Tiêu thụ thép Việt Nam còn gặp khó trong năm nay
Ông Đinh Huy Tam-Tổng thư ký kiêm phó chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam cho hay sự suy giảm của thị trường bất động sản trong nước kéo dài kể từ cuối năm 2010 đến nay đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu thụ thép.
Sản lượng và lượng tiêu thụ thép dài trong năm 2012 vừa qua đã giảm lần lượt 8,27% và 8,19% xuống còn 5,05 triệu tấn và 5,47 triệu tấn. Ngược lại, tiêu thụ thép dẹt lại tăng mạnh 40,25% lên 4,91 triệu tấn. Tính cả năm, tiêu thụ thép của Việt Nam tăng 9,08%, đạt 10,06 triệu tấn,
Phát biểu tại cuộc họp South East Asia Iron & Steel Institute ở Thái Lan trong tuần này, ông Tam cho biết lượng tiêu thụ thép dẹt của Việt Nam tăng mạnh là do các sản phẩm thép có boron được quy vào mục thép dẹt, trong khi trước đó nó nằm trong danh mục các sản phẩm thép khác.
Năm vừa rồi, nhập khẩu thép dẹt có boron đạt 954.000 tấn, trong đó gồm 679.000 tấn thép cuộn cán nóng, 278.000 tấn thép tấm cán nóng. Nhu cầu những sản phẩn khác như thép cuộn cán nguội, thép ống hàn, thép tấm mạ màu, thép kết cấu và thép đóng tàu đều tăng trong năm qua.
Tổng nhập khẩu thép dẹt của Việt Nam trong năm 2012 là 5,88 triệu tấn, tăng 29,44% so với năm 2011, trong đó thép cuộn cán nóng chiếm 69%.
Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là ngành xây dựng, ông Tâm khẳng định. Và trong năm 2013 này sẽ tiếp tục là một năm khó khăn nữa của nền kinh tế, tình hình kinh tế có thay đổi hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự quản lý cũng như các chính sách vĩ mô của chính phủ. Ông Tam dự đón, tiêu thụ thép trong năm nay chỉ tăng 3%.
Giá cuộn trơn TQ tăng trong nước giảm xuất khẩu
Giá cuộn trơn tại miền đông Trung Quốc đã nhích lên được trong mấy ngày gần đây nhờ sự hậu thuẫn của thị trường giao dịch kỳ hạn cũng như giá nguyên liệu thô phục hồi trở lại. Tuy nhiên các nhà tham gia thị trường không kỳ vọng giá sẽ duy trì được đà tăng trong lâu dài. Trong khi đó giá cuộn trơn xuất khẩu của Trung Quốc vẫn tái diễn đà đi xuống.
Tại Thượng Hải, cuộn trơn Q195 6.5mm do Jiujiang Iron & Steel sản xuất đã hồi về 3.260-3.270 NDT/tấn từ mức 3.200-3.230 NDT/tấn (518-523 USD/tấn) của tuần trước đó.
Nhưng các thương nhân cho biết giá đang thiếu xung lượng để có thể tiếp tục tăng thêm nữa. Hiện hầu hết các yếu tố cơ bản của thị trường không có dấu hiệu cải thiện, cũng như niềm tin thị trường chưa hồi phục. Thêm vào đó, giá phôi tại thành phố Đường Sơn đã giảm trở lại 10 NDT/tấn trong ngày thứ Tư hôm qua sau khi tăng vài ngày đầu tuần.
Về xuất khẩu, giá vẫn tiếp tục giảm trong tuần này. Hiện cuộn trơn SAE1008 6.5mm có giá giao dịch trong ngày thứ Tư trong tuần (05/06/2013) giao dịch ở mức 495-510 USD/tấn fob, giảm 7,5 USD/tấn so với cùng thời điểm của tuần rồi.
Trong đó giá của các nhà sản xuất nhỏ là 495-500 USD/tấn fob còn giá của các nhà máy lớn là 500-510 USD/tấn fob.
Các nhà sản xuất Ấn Độ giữ nguyên giá HRC tháng 6
Các nhà sản xuất Ấn Độ đã quyết định giữ nguyên giá thép cuộn cán nóng trong tháng 6 này không thay đổi so với tháng 5 do được hậu thuẫn từ đồng nội tệ mất giá khiến hoạt động nhập khẩu HRC từ nước ngoài bị hạn chế nên không còn bị đe dọa nhiều như trước.
Theo đó, HRC IS 2062 A/B 3mm vẫn được giữ nguyên mức 33.750-34.250 Rs/tấn (597-606 USD/tấn) như trong tháng 5.
Một thương nhân ở Chennai cho biết, trong tuần thứ ba của tháng 5, cũng có một số nhà máy đã điều chỉnh giảm giá bán cơ bản, nhưng sau khi đồng Rupees mất giá so với USD, tức 1 USD đổi được 56,6 INR từ mức 54 INR trước đó thì các nhà máy đã từ bỏ việc hạ giá. Tuy nhiên thay vào đó, nhà sản xuất sẽ chiết khấu cho khách hàng đặt mua khối lượng lớn nhưng không vượt qua 500 Rs/tấn (9 USD/tấn).
