Giá cả tăng trở lại trong ngày hôm qua nhờ việc cắt giảm sản xuất tăng cường trong nước trong bối cảnh tiêu thụ bước vào mùa cao điểm truyền thống – mùa thu.
Cụ thể:
_ Ba nhà máy thép xây dựng lớn ở tỉnh Giang Tô sẽ mở rộng cắt giảm sản lượng lên 30% trong thời gian còn lại của tháng 9, một nhà máy tư nhân đóng cửa cả 3 lò cao trong thời gian còn lại của tháng. Các nhà máy lò điện hồ quang ở Giang Tô cắt giảm sản lượng tới 70% trong tháng.
_ Một số nhà máy tỉnh Chiết Giang lên kế hoạch tăng cắt giảm sản lượng lên 50% vào tháng 9.
_Các nhà máy ở tỉnh Sơn Đông đang có kế hoạch cắt giảm sản lượng 350,000 tấn thép xây dựng trong tháng 9 và tháng 10.
Các nhà máy thành viên của Hiệp hội sắt thép Trung Quốc (CISA) đã giảm nhẹ sản lượng thép thô xuống còn 2.0449 triệu tấn/ngày trong thời gian từ 1-10/9. Sản lượng hàng tuần đối với 5 sản phẩm thép chính của Trung Quốc là thép cây, thép cuộn dây, (HRC, CRC và thép tấm giảm 370,000 tấn, tương đương 3.6%, xuống 9.78 triệu tấn so với tuần trước.
Giá HRC Q235B tại Thượng Hải tăng 50 NDT/tấn lên 5,800 NDT/tấn. HRC kỳ hạn tháng 1 tăng 0.98% lên 5,743 NDT/tấn. Giá thép cây HRB400 20mm tại Thượng Hải tăng 100 NDT/tấn lên 5,560 NDT/tấn do giao dịch suôn sẻ. Giá thép cây giao sau tháng 1 tăng 0.84% lên 5,541 NDT/tấn.
Trên thị trường xuất khẩu, cả người bán và người mua đều im lặng trong bối cảnh thị trường không chắc chắn. Vẫn có những rủi ro rằng Trung Quốc có thể áp thuế xuất khẩu thép nhiều hơn, vì vậy hầu hết các nhà máy miễn cưỡng chịu hoàn toàn trách nhiệm khi đàm phán với người mua đường biển, đồng thời cho biết thêm rằng việc chào hàng không cạnh tranh và vận chuyển hàng hóa cao là những yếu tố khác hạn chế xuất khẩu thép cuộn của Trung Quốc .
Một giao dịch tấm SS400 của Trung Quốc đã được chốt 950 USD/tấn cfr tại Việt Nam trong tuần này.
Người mua Hàn Quốc chuyển sang mua trong nước hoặc từ các nhà máy Nhật Bản vì giá của họ cạnh tranh và họ có thể vận chuyển nhanh hơn so với các nhà máy Trung Quốc. Người mua Nam Mỹ cũng im lặng. Nhu cầu từ Đông Nam Á vẫn đang bị kìm hãm bởi các đợt đóng cửa nghiêm ngặt.
Nhìn chung, yếu tố cơ bản hỗ trợ giá thép Trung Quốc tới cuối năm là cắt giảm sản xuất. Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu sản lượng 2021 bằng hoặc thấp hơn mức năm 2020 trong khi sản lượng nửa đầu năm đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái, nên sẽ tăng cường cắt giảm sản lượng nửa cuối năm. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng tăng cường chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế trước những ảnh hưởng từ dịch covid-19, tạo tâm lý tốt cho thị trường thép. Nhu cầu tiêu thụ cũng thường tăng vào nửa cuối năm vì ngành xây dựng tốt. Những yếu tố trên sẽ giúp giá duy trì ở mức cao.
Tuy nhiên, thị trường thép nội địa Trung Quốc cũng áp lực từ các chỉ số kinh tế vĩ mô giảm, nguồn cung tăng nội địa bù đắp việc cắt giảm sản xuất do sự hạn chế xuất khẩu, trong khi thị trường xuất khẩu chậm do dịch bệnh covid 19 vẫn phức tạp tại các thị trường Châu Á. Chính phủ đang tập trung vào giảm nợ và hạ nhiệt giá hàng hóa nên sẽ không có sự tăng trưởng mạnh nào về giá thép.
Giá cả trong nước ngắn hạn tới đầu tháng 10 sẽ biến động song tăng trưởng, do người mua sẽ tăng cường đặt hàng trước các kì nghỉ lễ dài ngày sắp tới là Trung Thu (19-20/9) và Quốc khánh (1-7/10). Giá thép cây và HRC giao ngay dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 300 NDT/tấn.
Trong khi đó, chào giá xuất khẩu cũng sẽ tăng về lại tháng 10-tháng 11 với sự hỗ trợ từ than cốc tăng mạnh, phí vận tải đường biển tăng, lượng phân bổ xuất khẩu hạn chế, nhu cầu vào mùa cao điểm trong nước nên các nhà máy không cần phải hạ giá trong khi thị trường Đông Nam Á cũng dần mở cửa trở lại để giảm thiểu thiệt hại kinh tế. Do đó, dự kiến giá chào xuất khẩu thép cuộn HRC SAE Trung Quốc về Việt Nam sẽ tăng trong tháng 10-tháng 11, lên khoảng 1,000-1,100 USD/tấn cfr Việt Nam.