Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin thế giới ngày 05/11/2009

1. Ngày càng có ít công ty dự kiến tồn kho cao hơn - TSI

Weekly change in stock levels
©SBB 2009
% of respondents
 
Higher stocks
Unchanged
Lower stocks
W/C 26 Oct
13%
59%
28%
W/C 19 Oct
19%
54%
27%
Change w/w
-6%
+5%
+1%

Theo kết quả từ cuộc khảo sát thị trường mới nhất do TSI đưa ra cho thấy, ngày càng có ít công ty có mức tồn kho cao hơn tuần trước do vẫn tiếp tục giảm tồn kho. Có 2/3 công ty dự kiến giá sẽ giảm – không thay đổi so với tuần trước.
Có 13 công ty báo cáo tồn kho cao hơn so với tuần trước, giảm từ mức 19% trong tuần trước; Trong khi đó, có 28% công ty – hầu như không thay đổi – dự kiến tồn kho sẽ thấp hơn (xem bảng). Chỉ có 3% công ty ở châu Âu có tồn kho cao hơn so với tuần trước; Trong khi đó, có 34% công ty báo cáo tồn kho giảm; tăng từ mức 19%. Có 25 công ty ở Mỹ –không thay đổi – dự kiến tồn kho sẽ cao hơn tuần trước; Trong khi đó, có 54% công ty dự kiến tồn kho vẫn ổn định, tăng từ mức 40%.
Dự kiến nhu cầu cao hơn tăng ở Mỹ trong tuần vừa rồi, với 12% công ty dự kiến nhu cầu sẽ tốt hơn trong 3 tháng tới. Có 60% công ty – hầu như không thay đổi – dự kiến nhu cầu thấp hơn. Niềm tin ở châu Âu cũng đã ổn định hơn vì có 13% công ty dự kiến nhu cầu sẽ tăng; Trong khi đó, có 29% công ty dự kiến nhu cầu sẽ thấp hơn, giảm từ mức 36%. Nhìn chung, có 14% công ty dự đoán nhu cầu cao hơn, tăng từ 10%, và có 41% công ty dự kiến nhu cầu thấp hơn.
Có 68% công ty dự kiến giá thấp hơn trong 3 tháng tới; Trong khi đó, có 22% công ty dự kiến giá sẽ ổn định. Có 84% công ty ở Mỹ dự kiến giá sẽ thấp hơn trong 3 tháng tới, giảm từ mức 91%. Trong khi đó, có 12% công ty dự kiến giá sẽ ổn định. Có 60% công ty ở châu Âu dự kiến giá sẽ thấp hơn; Trong khi đó, chỉ có 11% công ty dự đoán giá cao hơn.
 
2. Xuất khẩu HRC Trung Quốc tăng mạnh, nhưng lợi nhuận vẫn thấp
Đa số các nhà máy Trung Quốc cho biết, sản lượng HRC xuất khẩu trong tháng 10 đã tăng lên do giá Trung Quốc đã cạnh tranh trở lại. Mặc dù sản lượng giao hàng đã cải thiện, nhưng đa số các nhà máy đều vẫn lo lắng về hoạt động của họ trong quý 4 do vượt cung trên thị trường nội địa dự kiến sẽ tăng thêm vào cuối năm 2009.
Các nhà máy lớn bao gồm, Tangshan Iron & Steel, Shougang, Rizhao Iron & Steel, Beitai Iron & Steel và Benxi Iron & Steel đều tăng xuất khẩu HRC trong tháng vừa rồi, từ 20,000 t - 70,000t, chủ yếu là sang Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam và 1 số quốc gia châu Âu khác.
Tangshan Iron & Steel đã xuất khẩu khoảng 70,000 tấn trong tháng vừa rồi, tăng mạnh từ nửa đầu năm 2009; khi đó, xuất khẩu HRC hàng tháng chỉ đạt trung bình 1000 tấn.
Các nhà máy dự kiến xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng do kinh tế bên ngoài Trung Quốc đã có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, họ vẫn hoàn toàn cẩn trọng với tình hình lợi nhuận trong quý 4. Điều này là bởi vì xuất khẩu đã bắt đầu tăng, tổng xuất khẩu thép của Trung Quốc trong năm này có thể ít hơn năm trước 40 triệu tấn. Nhưng CISA dự kiến Trung Quốc sẽ sản xuất đạt 550 triệu tấn trong năm 2009.

