Hà Bắc hướng đến mục tiêu giảm số nhà máy thép từ 80 xuống 10
Hà Bắc, tỉnh sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc đang tổ chức chiến dịch hợp nhất các nhà máy. Theo nguồn tin từ China Business News, chính quyền tỉnh đang lên kế hoạch sát nhập các công ty thép ở khu vực thành 3-5 tập đoàn sản xuất lớn và những ai từ chối tham gia chiến dịch này sẽ bị trừng phạt bằng cắt điện và giảm mức cho vay tín dụng.
Chính phủ Hà Bắc đang nhắm tới quyền kiểm soát sản lượng s thép, nhằm đáp ứng mục tiêu tiết kiệmnăng lượng cũng như giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành, tỉnh đã xem xét chiến lược xây dựng 3-5 tập đoàn sản xuất lớn có sự cạnh tranh mạnh. Đầu tiên sẽ sát nhập dần các công ty xuống con số 10 sau khi kết thúc kế hoạch phát triển 05 năm lần thứ 12.
“Hiện Hà Bắc có khoảng 88 nhà sản xuất thép, trong đó có 41 doanh nghiệp có sản lượng thép trên 1 triệu tấn nằm trong danh sách phải hợp nhất.” dẫn lời ông Song Jijun, phó chủ tịch Hiệp Hội Công Nghiệp Hà Bắc cho biết.
Theo ông Song Jijun, một số ứng cử viên sẽ là nền móng để các công ty nhỏ khác sát nhập vào bao gồm Hebei Iron and Steel Group, Tangshan Bohai Iron and Steel Group, Tangshan Great Wall Iron and Steel (Group)Co.,Ltd, Hebei New Wuan Iron and Steel Group, Hebei Jinxi Iron and Steel Co.,Ltd và Hebei Zongheng Iron and Steel Group Co.,Ltd.
Trong đó, Hebei Iron and Steel Group, một dạng tập đoàn lớn nhất thuộc quyền sở hữu của nhà nước từng được hợp nhất từ các thành viên Tangshan Steel, Handan Steel và Chengde Steel. Tangshan Bohai Iron and Steel Group cũng được kết hợp từ 11 doanh nghiệp sản xuất thép tư nhân. Tangshan Great Wall Iron and Steel (Group)Co.,Ltd là tập đoàn gồm 27 công ty khai thác mỏ, sản xuất thép, than cốc.
“Chúng tôi luôn hoan nghênh quá trình hợp nhất của các công ty, và sẽ có những chính sách hỗ trợ đặc cho các tập đoàn mới sau khi sát nhập vì giúp cải tổ ngành công nghiệp thép,” ông Song nhấn mạnh.
Hà Bắc nhấn mạnh tất cả các công ty tại tỉnh phải gửi kế họach sản xuất lên chính quyền tỉnh vào cuối tháng 11 này.
“Nếu không sát nhập thì sẽ không thể kiểm soát được các hoạt động sản xuất cũng như không gây tiếng vang lớn trong ngành sản xuất thép, hơn nữa sẽ rất khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường,” ông Song nói thêm.
Nhiều năm qua, ngành công nghiệp thép được phân bố rải rác, nếu mở rộng sản xuất lại phụ thuộc quá nhiều về nguồn nguyên liệu thô của ba hãng khai khoáng lớn nhất thế giới, vì đứng ở thế độc quyền, nên các hãng khai khoáng này liên tục nâng giá quặng, gây bất lợi cho ngành sản xuất thép của Trung Quốc. Bên cạnh đó, mục tiêu tiết kiệm năng lượng và cắt giảm khí thải cũng đòi hỏi ngành công nghiệp thép phải tập trung cao hơn.
Trong năm 2009, sản lượng thép thô của tỉnh Hà Bắc chiếm khoảng 24% tổng sản lượng cả nước. Mặc dù vài năm trước, một vài công ty thép hợp nhất lại được cho là thành công, nhưng nếu hơn 80 nhà máy ở Hà Bắc không phối hợp hợp nhất trong chiến lược này, ngành thép Trung Quốc khó có thể thương lượng được về giá quặng với các nhà cung cấp.
Mục tiêu cuối cùng của chính quyền Hà Bắc là 05 nhà sản xuất hàng đầu sẽ chiếm 48-75% sản lượng của cả tỉnh vào 2015.
Giá thép CRC tăng theo HRC
Tuần này, do bị tác động bởi đà tăng giá của thép cuộn cán nóng HRC nên thép cuộn cán nguội CRC tại thị trường Thượng Hải cũng tăng nhẹ.
Trong đó, thép tấm các nguội 1,0 mm được Angang Steel chào bán với giá 5.250 NDT/tấn (788 USD/tấn), trong khi giá CRC trung bình là 5.100-5.230 NDT/tấn (766-785 NDT/tấn).
