Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ba trọng bệnh của kinh tế châu Âu

Kinh tế Liên minh châu Âu (EU) cũng như kinh tế Khu vực đồng euro (Eurozone) chưa thể nhanh chóng phục hồi vì vẫn đang mắc phải ba căn bệnh là khủng hoảng nợ, tỷ lệ thất nghiệp và thâm hụt ngân sách cao.

Theo “Báo cáo tình hình kinh tế” do Hội đồng EU đưa ra ngày 27/12, về tăng trưởng GDP, Đức và Pháp là hai nền kinh tế khởi sắc hơn trong năm qua. GDP của Đức năm 2010 tăng 3,7% và Pháp 1,6%, trong khi những nước đang chìm sâu trong khủng hoảng nợ nần vẫn không thể ngoi lên được. Dự đoán tăng trưởng GDP năm 2010 của Hy Lạp có thể là -4,2%, của Ireland là -0,2%.

Về thâm hụt ngân sách, hầu hết các nước EU đều ở trong tình trạng báo động. Dự kiến, thâm hụt ngân sách của toàn EU năm 2010 là 6,8% GDP, của Eurozone 6,3% (trong đó, Đức thâm hụt 5%, Pháp 8%, Anh 12%, Ireland 11,7%, Italia 5,3%, Hy Lạp 9,3%, Bồ Đào Nha 8,5%, Tây Ban Nha 9,8%...) cao hơn rất nhiều so với quy định là 3%.

Về nợ nần, tổng số nợ năm 2010 của EU chiếm 79,1% GDP và nợ của các nước Eurozone chiếm tới 84,1% GDP, vượt xa con số quy định là 60%. Cuộc “khủng hoảng nợ” bắt nguồn từ các nước Hy Lạp, Ireland hiện đang có nguy cơ lan sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia và bao trùm toàn châu Âu, buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu phải “tung phao cứu sinh”. Số liệu điều tra cho biết tổng số nợ của ba nước Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha đã lên tới 1.000 tỉ euro. Các nhà kinh tế cho rằng cuộc khủng hoảng nợ chắc chắn sẽ tác động xấu tới thị trường tiền tệ châu Âu và nếu không tiến hành các phương án cứu trợ khẩn cấp, khả năng tan vỡ của Eurozone cao tới …100%. Bởi vậy, Eurozone buộc phải thiết lập quĩ cứu trợ khẩn cấp tới 750 tỉ EUR, cấp cho Ireland 85 tỉ euro, cho Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha mỗi nước 23 tỉ euro.

Về thất nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp năm 2010 của toàn EU dự kiến lên tới 9,6% và của Eurozone tới 10,1%.

Trước tình hình ba căn bệnh trên vẫn còn nghiêm trọng nghiêm trọng, các vị lãnh đạo EU liên tiếp hội họp để tìm kiếm phương thuốc hữu hiệu chữa trị ba căn bệnh trên.

Ngày 18/6/2010, các nhà lãnh đạo EU họp tại Brussels và đề chiến lược phát triển 10 năm, được gọi là ”Chiến lược châu Âu tới năm 2020”, trong đó nhấn mạnh ba nội dung trọng điểm sau đây: 1- lấy tri thức và sáng tạo làm cơ sở cho “tăng trưởng trí tuệ”; 2- lấy phát triển “Kinh tế xanh” và nâng cao sức cạnh tranh làm “tăng trưởng bền vững”; 3- lấy tăng thêm việc làm và hòa hợp xã hội làm “tăng trưởng hài hòa”.

Ngày 28/10, các nhà lãnh đạo EU lại đưa ra “Mười biện pháp lớn chấn hưng công nghiệp” và ngày 10/11 họ lại tiếp tục đưa ra “Chiến lược phát triển năng lượng mới”, trong đó hứa hẹn đầu tư 1.000 tỉ euro cho chương trình này.

Cùng với các biện pháp chiến lược trên, các nhà lãnh đạo EU cũng nhất trí kể từ năm 2011 sẽ tiến hành thiết lập 4 cơ quan quản lý tiền tệ mới trực thuộc Cơ quan quản lý tiền tệ châu Âu, đồng thời tăng quyền cho cơ quan này như có quyền phế truất cơ quan quản lý tiền tệ nước thành viên nếu thấy cần thiết và trực tiếp chỉ đạo các cơ quan quản lý tiền tệ liên quan. Ngoài ra, trong hội nghị thượng đỉnh hai ngày từ 16/12 tới 17/12/2010, các nhà lãnh đạo châu Âu cũng nhất trí sửa lại một số điểm trong “Hiệp ước Lisbon” để lập một “phòng tuyến ngăn chặn” khủng hoảng tiền tệ.

Tuy nhiên, do mắc bệnh nghiêm trọng, kinh tế châu Âu “chưa thể sớm xuất viện”. “Báo cáo tình hình kinh tế” của Hội đồng EU ngày 27/12 dự kiến tăng trưởng GDP năm 2010, 2011 và 2012 của EU lần lượt là 1,8%, 1,7% và 2% và của Eurozone lần lượt là 1,7%, 1,5% và 1,8%. Đức là nước có kinh tế sáng sủa nhất, nhưng GDP năm 2011 của nước này chỉ tăng trưởng 2,2%, Pháp 1,6%, Ireland - 0,2%, Hy Lạp -3%, Tây Ban Nha -1%..., thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng của các nước Mỹ, Nhật Bản, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ.

Nguồn: Tamnhin

ĐỌC THÊM