Giá vẫn suy yếu do áp lực tiêu thụ chậm trong khi nguồn cung cao dẫn tới lượng tồn kho gia tăng dù đã bước vào mùa cao điểm truyền thống. Điều này khiến tâm lý thị trường u ám và các nhà máy chọn cách tiếp tục giảm giá để kích cầu.
Hợp đồng thép cây kỳ hạn tháng 1/2020 chốt giảm thêm 0.3% xuống 3.388 NDT/tấn. Tại thị trường giao ngay, thép cây ổn định mức 3.705 NDT/tấn (523 USD/tấn) trong khi HRC giao ngay giảm 25 NDT/tấn xuống 3.590 NDT/tấn (506 USD/tấn) xuất xưởng có thuế.
Trong khi đó, tại thị trường xuất khẩu, các nhà máy tiếp tục giảm nhẹ chào giá để kích cầu trong bối cảnh người mua xa lánh. Chào giá HRC thương phẩm giảm xuống mức 455-465 USD/tấn FOB giao tháng 10-tháng 11. Các chào giá HRC SAE tiếp tục khan hiếm trong tuần.
Nhìn chung, giá thép vẫn chịu ảnh hưởng chính từ vấn đề cung-cầu. Mỹ-Trung đang chuẩn bị cho cuộc tái đàm phán thương mại vào tháng 10, song điều này có thể không ảnh hưởng nhiều tới giá thép Trung Quốc. Một thương nhân Thượng Hải cho biết, Đàm phán Mỹ-Trung là vấn đề dàn hạn nên ảnh hưởng tới thị trường thép không rõ. Vấn đề cung-cầu mới là tác nhân chính ảnh hưởng tới giá thép, do đó, đơn hàng rất quan trọng.
Còn về vấn đề cắt giảm sản xuất trước Quốc khánh đầu tháng 10 thì vừa hỗ trợ vừa gây áp lực cho giá do bên cạnh cắt giảm nguồn cung thì vấn đề vận chuyển hàng hóa, xây dựng cũng sẽ bị đình trệ để đảm bảo cho không khí trong lành. Do đó, dự báo giá sẽ còn áp lực tới cuối tháng 9 trước khi cải thiện nhẹ vào tháng 10 khi hoạt động xây dựng rầm rộ hơn, lên mức 500 USD/tấn FOB cho thép cây và cuộn xuất khẩu.
Sang 2 tháng cuối năm, giá cả sẽ tiếp tục chịu áp lực từ nhu cầu tiêu thụ thấp do việc thanh lý tồn kho cuối năm, nguồn cung tăng cao sau mùa cao điểm và căng thẳng thương mại Trung-Mỹ nên dự báo sẽ suy yếu, trong khi được hỗ trợ phần nào bởi chính sách cắt giảm sản xuất. Giá sẽ giảm trở lại xuống mức thấp tầm 450-460 FOB về cuối năm.