Bạn đã từng thấy rất nhiều người thành danh trong kinh doanh. Bạn ước mơ mình cũng sẽ thành đạt như họ nhưng lại rụt rè khi thấy những người đã từng “thân bại danh liệt” khi dấn thân vào thương trường. 1. Hiểu rằng mục tiêu của kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận Ai cũng có một sở thích của riêng mình, đôi lúc sở thích đó có thể kiếm được chút tiền. Chẳng hạn như ai đó yêu trẻ nhỏ và thích được dạy học thì việc đi dạy thêm có thể đem lại cho họ chút thu nhập nhưng với họ tiền không quan trọng bằng sở thích. Với kinh doanh thì khác, cho dù kinh doanh có là sở thích của bạn hay không thì mục tiêu đầu tiên của kinh doanh là phải tìm kiếm lợi nhuận. Tất nhiên cũng có ai đó kinh doanh đồng nghĩa với việc làm ra lợi nhuận là sở thích của họ. 2. Suy nghĩ cho bản thân, không để cho ai nghĩ thay mình Đừng tìm đến các chuyên gia tư vấn ngay khi bạn gặp khó khăn. Hãy dành thời gian để tự mình tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề sau đó tự mình đưa ra quyết định cuối cùng. Sau đó tìm đến các chuyên gia như một sự kiểm chứng và tham khảo mà thôi. Hãy nhớ rằng tự mình suy nghĩ một vấn đề sẽ cho phép bạn biết chính xác những gì bạn muốn có và làm thế nào để có được nó. 3. Suy nghĩ chiến lược hơn về các hoạt động kinh doanh của mình Đừng tham gia vào bất cứ công việc nào mà chưa xác định được chính xác những gì bạn nhận được từ những hoạt động đó. Hãy suy nghĩ về những gì nhận được trước khi quyết định bất cứ hành động nào. 4. Hiểu được những gì bạn cần Đó là sự cần thiết để kết nối hoạt động kinh doanh của bạn và sự kết nối đó sẽ tạo ra lợi nhuận. Bạn kết nối với các khoản lợi nhuận như thế nào? Tất cả đòi hỏi sự hiểu biết về ranh giới lợi nhuận, dòng tiền, lợi thế cạnh tranh, mục tiêu bán hàng và các nhân tố quyết định lợi nhuận… Lợi nhuận nhỏ khi kết nối với nhau sẽ tạo thành những khoản lợi nhuận lớn hơn. 5. Có tư duy kinh doanh tức là hiểu được chiến lược và thực thi nó Thường chúng ta có khuynh hướng tập trung vào những nhiệm vụ thường nhật, giải quyết các vấn đề ngắn hạn và thực thi các chiến thuật tiếp thị. Đó không phải là sự tương thích tốt nhất đối với hoạt động kinh doanh của chúng ta. Chiến lược bản thân nó liên quan tới những gì ở phía trước, nhìn vào nơi nào chúng ta sẽ đi và làm thế nào để tới được đó. Bằng cách ấy, hãy tự đặt ra câu hỏi: “Nhiệm vụ này có thích hợp với các mục tiêu tương lai của công ty cũng như với mục tiêu của chính bản thân mình trong tương lai?”. 6. Có tư duy kinh doanh tức là mở rộng cánh cửa để đa dạng hoá các nguồn thu nhập và các hoạt động kinh doanh Một nữ doanh nhân thành công đã từng nói rằng: “Tôi có một hoạt động kinh doanh mà tôi thực sự đam mê mặc dù nó không tạo ra nhiều lợi nhuận và tôi điều hành nó. Tôi có một hoạt động kinh doanh khác tạo ra rất nhiều lợi nhuận và tôi thuê một ai đó điều hành”. Vấn đề ở đây là bạn không phải “bỏ tất cả trứng vào một rổ” - đó là một phần của việc có được tư duy kinh doanh tốt. 7. Có tư duy kinh doanh tức là biết được cảm xúc của bạn sẽ gắn chặt với các hoạt động kinh doanh Việc biết được cảm xúc có mối liên hệ ra sao với các hoạt động kinh doanh sẽ cho phép bạn vượt qua những rào cản cá nhân đang ngăn trở bạn. Bạn sẽ làm những gì bạn nói rằng bạn sẽ làm cũng như những gì bạn muốn làm. Một nhà chiến lược tốt sẽ chào đón các thay đổi và biến nó thành một cơ hội mới. Nhanh chóng phản ứng với những gì không mong đợi và đương nhiên là không thể thiếu một tư duy kinh doanh tuyệt vời. Dân trí
- Daily: Bảng giá HRC & CRC
- Bản tin VIP
- Monthly: Tổng hợp thép thế giới
- Daily:Tin thế giới
- Dailly: Bản tin dự báo hàng ngày
- Weekly:Dự báo xu hướng thép Thế giới
- Weekly:Dự báo xu hướng thép TQ
- Dailly:Giá Trung Quốc
- Weekly: Tổng hợp tin tức tuần
- Weekly:Bản tin thép xây dựng
- Dailly:Giá chào xuất nhập khẩu
- Daily:Giá thế giới
- Dailly:Hàng cập cảng
- Weekly:Thị trường thép Việt Nam
- Daily:Điểm tin trong ngày
- Monthly:Tổng hợp thị trường thép TQ
- Tin Tức
- Kinh Doanh
- Kinh tế
- Chuyên ngành thép
- Danh bạ DN