3. Giá các sản phẩm thép dài giảm hơn nữa ở Bắc Ý
Giá thép thanh cơ khí, thép thanh xây dựng  và dầm thép giảm hơn nữa từ ngày 19/10-2/11 ở Brescia, khu vực sản xuất thép chủ yếu ở Bắc Ý – theo dữ liệu từ Phòng thương mại địa phương.
Theo dữ liệu đưa ra ngày 2/11, giá cơ bản của thép thanh cơ khí loại lớn giảm €30/t, đạt €120-125/t ($177-184/t), Trong khi đó, loại nhỏ hơn vẫn ổn định ở mức €120-125/t. Giá cơ bản của thép thanh xây dựng đã giảm €10/t còn €108-115/t.
Giá cơ bản của dầm thép IPN giảm €10/t còn €165-226/t tùy vào kích cỡ. Giá dầm thép IPE và HE cũng giảm €10/t, đạt €165-211/t tùy vào kích cỡ. Loại thép kênh nhỏ hơn UPN giảm €30/t; Trong khi đó, loại lớn hơn giảm €10/t còn €120-211/t.
Giá do Phòng thương mại Brescia đưa ra là giá trung bình của các giao dịch cách đây 2 tuần.

4. Lợi nhuận của Turkish Çemtas giảm 96% trong 9 tháng đầu năm
Nhà sản xuất thép hợp kim Thổ Nhĩ Kỳ - Çemtas đã báo cáo lợi nhuận thuần của công ty trong quý 3 đạt TL 1.28 triệu ($0.86 triệu) so với doanh thu là TL 25.95 triệu ($17.38 triệu).
Lợi nhuận thuần trong 9 tháng đầu năm đạt TL 899,027 ($601,960); giảm 96% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu đạt TL 70.3 triệu ($47.1 triệu) trong 3 quý đầu năm, giảm 56% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 9 tháng đầu năm, tổng doanh số của công ty đạt 54,164 tấn; với 30,079 tấn xuất khẩu (giảm 46% so với cùng kỳ năm trước), và doanh số nội địa đạt 24,085t (giảm 47% so với cùng kỳ năm trước).
Trong cùng kỳ, sản xuất của công ty giảm 44% còn 60,783t tại các lò luyện kim, và sản xuất tại nhà máy thép cuộn đạt 53,765t, giảm 48%.
Çemtas cho biết, doanh thu và sản xuất giảm chủ yếu là do suy giảm trong ngành xe hơi. Sản xuất xe hơi và xe cộ thương mại ở Thổ Nhĩ Kỳ đã trở lại mức năm 2004 trong khi sản xuất xe tải đã trở lại mức cách đây 10 năm.
Çemtas là nhà sản xuất thép hợp kim lớn thứ 2 ở Thổ Nhĩ Kỳ với công suất 153,000 tấn/năm luyện kim và công suất 228,000 tấn/năm thép cuộn ở nhà máy của công ty đặt tại Bursa.
 
5. Một số nhà máy đã giảm giá phế liệu ở Nam Âu
Giá phế liệu tháng 11 và 12 ở Nam Âu sẽ phụ thuộc vào việc ngưng sản xuất do nhu cầu thép thấp hơn.
Phế liệu nhập khẩu của Ý từ Pháp và Đức đã tăng lên trong tháng 10. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ở Ý, giá nội địa tháng 10 trung bình đối với phế liệu loại E3 là €155/t ($229/t); Trong khi đó, giá nhập khẩu từ Đức và Pháp là €165/t. Giá nội địa loại E8 là €170/t, và giá nhập khẩu là €175/t. Giá ở Ý loại E40 (phế liệu vụn) là €180/t, và giá nhập khẩu là €175/t, tất cả đều giao hàng đến nhà máy.
 
