khóa trước, quý IV/2010 có thể sẽ đạt tới 9%.
Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Pranab Mukherjee khi công bố dự thảo ngân sách tài chính năm tài khóa mới còn cho biết, Ấn Độ đã chịu tác động bởi cơn bão tài chính, nhưng hiện nay nền kinh tế đã bước vào giai đoạn hồi sinh ổn định.
Hai mươi năm trước, Thủ tướng đương nhiệm Manmohan Singh với thân phân là Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ khi đó đã tuyên bố một loạt các biện pháp cải cách. 20 năm qua, GDP của Ấn Độ đã tăng trưởng hơn 40 lần, dự đoán trong năm tài khóa này sẽ ước đạt 1330 tỷ USD; dự trữ ngoại tệ tăng đến 283,5 tỷ USD như mức hiện nay, Ấn Độ đã nhảy vọt trở thành nền kinh tế lớn thứ ba châu Á và là một trong “bộ tứ BRIC” dẫn đầu toàn thế giới về tốc độ tăng trưởng nhanh.
Để giảm thiểu con số bội chi ngân sách, chính phủ Ấn Độ dự định trong năm tài khóa mới sẽ huy động khoảng 8,66 tỷ USD tiền vốn bằng việc giảm sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp quốc doanh, đây là chương trình cắt giảm sở hữu lớn nhất kể từ khi chính phủ bắt đầu giảm sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp trong năm 1992 tới nay.
Để thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ còn đề xuất nâng cao sản lượng lương thực, giảm sự lãng phí khâu lưu thông hàng nông sản, hỗ trợ vốn cho các nông dân. Cũng theo ông Mukherjee, muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng 9% cần phải bảo đảm nông nghiệp tăng trưởng ít nhất phải đạt 4% trong năm.
Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, từ tháng 10/2008 đến tháng 4/2009, ngân hàng trung ương Ấn Độ đã hạ lãi suất mua lại từ 9% xuống còn 4,75%, quốc tế, lãi suất quỹ dự trữ tiền gửi ngân hàng thương mại giảm từ 9% xuống còn 5%, từ đó đã bơm khoảng 130 tỷ USD tiền vốn vào hệ thống nền kinh tế.
Chính phủ Ấn Độ còn kiên quyết cho rằng, chỉ cần thực hiện được mục tiêu tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế mới có thể giúp người dân Ấn Độ có được cuộc sống phồn vinh hơn. Sau khi tuyên bố dự thảo ngân sách tài chính mới, ông Mukherjee cũng bày tỏ với cánh báo chí rằng, chính phủ Ấn Độ có 3 mục tiêu cơ bản: Cần phải quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao, cần phải thúc đẩy tiến trình chỉnh đốn tài chính, cần phải thực hiện tăng trưởng mang tính dung nạp. Việc làm thế nào để kinh tế Ấn Độ duy trì được tăng trưởng tốc độ cao đang thử thách trí tuệ của chính phủ Ấn Độ.
JRJ