Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ảnh hưởng của tỷ giá và lãi suất đến giá thép

 Trong những ngày qua, giới nhập khẩu thép hồi hộp theo dõi tỷ giá USD biến động trên thị trường tự do.Tính đến chiều ngày 27/10/2010 tỷ giá USD  trên thị trường tự do đã đạt mức 20.200 VND/1USD.Như vậy, chênh lệch 700 VND/1USD so với  tỷ giá công bố của ngân hàng Vietcombank là 19.500 VND/USD .

Giá thép đã tăng lên theo tỷ giá trong những ngày qua, mức tăng có thể  tương ứng hoặc thấp hơn so mức tăng tỷ giá.Vậy thực tế mức tăng  mà tỷ giá gây ra tương ứng với giá thép là bao nhiêu?.

Để tính được mức tăng này chúng ta cần biết giá nhập khẩu của các lô hàng thép gần đây.Trong 1 tháng  trở lại đây, giá thành nhập khẩu nằm ở mức khoảng 510 USD/tấn( hàng loại 2) đến mức 630 USD cho các loại hàng HRC cuộn mỏng( từ 3mm trở xuống).Có rất nhiều lô hàng nhập khẩu nằm ở mức 580 USD-600 USD/tấn.Vì vậy, giá nhập khẩu trung bình chúng ta tạm tính ở mức 590 USD/tấn.Với giá này khi nhập về doanh nghiệp thép phải trả cho phía nước ngoài thông qua ngân hàng mở L/C là 590 USD/tấn.Doanh nghiệp thép  nhận nợ  bằng USD với ngân hàng mở L/C. trong thời điểm tỷ giá công bố là 19.500 và tỷ giá tự do xấp xỉ 19.500. Như vậy mỗi tấn thép DN  sẽ nợ ngân hàng 590 USD.Giả sử trong thời gian 1 tháng doanh nghiệp chưa bán được hàng và trong thời gian này xẩy ra việc tăng tỷ giá.Tăng tỷ giá có thể do nhà nước điều chỉnh hoặc tỷ giá tự do tăng với mức tăng hiện nay là 700 VND/tấn.Tỷ giá ngân hàng vẫn có thể ở mức 19.500( tăng nếu do nhà nước điều chỉnh).Nhưng DN khi thanh toán vẫn phải thanh toán  mức 19.500+ phí( tạm tính 550 vnd)  gần tương đương USD tự do.

-Giá thành 1 tấn thép khi chưa tăng tỷ giá  590 USDx19.500=11.505.000 VND/tấn(chưa có VAT +phí làm hàng)

-Giá thành 1 tấn thép khi tăng tỷ giá ( tạm tính 550 đồng) là 590 USDx 20.050=11.829.500 vnd/tấn (chưa có VAT +phí làm hàng)

-Như vậy chênh lệch trong giá thành thép là 324.500 vnd/kg.

Mức chênh lệch trên sẽ tăng giảm tuỳ theo giá nhập khẩu của từng lô hàng thép nên giá thành tương ứng phải tăng trên mỗi ký thép ở khoảng hơn 300 đ/kg.Tuy nhiên, mức tăng giá thực tế trên thị trường còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như lượng hàng tồn, nhu cầu tiêu thụ…vv

Khi tỷ giá giảm, nếu tỷ giá do nhà nước công bố giảm thì DN thép sẽ được thanh toán với ngân hàng theo tỷ giá giảm mới .Nếu tỷ giá USD tự do giảm so với tỷ giá công bố thì DN vẫn phải thanh toán theo tỷ giá công bố.Doanh nghiệp có thể mua USD tự do để thanh toán cho  ngân hàng nhưng lượng USD tự do có đủ cung cho thị trường hay không là một chuyện khác.  

Giả sử trong thời gian 1 tháng doanh nghiệp chưa bán được hàng thì lãi suất được tính trên giá trị vay là số tiền nợ x lãi suất.Với lãi suất trung bình hiện nay vào khoảng 14%/năm.Mức tăng trên giá trị hàng hoá mỗi tháng là: Tạm tính trị giá hàng hoá  hiện nay là 13.000 VND/kg x0,14/12= 151 vnd/kg. Như vậy, sau mỗi tháng hàng còn nằm tại kho doanh nghiệp sẽ phải trả 150 vnd/kg và tương ứng với khoảng 40vnd/kg/tuần. Trên mỗi kg hàng DN thép có khoảng 35% vốn tự có của doanh nghiệp với cơ sở tính toán ngân hàng cho vay dựa trên tỷ lệ 70/30 giá trị trước thuế.Tuy nhiên số vốn này Dn cũng phải tính toán hiệu quả kinh doanh thấp nhất là bằng với lãi suất ngân hàng.

Bên trên chỉ cơ sở tính toán chung của satthep.net.Mỗi DN sẽ tuỳ tình hình cụ thể về giá nhập khẩu và lãi suất để tính toán cho giá thành đầu ra.

Nguồn:Satthep.net

Độc giả có thể gửi ý kiến, nhận xét, bày tỏ quan điểm của mình đối với tin tức này bằng cách bấm vào nút "Ý kiến Của bạn"

ĐỌC THÊM