Giá thép phục hồi nhẹ trong ngày thứ ba nhờ các cắt giảm sản xuất tại Đường Sơn cũng như các trông chờ kết quả tái đàm phán thương mại Mỹ-Trung trong ngày hôm nay (31/7) tại Thượng Hải.
Hợp đồng thép cây kỳ hạn tháng 10 tăng 41 NDT/tấn lên 3.940 NDT/tấn (574 USD/tấn), hỗ trợ thị trường giao ngay với thép cây tăng nhẹ 10 NDT/tấn lên 4.000 NDT/tấn (582 USD/tấn) xuất xưởng có thuế. Mặc dù giá chỉ nhích nhẹ song sức mua đã cải thiện trong ngày.
Trong khi đó, thị trường xuất khẩu vẫn im ắng trong bối cảnh phần lớn người mua đã có đủ hàng dự trữ dựa vào các hợp đồng kỳ hạn đang được giao. Chào giá HRC thương phẩm phổ biến mức 510-520 USD/tấn FOB giao tháng 9- đầu tháng 10.
Về triển vọng ngắn hạn tới, có thể thấy giá chịu ảnh hưởng những yếu tố sau:
Yếu tố có lợi:
_Cắt giảm nguồn cung tăng cường trước nghỉ lễ Quốc gia (01/10) tiếp tục trợ giá.
_Hoạt động xây dựng cải thiện sau hè.
_Chi phí đầu vào tăng mạnh, nhất là giá quặng.
_Các chính sách kích thích kinh tế được dự kiến công bố rộng rãi thời gian tới,xoa dịu căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
_Hoạt động đầu cơ đẩy giá tăng.
Yếu tố bất lợi:
_Áp lực nguồn cung do các nhà máy theo đuổi lợi nhuận.
_Giá tăng dẫn tới các động thái chốt lời cũng như thanh lý hàng tồn, khiến giá thép biến động.
_Căng thẳng thương mại Trung-Mỹ dai dẳng và khó đạt được thỏa thuận sớm.
_Tăng trưởng kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, suy yếu.
_Tiêu thụ còn chậm cho tới cuối tháng 8.
Thị trường đang trông chờ kết quả tái đàm phán thương mại diễn ra 2 ngày cuối tháng 7 của Trung-Mỹ. Mặc dù hai bên đang thể hiện thiện chí đạt được thỏa thuận song phương nhưng tình hình được nhận định còn căng thẳng và có thể kết quả lại như những lần trước. Do đó, tâm lý thị trường còn bất ổn khiến giá biến động trong tháng 8 khi mà tiêu thụ còn chậm trong hè.
Cuối tháng 8- tháng 9 thường là thời điểm tiêu thụ thép phục hồi sau hè cộng với các cắt giảm sản xuất sẽ tạo điều kiện cho giá tăng trở lại. Dự báo giá cho thép cây và thép cuộn xuất khẩu đạt khoảng 540-550 USD/tấn FOB vào cuối Q3.