Giá cả vẫn tăng trưởng trước kì nghỉ lễ lao động trong bối cảnh tâm lý lạc quan về các cắt giảm sản xuất tăng cường trong nước vào Q2 và nhu cầu mạnh trong mùa cao điểm, trong khi nguồn cung toàn cầu đang thiếu hụt và dịch bùng phát nghiêm trọng tại Ấn Độ có thể ảnh hưởng tới nguồn cung xuất khẩu của nước này vào thời gian tới.
Trên Sàn giao dịch Kỳ hạn Thượng Hải, hợp đồng giao dịch tháng 10 tăng ngày thứ sáu và chốt ở mức 5,752 NDT/tấn, tăng 15 NDT/tấn, tương đương 0.3% so với cùng kỳ. Hợp đồng đạt mức cao nhất kể từ khi hợp đồng ra mắt vào tháng 3/2014. Tại Thượng Hải, giá HRC Q235 5.5 mm giao ngay được đánh giá là 5,750 NDT/tấn xuất xưởng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, không đổi so với ngày trước.
Tại thị trường xuất khẩu, chào bán phổ biến duy trì ở mức 930-940 USD/tấn FOB cho lô hàng từ tháng 6 đến tháng 7, người mua Nam Mỹ được cho là có thể chấp nhận 935 USD/tấn FOB. Một số nhà máy chưa đưa ra chào bán mới cho lô hàng tháng 7, trong khi chờ sự rõ ràng về chính sách hoàn thuế xuất khẩu.
Một nhà máy lớn của Trung Quốc đã được báo cáo đang nhắm mục tiêu chào bán SAE 2mm ở mức 1,000 USD/tấn CFR và với chỉ báo mua cao nhất là 980 USD/tấn CFR từ một thương nhân, trong khi “những người dùng cuối khác vẫn đang do dự”, một thương nhân Việt Nam cho biết.
Tại Việt Nam, hoạt động thị trường khá trầm lắng trong bối cảnh chênh lệch giá chào bán- chào mua đang diễn ra. Một nhà máy Ấn Độ đã tăng giá chào bán ở mức 970 USD/tấn CFR cho 20,000 tấn HRC SAE giao tháng 6, sau khi nó được đặt trước ở mức 950 USD/tấn CFR vào cuối tuần trước.
Nippon Steel của Nhật Bản cho biết họ đã ngừng cung cấp cho lô hàng tháng 6 do nguồn cung thắt chặt hơn và sẽ chỉ chào hàng sau cho lô hàng tháng 7. Nhà máy dự kiến sẽ tiếp tục tăng giá chào bán, so với 1,000 USD/tấn CFR Đông Nam Á trước đây.
Giá vẫn đang trên đà tăng dựa trên các yếu tố sau:
_ Giả định mức hoàn thuế xuất khẩu cho HRC là 0.
_Nguồn cung HRC thế giới thiếu hụt trầm trọng.
_Gía nguyên liệu thô cao với quặng sắt trên 170 USD/ tấn, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.
_Chi phí vận chuyển cũng tăng gần 50% từ chi phí xăng dầu, thiếu container.
_Các chính sách kích thích kinh tế trong giai đoạn 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
_Cắt giảm sản xuất trọng tâm trong năm nay để đạt mục tiêu trung hòa cacbon.
Giá thép Trung Quốc tăng khó kiểm soát khi chính sách hoàn thuế chưa được công bố rõ ràng. Giá giữ ở mức cao trong bối cảnh thép toàn cầu thiếu hụt, giá tăng mạnh tại các thị trường Châu Âu, Mỹ trong khi giá nội địa Trung Quốc mạnh nên không áp lực hàng nhập khẩu. Nguồn cung thiếu hụt tại các khu vực Châu Âu, Mỹ dự kiến mở rộng qua hè. Trung Quốc đang thực hiện cắt giảm sản xuất trong nước nên sẽ tăng thuế xuất khẩu để hạn chế xuất khẩu ra các thị trường ngoài nước, tập trung bán vào thị trường nội địa. Điều này sẽ còn giữ giá ở mức cao hết Q2.
Tuy nhiên, mức giá cao hiện tại sẽ rủi ro điều chỉnh giảm nhẹ vào hè vì khả năng Trung Quốc chỉ cắt giảm hoàn thuế xuất khẩu HRC xuống 9% và nhu cầu vào mùa mưa ở phía nam Trung Quốc cũng như Việt Nam khiến tiêu thụ chậm lại. Lợi nhuận cao đang thúc đẩy các nhà máy thép Trung Quốc gia tăng công suất dù bị cấm cản và sản lượng sẽ tăng trong những tháng tới. Ngưỡng 1,000 USD/tấn CFR Việt Nam sẽ là ngưỡng kháng cự.
Như vậy, giá sẽ tiếp tục tăng song biến động trong tháng 4 tiến gần 1,000 USD/tấn CFR, duy trì ở mức cao trong tháng 5 tới và giảm dần lại về cuối Q2-tháng 7, dự kiến về mức 800-840 USD/tấn CFR Việt Nam.