Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin dự báo thị trường TQ ngày 31/3/2020

Giá chịu áp lực suy yếu do nhu cầu tiêu thụ thấp trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch covid-19 trên toàn cầu.

Điều kiện thị trường lúc này có rất nhiều nhân tố tiêu cực tác động xấu tới giá thép, bao gồm nhu cầu chậm, tồn kho thép tăng cao, tâm lý thị trường suy yếu, và các thương nhân phải đối mặt với thanh khoản thắt chặt. Tuy nhiên, nhờ các địa điểm xây dựng đã trở lại 50% công việc nên giá thép cây giao ngay ổn định vì các thương nhân không muốn cắt giảm nữa. Tại thị trường giao ngay, giá thép cây ổn định mức 3.485 NDT/tấn (495 USD/tấn) trong khi HRC giảm 50 NDT/tấn xuống 3.285 NDT/tấn (463 USD/tấn) xuất xưởng có thuế.

Trong khi đó, tại thị trường xuất khẩu, chào giá ổn định song giá chào mua sụt giảm. Chào bán HRC thương phẩm ở mức 425-440 USD/tấn giao tháng 5, với giá trị có thể giao dịch cho HRC thương phẩm Trung Quốc giảm xuống 415 USD/tấn FOB Trung Quốc dựa vào việc thiếu đơn hàng và giá giảm từ các quốc gia khác.

Tình hình đại dịch corona vẫn đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc cũng như toàn cầu, tác động mạnh tới nền kinh tế nói chung và ngành thép nói riêng. Moody's Investors Service cho biết sự lây lan nhanh chóng của virus corona trong 2 tuần qua, việc đóng cửa kinh doanh và hạn chế tương tác xã hội sẽ làm chậm hoạt động kinh tế toàn cầu trong năm nay. Dịch corona đã lên cao điểm tại Trung Quốc trong tháng 2 tuy nhiên tại các nước phương tây dự báo sẽ đạt đỉnh vào tháng 4 tới, cản trở các hoạt động xuất nhập khẩu thép khiến thị trường chưa thể sớm phục hồi.

Trong khi đó, giá cả cũng được hỗ trợ phần nào từ các chính sách tiền tệ, kích thích kinh tế của Chính phủ cộng với việc cắt giảm sản lượng từ các nhà máy trong mùa dịch. Hướng đi trợ giá chính mà các nhà máy Trung Quốc cũng như các nhà sản xuất thép toàn cầu lựa chọn là cắt giảm sản lượng để giảm hàng tồn trên thị trường.

Do đó, dự báo giá sẽ chưa thể phục hồi tới tháng cuối Q2 khi Chính phủ tăng thúc đẩy chi tiêu cơ sở hạ tầng hỗ trợ ngành thép. Và mặt hàng thép xây dựng sẽ có khả năng phục hồi tốt hơn thép dẹt do dịch ảnh hưởng nặng nề tới thị trường sản xuất hơn, nhất là sản xuất ô tô khi nhiều nhà máy phải tạm dừng sản xuất. Mức phục hồi không cao trong bối cảnh khó khăn kinh tế, dự báo giá lên tầm 500 USD/tấn CFR Việt Nam cho các mặt hàng thép cuộn.