Giá cả nội địa tiếp tục giảm nhẹ do áp lực tồn kho tăng, song nhìn chung tâm lý thị trường lạc quan về triển vọng giá ngắn hạn dựa vào mùa tiêu thụ cao điểm truyền thống và giá nguyên liệu thô cao.
Tại thị trường giao ngay, giá thép cây giảm 5 NDT/tấn xuống 3,795 NDT/tấn (555 USD/tấn) trong khi HRC giảm 20 NDT/tấn xuống 3,995 NDT/tấn (584 USD/tấn) xuất xưởng có thuế.
Tại thị trường xuất khẩu, chào giá thép cây tăng lên 485 USD/tấn FOB trong khi chào giá HRC thương phẩm ổn định sau khi gia tăng tuần trước. Các nhà máy không chấp nhận bán dưới 520 USD/tấn FOB vì giá đang trong xu hướng tăng trưởng và đồng NDT tăng giá nên họ không mún bị lỗ. Chào giá phổ biến 535-540 USD/tấn FOB giao tháng 10 cho HRC thương phẩm. Chào giá HRC thương phẩm tới Việt Nam tăng lên 535 USD/tấn CFR trong khi chào giá HRC SAE được nghe mức 545-550 USD/tấn CFR giao tháng 10. Người mua Việt Nam đang yên tĩnh sau khi chốt các đơn hàng ở mức 540-545 USD/tấn CFR từ Trung Quốc và Đài Loan và xem xét sự sụt giảm hiện tại ở thị trường trong nước Trung Quốc.
Nhìn chung, thị trường tháng 9-tháng 10 sẽ tiếp tục bị chi phối bởi các yếu tố hỗ trợ lẫn áp lực song vào mùa cao điểm nên giá chủ yếu theo xu hướng tăng trưởng. Những nhân tố hỗ trợ có thể kể đến là tâm lý thị trường lạc quan về triển vọng ngắn hạn, chính sách kích thích của Chính phủ nửa cuối năm, giá quặng sắt cao, chi phí đầu vào cao và nhu cầu tiêu thụ tăng khi hoạt động kinh tế được phục hồi dần sau khi kết thúc mùa mưa. Nửa cuối năm nay cũng sẽ chứng kiến sự phục hồi do cầu tiêu thụ thép bị dồn nén lâu nay và Chính phủ đang dồn hết mọi nỗ lực để hỗ trợ cơ sở hạ tầng. Vệc nới lỏng tín dụng của Trung Quốc cho các doanh nghiệp cũng giúp tăng thanh khoản tại các nhà máy, cộng với giá nguyên liệu thô cao và cắt giảm sản xuất trong nước sẽ ngăn việc cắt giảm giá.
Song, giá cũng sẽ chịu áp lực từ nguồn cung thép ghi nhận ở mức kỷ lục vào tháng 7 dấy lên lo ngại dư cung trên thị trường. Dịch bệnh vẫn đang gây khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu, tác động tới nhiều mặt và làm suy yếu thị trường. Các khu vực dọc theo sông Dương Tử và sông Hoài như Hồ Bắc, An Huy, Giang Tây và Giang Tô tiếp tục chiến đấu với lũ lụt nghiêm trọng không có hồi kết, đe dọa sẽ làm gián đoạn sự nối lại hoạt động các công trình xây dựng sau mùa mưa và đỉnh điểm vào tháng 9.
Quan hệ thương mại Mỹ-Trung bất ổn khiến thế giới lo lắng về kiểu chiến tranh lạnh mới. Tâm lý thị trường sẽ còn bấp bênh với cuộc chiến chưa có hồi kết này.
Do đó, dự báo xu hướng giá sẽ biến động song chung là tăng trưởng tới tháng 10, phạm vi dao động tầm 530-550 USD/tấn FOB.