Các nguồn tin cho rằng thị trường CRC Trung Quốc được đánh thức bởi giá cả và số lượng giao dịch tăng lên. Tuy nhiên, họ lại dự báo khả năng duy trì xu hướng tăng thép của cuộn cán nguội chỉ trong ngắn hạn.
Malaysia cân nhắc đánh thuế xuất khẩu quặng 30%
Một báo cáo gần đây cho biết, chính phủ Malaysia sẽ xem xét mức thuế xuất khẩu quặng theo đề nghị của giới thương nhân thuộc lĩnh vực thép kích thích phát triển ngành công nghiện luyện kim nội địa. Mức thuế xuất khẩu quặng mà các thương nhân đề xuất là 30%, tức 40 USD/tấn.
Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak cho biết ông sẽ xem xét mức thuế này, đồng thời chính phủ sẽ khuyến khích các đơn vị bảo tồn quặng và than nhằm phân phối thêm đất cho các nhà sản xuất thép để đảm bảo các hoạt động khai thác thượng mại, qua đó đẩy mạnh các hoạt động sản xuất thép trong nước.
Malaysia không phải là nước xuất khẩu quặng lớn so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Các số liệu cho thấy trong năm 2008, ước tính quốc gia này chỉ xuất khẩu khoảng 900.000 tấn quặng, trong khi xuất khẩu quặng của nước láng giềng Indonesia đạt 1 triệu tấn và Việt Nam đạt 1,2 triệu tấn. Cũng trong năm 2008, Australia, nhà xuất khẩu quặng hàng đầu thế giới đã xuất khẩu trên 300 triệu tấn.
Các doanh nghiệp thép ở Malaysia cho biết họ sẽ đầu tư với tổng trị giá 5 tỷ Ringgit vào kế hoạch nâng sản lượng thép lên 3,2 triệu tấn/năm. Hiện tổng sản lượng thép mà các thành viên trong Hiệp Hội Thép Malaysia đạt trên 09 triệu tấn, chiếm hơn 85% sản lượng công nghiệp thép của cả nước.
Metalloinvest dự báo giá quặng sẽ tăng lên 200 USD/tấn vào năm tới
Hãng tin Bloomberg cho hay, Metalloinvest, nhà xuất khẩu quặng lớn nhất của Nga cho rằng giá quặng giao ngay tại thị trường Trung Quốc có thể đạt 200 USD/tấn trong năm 2011 từ mức giá hiện tại 150 USD/tấn.
Metalloinvest cho biết đã lên kế hoạch nâng sản lượng xuất khẩu quặng đóng bánh nóng (DRI) lên gấp đôi từ mức 4,5 triệu tấn trong vài năm nữa.
Metalloinvest cũng đang cân nhắc dự án xây dựng nhà máy DRI tại Dubai, nơi mà chi nhánh Hamriya Steel sản xuất thép cây công suất 1 triệu tấn/năm đang hoạt động. Hiện Hamriyah đang sử dụng nguồn cung phôi để cán lại từ các nhà máy OEMK của Metalloinvest ở Stary Oskol, và nhà máy Ural Steel.
Nucor nâng giá thép HRC và CRC 30 USD/tấn
Tuần này, nhà sản xuất Nucor đã nâng giá thép cuộn 30 USD/tấn short, hiệu lực ngay lập tức.
Đúng như SBB phản ánh đầu tuần này về khả năng nhà sản xuất Nucor cũng sẽ nâng giá theo sau khi tập đoàn Duferco Farrell điều chỉnh giá bán cơ bản thép cuộn cán nóng HRC lên mức 560 USD/tấn short và cuộn cán nguội CRC lên 660 USD/tấn short.
Thổ Nhĩ Kỳ nâng chào giá xuất khẩu thép thanh thương phẩm
Các nhà sản xuất thép Thổ Nhĩ Kỳ đã nâng chào giá xuất khẩu thép thanh thương phẩm trong tuần này thêm 20 USD/tấn lên mức 650-670 USD/tấn fob từ mức 650 USD/tấn fob trước đó do giá phôi tăng, dẫu vậy, giá giao dịch vẫn chưa vượt quá mức 650 USD/tấn fob.
Hiện giá phôi chào bán từ các nước khối CIS vào Thổ Nhĩ Kỳ đã là 570 USD/tấn cfr sau khi giá phế liệu tăng mạnh. Đầu tuần này, chào giá phôi xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Trung Đông cũng đã điều chỉnh lên 565 USD/tấn fob. Nếu đồng USD càng yếu đi, càng củng cố thêm sự kỳ vọng về giá thép tại Thổ Nhĩ Kỳ còn cao hơn nữa.
Tại thị trường trong nước, giới thương nhân cho biết giá thép thanh thương phẩm tuần này có giá 910-950 TL/tấn (654-683 USD/tấn), chưa có thế VAT 18%.
