Giá thép nội địa Trung Quốc quay đầu giảm trở lại, do nghi ngờ về sự tuân thủ nghiêm ngặt của các nhà máy đối với việc cắt giảm sản lượng bắt buộc vì mục tiêu phát thải carbon của Chính phủ. Bên cạnh đó, tâm lý thị trường cũng yếu do lo ngại về sự bùng phát của biến thể Delta coronavirus ở Trung Quốc và chỉ số PMI sản xuất Caixin của Trung Quốc đã chạm mức thấp nhất trong 16 tháng.
Các đợt bùng phát COVID mới đã được báo cáo ở nhiều địa điểm hơn ở Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại trên thị trường về tính dễ bị tổn thương của nước này đối với biến thể Delta rất dễ lây lan của coronavirus.
Chỉ số PMI sản xuất theo Caixin của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 16 tháng do lũ lụt lớn, sự gia tăng các trường hợp COVID-19 và tình trạng thiếu điện ở một số thành phố đã ảnh hưởng đến sản lượng và đơn đặt hàng mới. Do đó, tâm lý thị trường bị ảnh hưởng khi hợp đồng thép cây giao tháng 10 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa ở mức 5,414 NDT/tấn (837 USD/tấn), giảm 323 NDT/tấn so với ngày trước. HRC kỳ hạn tại Thượng Hải giảm 389 NDT/tấn, tương đương 6.3%, xuống mức 5,780 NDT/tấn.
Trên thị trường xuất khẩu, Jiangsu Shagang đã điều chỉnh giá chào bán đối với thép cuộn SS400 xuống 985 USD/tấn FOB Zhangjiagang, giảm 15 USD/tấn so với ngày 26/7. Chào bán của Trung Quốc rất khan hiếm trong thời gian gần đây.
"Những chào bán của Trung Quốc giờ không còn ý nghĩa gì nữa", một thương nhân ở TP. Hồ Chí Minh cho biết. "Họ đã không xuất khẩu sang Việt Nam trong một thời gian dài." Tuy nhiên, vật liệu SS400 của Trung Quốc có thể tìm được người mua ở Châu Mỹ, nơi giá cao hơn nhiều, và cũng như một số nhà máy Trung Quốc sẵn sàng sản xuất các kích cỡ mà ít nhà máy khác có được.
Trên thị trường thép cuộn cán lại, giá chào hàng của Ấn Độ từ ArcelorMittal Nippon Steel đã tăng 10 USD/tấn lên 940 USD/tấn CFR Việt Nam, mặc dù không có chào mua nào. Nguyên liệu từ SAIL đã được chào bán với giá 910 USD/tấn CFR Việt Nam, nhưng các điều khoản thanh toán của nhà máy không được chấp nhận dễ dàng. Thép cuộn Nippon Nhật Bản được báo giá ở mức 1,010-1,020 USD/tấn CFR Việt Nam.
Trong khi đó, hãng tin Bloomberg cho biết Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc áp thêm thuế đối với hoạt động xuất khẩu thép với mức thuế suất dự kiến từ 10-25% và danh mục các sản phẩm thép xuất khẩu bị áp thuế sẽ bao gồm cả thép cuộn cán nóng (HRC). Dự kiến việc áp thuế này có thể được triển khai trong quý 3 tới đây. Thông tin chi tiết về kế hoạch này chưa được Chính phủ Trung Quốc công bố.
Việc áp thêm thuế xuất khẩu đối với nhiều sản phẩm thép được xem là động thái mới nhất của Chính phủ Trung Quốc trong việc kìm giữ giá thép nội địa cũng như kiểm soát sản lượng thép thô của nước này trong năm nay tương đương với mức của năm 2020.
Nhìn chung, hành động của chính phủ không khuyến khích xuất khẩu, vì vậy sẽ có nhiều thép ở lại thị trường nội địa. Tuy nhiên, điều này sẽ không áp lực cho giá trong nước vì chính sách cắt giảm sản xuất cuối năm và nhu cầu mạnh về cuối năm. Trong khi đó, việc phân bổ xuất khẩu giảm sẽ hỗ trợ giá. Nhu cầu tiêu thụ phục hồi cũng sẽ phục hồi vào tháng 9 khi điều kiện thời tiết tốt hơn. Dù vậy, giá cũng biến động trước áp lực bùng phát làn sóng nhiễm biến thể Delta coronavirus và mục tiêu hạ nhiệt giá hàng hóa, đặc biệt là quặng sắt của Chính phủ. Giá duy trì trên 900 USD/tấn CFR Việt Nam và tăng vào tháng 9 lên 980-1,000 USD/tấn CFR Việt Nam.