6. Nhập khẩu quặng sắt của Thổ Nhĩ Kỳ tăng trong tháng 8

Nhập khẩu quặng sắt của Thổ Nhĩ Kỳ
 
Tấn. Nguồn: TUIK
 
2008
2009
% change
August
621,553
733,434
18
Jan-Aug
3,909,721
5,133,112
31.3

Nhập khẩu quặng sắt của Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 8 đã phục hồi với mức tăng 18% so với cùng kỳ năm trước sau khi giảm mạnh trong tháng 7 – theo dữ liệu từ Viện thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK).
Trong tháng 8, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập khẩu 733,434 tấn quặng sắt, tăng từ mức 621,553t đã nhập khẩu trong với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu trong tháng 9 dự kiến cũng sẽ đạt khoảng mức này.
Trong 8 tháng đầu năm 2009, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập khẩu tổng số 5.13 triệu tấn, cao hơn 31% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 8, Nga là nhà cung cấp lớn nhất đối với Thổ Nhĩ Kỳ với 207,261t, tiếp theo là Ukraine (204,149t), Thụy Sĩ (164,712t) và Brazil (157,311t).
 
7. Xuất khẩu thép dây xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ sang Mỹ tăng trong tháng 10
Nhập khẩu thép dây xây dựng  của Mỹ từ Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng trong tháng 10.
Theo dữ liệu nhập khẩu từ Bộ thương mại Mỹ cho thấy, Mỹ đã nhập khẩu 39,124 tấn thép dây xây dựng  từ Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 10. Đây là lần nhập khẩu đầu tiên tăng đáng kể từ Thổ Nhĩ Kỳ kể từ tháng 1, khi đó Mỹ đã nhập khẩu 33,410 tấn thép dây xây dựng  từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng nhập khẩu thép dây xây dựng  trong tháng 10 của Mỹ đạt 106,205 t. Sau Thổ Nhĩ Kỳ, phần lớn hàng nhập khẩu là của Canada, với 31,276 t, và Ý là 11,164 t.
Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất khẩu tổng số 62,592 t các sản phẩm thép trong tháng 10, chủ yếu là thép dây xây dựng  và thép dây xây dựng (18,617 t)..
 
8. Nhập khẩu thép ống không gỉ của Mỹ tăng, ngoại trừ OCTG
Nhập khẩu thép ống không gỉ của Mỹ tăng hầu như tất cả các loại từ tháng 9-10, mặc dù nhập khẩu OCTG không gỉ dường như giảm 24% trong cùng kỳ.
Theo dữ liệu mới từ Bộ thương mại Mỹ, xuất khẩu OCTG không gỉ giảm từ mức 1,929 tấn còn 1,458 tấn.
Tuy nhiên, nhập khẩu thép ống tăng từ 561 t lên 1,877 t.
Nhập khẩu các loại thép ống khác, ngoại trừ OCTG, tăng khoảng 34%, từ 5,344 t trong tháng 9 lên 7,155 t trong tháng 10.
 
9. Xuất khẩu FeNi của Colombia tăng trong tháng 9
Xuất khẩu FeNi của Colombia tăng hơn gấp đôi trong tháng 9 so với cùng kỳ năm trước, từ 5,581 t lên 11,246 t – theo dữ liệu từ Cục thống kê quốc gia.
Về giá trị, xuất khẩu FeNi trong tháng 9 đạt US$58.5 triệu fob, tăng 67.8% so với cùng kỳ năm trước.
Từ tháng 1-9, tổng xuất khẩu đạt 124,000 t, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước. Trong cùng kỳ, tổng trị giá xuất khẩu FeNi của Colombia giảm 35.7%, còn US$469.4 triệu fob do giá bán trung bình giảm.
 