Thép tấm của Anh còn điều chỉnh giảm
Giới kinh doanh thép tấm tại Anh vẫn chưa hết thất vọng về tình hình thị trường trong nước vẫn duy trì sự ảm đạm trong thời gian dài. Sức Giá cả thì đã giảm dưới mức chi phí của nhà sản xuất, hiện đang dao động từ 530-550 GBP/tấn (602-613 EUR/tấn), gồm phí vận chuyển.
Một stockist nói, do giá cả vẫn diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, vì vậy chúng tôi không dám đặt mua nhiều từ nhà máy vì sợ lỗ. Giá cả trên thị trường diễn biến rất nhanh, mà thời hạn nhận hàng từ nhà máy mất đến 08 tuần, vì vậy rủi ro càng nhiều.
Hơn nữa, để thu lại tiền mặt trước khi chuyển giao năm mới, các stockists phải hạ thêm giá để hàng bán chạy hơn. Hiện giá gốc lấy từ nhà máy là 560 GBP/tấn.
Thị trường phế nhập khẩu Đông Nam Á đang tăng nhiệt
Tuần này, tình hình nhập khẩu phế liệu ở khu vực Đông Á sôi động hơn, và giá đã vượt mức 400 USD/tấn cfr.
Shagang, nhà sản xuất thép Trung Quốc đã đặt mua ba lô phế vụn từ duyên hải miền tây nước Mỹ giao tháng 12 với giá 411 USD/tấn cfr, trong khi giữa tháng 10 giá chỉ 399 USD/tấn cfr.
Một số thương nhân rất ngạc nhiên với giá nhập khẩu mới của Shagang cao hơn 20-30 USD/tấn so với giá trong nước. Tuy nhiên đây Shagang muốn đi trước một bước vừa để đảm bảo nguồn cung dự trữ trước thềm mùa đông mà không sợ giá tăng thêm nữa.
Tuần này, Việt Nam cũng nhập khẩu 5.000 tấn phế liệu 80:20 HMS 1&2 giao tháng 12 từ Singapore với giá 405-408 USD/tấn cfr. Việt Nam cũng nhận được các chào giá một lô hỗn hợp gồm phế vụn và HMS từ Mỹ với giá 420-425 USD/tấn cfr.
Việt Nam cũng đã nhập phế container 80:20 từ Mỹ với giá 400 USD/tấn cfr. Các nhà nhập khẩu Indonesia cũng đang cố thương lượng với Mỹ về giá giao dịch loại phế liệu này ở mức 390 USD/tấn sau khi nhận được giá chào 400-405 USD/tấn cfr, cách đây hai tuần giá nhập chỉ 376 USD/tấn cfr.
Một thương nhân địa phương nói, các nhà sản xuất thép không theo kịp đà tăng liên tục của giá. Giá sẽ còn điều chỉnh vì các nhà sản xuất ở Thái Lan sẽ trở lại thị trường phế liệu thế giới sau khi lũ ở nước này rút đi.
Hơn nữa, các nhà sản xuất sẵn sàng mua phế liệu với giá cao nếu như doanh số bán thép thành phẩm tăng lên.
Giá thép cây tại Thượng Hải duy trì đà tăng từ đầu tuần
Giá thép cây tại Thượng Hải đã duy trì đà tăng ổn định từ thứ đầu tuần cho đến tận thứ Năm hôm qua nhờ sự cải thiện trong giao dịch.
Một thương nhân ở Thượng Hải tỏ vẻ phấn khởi, đã lâu lắm rồi mới thấy lại cảnh khách hàng nhộn nhịp đặt mua. Thị trường hiện đang được hỗ trợ bởi hai yếu tố đó là các mức dự trữ thép cây tại Thượng Hải xuống thấp, trong khi các dự án xây dựng đang được khởi động sau khi hội trợ thương mại quốc tế Shanghai Expo kết thúc vào cuối tháng 10.
Một thương khác cũng cho biết, chúng tôi đã nhận được một số đơn đặt hàng từ các công ty xây dựng và kỳ vọng nhu cầu còn tăng trước khi thời tiết trở lên băng giá hơn.
Hiện Thượng Hải, thép cây HRB335 16-25mm sản xuất bởi các nhà máy tuyến hai được giới thương nhân chào bán ở mức 4.280-4.300 NDT/tấn, tăng 100 NDT/tấn (15 USD/tấn) kể từ thứ Hai. Giá này đã có thuế VAT 17%.
Trong khi đó tại Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giá thép cây giao tháng 05 đóng cửa hôm qua (thứ Năm ngày 04/11/2010) ở mức 4.606 NDT/tấn, tăng hơn 100 NDT/tấn so với giá đóng cửa hôm thứ Hai ở mức 4.505 NDT/tấn.