Thị trường thép nội địa Trung Quốc tiếp tục suy yếu nhẹ trong ngày thứ ba do hoạt động thu mua chậm lại trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Tại thị trường giao ngay, giá HRC ổn định mức3.925 NDT/tấn (560 USD/tấn) trong khi thép cây giảm 15 NDT/tấn xuống 3.775 NDT/tấn (540 USD/tấn) xuất xưởng có thuế. Trong khi đó, tại thị trừong xuất khẩu, các nhà máy Trung Quốc tăng giá chào bán HRC thuơng phẩm thêm 5 USD/tấn lên 485-500 USD/tấn, ngay cả khi tâm lý thị trường trở nên tồi tệ hơn, mở rộng chênh lệch chào bán- chào mua.
Nhìn chung, thị trường sắp tới sẽ tiếp tục bị chi phối bởi các yếu tố hỗ trợ lẫn áp lực. Những nhân tố hỗ trợ có thể kể đến là các cắt giảm sản xuất, chính sách kích thích của Chính phủ nửa cuối năm, giá nguyên liệu thô cao và nhu cầu tiêu thụ tăng khi hoạt động kinh tế được phục hồi dần sau khi kết thúc mùa mưa. Mưa lớn và lũ lụt đang giảm dần sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thép, đẩy giá tiếp tục tăng. Nửa cuối năm nay cũng sẽ chứng kiến sự phục hồi do cầu tiêu thụ thép bị dồn nén lâu nay và Chính phủ đang dồn hết mọi nỗ lực để hỗ trợ cơ sở hạ tầng. Vệc nới lỏng tín dụng của Trung Quốc cho các doanh nghiệp cũng giúp tăng thanh khoản tại các nhà máy, cộng với giá nguyên liệu thô cao và cắt giảm sản xuất trong nước sẽ ngăn việc cắt giảm giá.
Song, giá cũng sẽ chịu áp lực từ nguồn cung thép ghi mức kỷ lục vào tháng 5, tháng 6, dấy lên lo ngại dư cung trên thị trường. Căng thẳng Trung Quốc và Mỹ lại lần nữa leo thang trong bối cảnh dịch covid 19 đang diễn biến phức tạp ở Trung Quốc và thế giới. Hồng Kông đang đứng trước nguy cơ bị phong tỏa lần nữa khi có tới 143 ca mới được xác nhận vào ngày 27/7. Trong khi đó, trường hợp Covid mới tại Đà Nẵng, Việt Nam cũng khiến tâm lý thị trường lo ngại về một đợt bùng phát trở lại, dẫn tới các hoạt động giao dịch trầm lắng.
Do đó, dự báo xu hướng giá sẽ biến động song tăng trưởng về cuối Q3, đạt mức 500-530 USD/tấn vào tháng 9.