10. Lợi nhuận thuần, sản lượng và doanh số của CSN - Brazil tăng trong quý 3
Nhờ tăng trưởng mạnh, nhà sản xuất thép cuộn và thép dài Brazil – CSN đã báo cáo lợi nhuận thuần tăng mạnh trong quý 3, đạt R$1.15 tỉ (US$655 triệu), tăng so với mức lãi R$335 triệu trong quý 2.
Hơn nữa, lợi nhuận thuần của công ty trong 9 tháng đầu năm đạt R$1.85 tỉ, vượt xa mức lãi R$40 triệu trong với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng của CSN đạt 1.18 triệu tấn thép thô và 1.32 triệu tấn thép cuộn, tăng lần lượt là 35% và 37% so với quý 2. Hơn nữa, doanh số trong quý 3 tăng 39% lên 1.32 triệu tấn.
CSN đã giảm chiết khấu trung bình khoảng 10-13% cho các khách hàng là các nhà phân phối, vẫn đang lạc quan với quý hiện tại, và công ty đang tập trung vào thị trường nội địa, dự kiến sẽ bán ra trên thị trường này ít nhất là 80% sản lượng sản xuất.
 
11. Tồn kho giảm do giá thép tấm ổn định
Giá thép tấm nội địa Trung Quốc đã ổn định từ đầu tháng này do thị trường đã phục hồi, góp phần làm giảm nhẹ tồn kho trên thị trường.
Ở Thượng Hải, thép tấm Q235 14-20mm từ Maanshan Iron & Steel đang được chào giá RMB 3,600/t ($529/t) bao gồm 17% VAT, tăng RMB 50/t từ mức cuối tháng vừa rồi. Trong khi đó, giá trên thị trường Lecong, tỉnh Quảng Đông loại thép tấm tương tự của Liuzhou Iron & Steel có giá khoảng RMB 3,650/t bao gồm VAT, tăng RMB 30/t từ mức cuối tháng vừa rồi.
Hiện tại trên thị trường Thượng Hải, tồn kho thép tấm đã giảm còn khoảng 320,000 t, giảm 3,000t so với cuối tháng 10.
 
12. Nhập khẩu thép thanh xây dựng của Hàn Quốc tăng 36% trong tháng 10
Nhập khẩu thép thanh xây dựng  của Hàn Quốc trong tháng 10 tăng 36% so với tháng trước lên 70,820 tấn, sản lượng thép thanh Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục - chiếm đa số trong sản lượng nhập khẩu của Hàn Quốc.
Nhập khẩu thép thanh xây dựng Trung Quốc trong tháng 10 tăng hơn 3 lần, đạt 29,430 t so với mức 9,210 t trong tháng 9. Vì vậy, Trung Quốc đã trở lại vị thế là nhà cung cấp thép thanh xây dựng lớn nhất mà đã từng bị Nhật Bản chiếm giữ kể từ tháng 3 – theo dữ liệu từ KOSA.
Giới kinh doanh Hàn Quốc đã đặt hàng thép thanh xây dựng  nhiều hơn trong tháng 8-9, khi đó chào giá từ các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang giảm đều. Trong tháng vừa rồi, giá nhập khẩu trung bình của thép thanh Trung Quốc đã giảm $28/t còn $546/t cfr trong đợt giao hàng tháng 10.
Tuy nhiên, tổng giao hàng thép thanh xây dựng  sang Hàn Quốc từ Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm chỉ đạt 136,840 t, giảm so với 1.03 triệu tấn thép thanh xây dựng  của Trung Quốc giao hàng trong cùng kỳ 2008. Nhập khẩu thép thanh xây dựng  giảm chủ yếu là do chào giá xuất khẩu cao hơn từ Trung Quốc trong đầu năm cũng như nhu cầu yếu hơn ở Hàn Quốc trong năm này so với năm 2008.
Trong khi đó, nhập khẩu thép thanh xây dựng Nhật Bản trong tháng 10 giảm 21% so với tháng trước còn 22,320 t. Giá nhập khẩu trung bình đối với thép thanh Nhật Bản tăng lên $586/t cfr từ $542/t trong tháng 9.

