Giá thép tăng mạnh hơn sau lễ Quốc tế lao động vừa qua nhờ sức mua cải thiện giúp tồn kho thép giảm nhanh. Tâm lý các nhà đầu tư lạc quan đẩy giá giao kỳ hạn tăng, hỗ trợ giá trong và ngoài nước.
Nhu cầu tiêu thụ tăng, thể hiện qua tồn kho thép cây giảm 21% so với mức đỉnh 5 năm giữa tháng 3 xuống 7.69 triệu tấn vào ngày 20/4. Tồn kho giảm đều cho thấy nhu cầu tiêu thụ đang tăng trưởng dù chậm hơn bình thường dựa vào cuộc họp Quốc hội hằng năm diễn ra tháng qua theo sau tết Nguyên đán tháng 2.
Trên sàn giao kỳ hạn, hợp đồng thép cây kỳ hạn tháng 10 đã chốt tăng 134 NDT/tấn (3.7%) lên 3.727 NDT/tấn. Tương tự, hợp đồng HRC kỳ hạn cũng tăng 103 NDT/tấn lên 3.801 NDT/tấn. Theo đó, giá thép giao ngay trong nước hưởng ứng, với thép cây tăng 180 NDT/tấn so với cuối tuần trước lên mức cao mới 6 tuần là 4.050-4.060NDT/tấn (636-638 USD/tấn) xuất xưởng còn HRC tăng 105 NDT/tấn lên 4.200-4.210 NDT/tấn (60-661 USD/tấn).
Giá trong nước tăng mạnh hậu thuẫn cho thị trường xuất khẩu, với một số tăng giá chào bán thêm 5-10 USD/tấn trong khi số còn lại giữ giá để chờ xem tình hình rõ ràng hơn. Chào giá thép cây tăng lên 550-560 USD/tấn FOB và HRC thương phẩm vào tầm 590-600 USD/tấn FOB giao tháng 7.
Tháng 4- tháng 5 là thời điểm tiêu thụ từ ngành xây dựng mạnh nhất nên giá cả sẽ tiếp tục tăng trưởng dù chậm. Tuy nhiên, biên độ tăng không cao và biến động dựa vào các áp lực sản lượng thép gia tăng sau chính sách cắt giảm mùa đông và căng thẳng thương mại. Dự báo giá dao động vào tầm 600-610 USD/tấn FOB cho tới gần cuối tháng 5.
Từ cuối tháng 5 tới kết thúc Q2, sức mua rơi vào mùa thấp điểm do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều. Nguồn cung cũng tăng mạnh do các nhà máy đã hoàn thành chương trình cắt giảm mùa đông nên đẩy công suất kiếm lời. Sự cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu cũng cao do chính sách thuế của Mỹ. Đó là những yếu tố chính gây áp lực cho giá, song với chính sách cân bằng cung-cầu chính phủ giúp giá không giảm quá sâu, về mức 570-580 USD/tấn FOB.