Giá thép vẫn đang trên đà tăng nhờ tâm lý thị trường lạc quan về triển vọng tiêu thụ trong mùa xuân. Tuy nhiên, xu hướng giá còn bất ổn do chênh lệch giá chào bán và chào mua còn nhiều.
Nhu cầu tiêu thụ bắt đầu tăng dần từ cuối tháng 3, thể hiện qua số liệu tồn kho thép giảm đều qua các tuần. Tồn kho thép cây đã giảm 21% so với mức đỉnh 5 năm giữa tháng 3 xuống 7.69 triệu tấn vào ngày 20/4. Điều này chứng tỏ nhu cầu tiêu thụ đang tăng trưởng dù chậm hơn bình thường dựa vào cuộc họp Quốc hội hằng năm diễn ra tháng qua theo sau tết Nguyên đán tháng 2.
Sức mua cải thiện, tồn kho thép giảm và giá giao kỳ hạn tăng mạnh những ngày qua hỗ trợ giá giao ngay. Giá thép cây tiếp tục nhích 20 NDT/tấn lên 4.060-4.080 NDT/tấn trong khi HRC giảm nhẹ 5 NDT/tấn xuống 4.200 NDT/tấn xuất xưởng có thuế.
Thị trường nội địa mạnh cũng hỗ trợ cho thị trường xuất khẩu, giúp các nhà máy giữ giá chào bán ở mức mới. Người mua cũng đã bắt đầu tăng giá chào mua dù còn chậm. Chênh lệch cao giữa người bán và người mua dẫn tới không có đơn hàng được chốt. Chào giá thép cây hiện tại tầm 565 USD/tấn FOB còn HRC thương phẩm vào tầm 590-615 USD/tấn FOB giao tháng 6.
tháng 4-tháng 5 vốn là thời điểm tiêu thụ từ ngành xây dựng mạnh nhất nhưng sức mua phục hồi chậm nên dự báo sẽ sôi nổi hơn trong tháng 5, hỗ trợ giá tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, biên độ tăng không cao và biến động dựa vào các áp lực sản lượng thép gia tăng sau chính sách cắt giảm mùa đông và căng thẳng thương mại. Dự báo giá dao động vào tầm 600-610 USD/tấn FOB cho tới gần cuối tháng 5.
Từ cuối tháng 5 tới kết thúc Q2, sức mua rơi vào mùa thấp điểm do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều. Nguồn cung cũng tăng mạnh do các nhà máy đã hoàn thành chương trình cắt giảm mùa đông nên đẩy công suất kiếm lời. Sự cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu cũng cao do chính sách thuế của Mỹ. Đó là những yếu tố chính gây áp lực cho giá, song với chính sách cân bằng cung-cầu chính phủ giúp giá không giảm quá sâu, về mức 570-580 USD/tấn FOB.