13. Giá thép dây xây dựng Thượng Hải giảm, chào giá xuất khẩu tăng
Giá thép dây xây dựng  Thượng Hải đã ngưng tăng và đã bắt đầu giảm vào ngày 4/11.
Giới thương gia Thượng Hải hiện tại đang chào giá thép dây xây dựng 6.5mm Q235 khoảng RMB 3,550-3,560/t ($520-521/t), giảm RMB 40-50/t, bằng giá so với giá nguyên liệu cùng loại từ các nhà máy như Rizhao Iron & Steel ở đông Trung Quốc. Trong những ngày trước khi giá giảm, giá Thượng Hải đã tăng mạnh khoảng RMB 150/t.
Hiện tại trên thị trường Bắc Kinh, giá cùng loại thép dây vẫn ổn định. Giá khoảng RMB 3,410/t. Nhưng do khối lượng giao dịch giảm kể từ cuối tuần vừa rồi, nên dự kiến giá có thể giảm trong những ngày đến.
Trong khi đó, 1 số nhà máy đã tăng chào giá xuất khẩu $10/t trở lên $490-510/t fob. Chào giá thấp hơn vẫn không thay đổi ở mức khoảng $480/t fob. Một thương gia cho biết giá chỉ $485/t cfr sang Hàn Quốc trong tuần vừa rồi.

14. Nhu cầu mạnh lên đối với thép thanh xây dựng Hsin sau khi giá tăng
Feng Hsin Iron & Steel - Đài Loan, cho biết, nhu cầu thép thanh xây dựng  của công ty mạnh lên trong tuần này sau khi công ty tăng giá vào lần đầu tiên kể từ tháng 10 do giá phế liệu tăng.
Feng Hsin đã nâng giá niêm yết thép thanh xây dựng  hàng tuần TWD 300/t ($9/t) lên TWD 16,100/t ($495/t) trong tuần này. Giá niêm yết của công ty là TWD 17,400/t trong đầu tháng 10. Giá trên thị trường giao ngay hiện tại khoảng TWD 15,500-15,600/t, tăng TWD 300/t so với cách đây 1 tuần.
Trong tháng 10, Feng Hsin cũng đã sản xuất gần 60,000 tấn thép thanh xây dựng, tăng từ mức khoảng 50,000/t trong tháng 9. Tổng sản lượng sản phẩm của công ty đạt khoảng 120,000 t trong tháng 10, đạt mức sản xuất hàng tháng cao nhất trong 1 năm.
Feng Hsin có thể sản xuất 68,000 tấn thép thanh xây dựng/tháng. - sản phẩm chính ở các nhà máy ở Đài Trung – miền trung Đài Loan. Nhà sản xuất thép bằng lò nung điện phân này cũng có thể sản xuất thép hình, thép góc, thép cuộn, thép tròn và thép vuông, và có thể sản xuất lên đến 140,000 tấn/tháng các sản phẩm thép dài, bao gồm cả thép thanh xây dựng.
 
15. Nhập khẩu phế liệu không gỉ Ấn Độ vẫn ở mức thấp trong quý 4
Nhập khẩu thép phế liệu không gỉ Ấn Độ vẫn ở mức thấp, khoảng 27% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu thấp từ các nhà máy nội địa.
Tồn kho thép phế liệu không gỉ vẫn ở mức thấp và người mua vẫn đang mua hàng với khối lượng hạn chế. Điều này đã làm cho nhập khẩu trở nên yếu trong quý 4.
Các nhà máy thép không gỉ Ấn Độ đã phục hồi do nhu cầu từ châu Âu, Mỹ và Nam Mỹ kể từ đầu quý 2. Tuy nhiên, nhu cầu từ các quốc gia châu Á vẫn không có dấu hiệu phục hồi cho đến thời điểm này và nhu cầu vẫn rất yếu.
Công suất hoạt động của các nhà máy thép không gỉ Ấn Độ đã cải thiện lên khoảng 80-85%, nhưng giá các sản phẩm thép thành phẩm (thép không gỉ thành phẩm) vẫn “thấp”.
 
16. Giá FeSi Trung Quốc giảm, giá các hợp kim sắt khác vẫn không đổi
Giá xuất khẩu FeSi Trung Quốc giảm $10-20/t còn $1,120-1,150/t fob từ Trung Quốc trong tuần này do nhu cầu vẫn hoàn toàn thấp. Giá các loại hợp kim sắt khác – FeMn điện phân, FeMn cacbon cao và FeSi - vẫn không đổi.
Giá xuất khẩu FeSi là $1,140-1,160/t fob từ Trung Quốc trong tuần này. 1 số nhà sản xuất đã giảm giá để nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn.
Giá xuất khẩu EMM Trung Quốc vẫn không thay đổi ở mức $2,500-2,550/t fob từ Trung Quốc trong tuần này.
Chào giá SiMn (65% Si, 17% Mn) vẫn ở mức $1,300-1,400/t fob từ Trung Quốc, và không có giao dịch trong tuần này. Giao dịch trong cuối tháng 10 với mức giá là $1,260-1,280/t fob từ Trung Quốc. 1 thương gia Hồng Kông đã nhận được chào giá $1,320-1,350/t đối với loại SiMn thấp từ Ấn Độ. Chào giá FeMn (6-8% C) vẫn không thay đổi ở mức $1,350-1,550/t fob từ Trung Quốc, và cũng không có giao dịch.
 
17. Valin dự kiến lỗ $32 triệu trong năm 2009
Hunan Valin Iron & Steel (Valin), nhà sản xuất thép lớn nhất tỉnh Hunam, trung Trung Quốc, đã báo cáo lợi nhuận thuần trong quý 3 đạt RMB 298 triệu ($44 triệu).
Mặc dù con số này đã có cải thiện so với mức lỗ RMB 137 triệu trong quý trước, nhưng kết quả kinh doanh này vẫn giảm 32% so với cùng kỳ năm trước và sẽ làm cho công ty bị lỗ nặng trong cả năm 2009.
Theo báo cáo tài chính ngày 30/10 trên sàn chứng khoán Thâm Quyến, Valin dự kiến, trong cả năm 2009 công ty có thể sẽ lỗ RMB 220 triệu ($32 triệu), chủ yếu là do giá thép nội địa giảm và nhu cầu các sản phẩm thép vẫn yếu.
Trong 9 tháng đầu năm 2009, công ty đã lỗ RMB 301 triệu.
 
18. Xuất khẩu quặng sắt tăng trong tháng 7

Xuất khẩu quặng sắt
 
Triệu tấn. Nguồn: ISSB
 
Jan-July
2009
Jan-July
2008
%
chge
Jan-Aug
2009
Jan-Aug
2008
%
chge
Australia
205.8
182.7
+13
241.4
211.2
+14
Brazil
142.8
167.7
-15
166.1
194.0
-14
India
74.0
70.5
+5
79.2
76.1
+4
S. Africa
27.4
19.2
+43
31.5
21.4
+47
Canada
14.4
15.8
-9
17.4
18.8
-7
Ukraine
13.1
13.7
-5
16.2
15.6
+4
Top 17
521.6
534.9
-2
 
 
 
Top 6
 
 
 
551.7
537.0
+3

Theo dữ liệu từ các quốc gia xuất khẩu quặng sắt, xuất khẩu trong năm 2009 đạt mức cao điểm trong tháng 7 nhưng có thể đang bắt đầu giảm – theo giới phân tích của Cục thống kê sắt thép.
17 nhà xuất khẩu quặng sắt hàng đầu (ước tính chiếm 99% giao dịch) đã đưa ra dữ liệu xuất khẩu đến tháng 7, trong đó có 6 nhà sản xuất hàng đầu (ước tính chiếm 86% giao dịch) đã nộp dữ liệu đến tháng 8. Trong 7 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu của 17 nhà sản xuất quặng sắt hàng đầu đạt 522 triệu tấn, chỉ giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ trong tháng 7, xuất khẩu của 17 nhà xuất khẩu này đạt 85 triệu tấn, chỉ đứng sau mức 91 triệu tấn trong tháng 5/2008.
Đối với 6 nhà xuất khẩu hàng đầu, xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm tăng 3%  lên 552 triệu tấn. Xuất khẩu trong tháng 7 của 6 nhà xuất khẩu này đạt 77 triệu tấn, chỉ đứng thứ 2 sau mức tháng 5/2008, nhưng xuất khẩu trong tháng 8 giảm còn 74 triệu tấn.