Một số quan chức của một nhà máy đã thừa nhận rằng nhu cầu trong nước vẫn chậm và sẽ càng tệ hơn trong mùa mưa từ tháng 6 kéo dài đến tháng 9, nhưng nhờ đồng Rupees trượt giá đã không khuyến khích cho nhập khẩu, vì vậy các nhà máy quyết định giữ nguyên giá bán trong tháng này.
Đàm phán giá HRC giữa Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn đang diễn ra
Đàm phán giữa các nhà cung cấp Nhật Bản với các khách hàng Hàn Quốc về giá thép cuộn cán nóng giao tháng 6 vẫn đang tiếp tục diễn ra. Phía các nhà cán lại Hàn Quốc mong muốn được giảm 30-40 USD/tấn so với tháng 5 từ mức 570-580 USD/tấn fob đối với mặt hàng cán lại dù mọi điều khoản cũng như khối lượng hợp đồng đã được hoàn tất.
Nhu cầu chậm chạp trên toàn thế giới, cũng như nguồn cung dồi dào không chỉ ở Nhật Bản mà còn cả ở những nước khác, cộng thêm đó là giá quặng đang xuống sẽ là những yếu tố tác động trực tiếp để kéo giá HRC xuất khẩu của Nhật giảm xuống, theo nhận định của các nhà cán lại Hàn Quốc. Họ cũng đề cập đến việc một tờ báo của Nhật đã đề cao các nhà sản xuất thép trong nước khi tâng bốc rằng các nhà máy của Nhật sẽ không xuất khẩu thép sang Hàn Quốc tháng 7 để định vị lại môi trường HRC ở châu Á, cũng như củng cố danh tiếng của họ rằng thà không bán chứ không nhất quyết không bán giá rẻ bèo.
“Quả thật là nực cười vì chúng tôi thừa hiểu rằng các nhà máy Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc tiêu thụ nguồn hàng trong bối cảnh sản xuất dư thừa như hiện nay. Trong tháng 7 và 8 tới, việc bán hàng của họ càng khó khăn hơn vì chúng tôi sẽ tiến hành tạm ngưng sản xuất để bảo trì nhà xưởng”, một nhà cán lại của Hàn Quốc cho hay.
Song song đó, Bộ Năng lượng và Công nghiệp và Thương mại cũng cảnh báo sẽ thiếu điện nghiêm trọng trong mùa hè này. Do đó sản xuất thép của các nhà sản xuất Hàn Quốc sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
Thị trường thép HRC Trung Quốc đang ấm lên
Giá thép cuộn cán nóng tại miền đông Trung Quốc đã duy trì đà tăng trong ngày thứ Tư hôm qua nhờ sức mua bắt đầu tăng tốc kể từ khi giá phục hồi vào ngày thứ Ba trước đó.
Theo đó, thép cuộn cán nóng HRC Q235 5.5mm tại Thượng Hải được thương nhân chào bán ở mức 3.450-3.480 NDT/tấn (559-563 USD/tấn) và tại Lecong (Quảng Đông) là 3.570-3.620 NDT/tấn. Cả hai đã bao gồm VAT và tăng lần lượt 60 NDT/tấn và 50 NDT/tấn so với ngày thứ Ba trước đó, đồng thời nâng tổng mức tăng trong hai ngày 4 và 5/06 lên 90 NDT/tấn và 75 NDT/tấn.
Một số nguồn tin thị trường cho biết giao dịch cải thiện hơn đã khuyến khích các thương nhân tự tin nâng giá bán, thậm chí một số thương nhân đã găm hàng không bán ra để chờ giá lên nữa.
Giá thép cán nóng tại thị trường nội địa Trung Quốc đã trải qua gần ba tháng giảm ròng rã, và giờ mới phát tín hiệu phục hồi. Tuy nhiên một số thương nhân vẫn chưa tin tưởng lắm về khả năng thị trường sẽ hình thành được xu hướng đi lên bởi vì nhu cầu tiêu thụ trong tháng 6 và 7 thường rất chậm, trong khi nguồn cung từ các nhà máy cho thị trường vẫn rất dồi dào.
Việc giá thép tăng sẽ càng khuyến khích các nhà sản xuất đẩy mạnh sản lượng, mọi kế hoạch bảo trì nhà xưởng sẽ bị hủy bỏ.
Nhu cầu nhập khẩu HRC Ấn Độ chậm dần
Nhập khẩu thép cuộn cán nóng của Ấn Độ vẫn yên ắng trong tuần này do sự bất lợi bởi đồng nội tệ tiếp tục mất giá.
Tuần này, thép cuộn cán nóng HRC SS400 3mm và tiêu chuẩn thương mại được các nhà sản xuất lớn của Trung Quốc chào bán ở mức 550-560 USD/tấn cfr, trong đó gồm 35 USD/tấn cước phí, hầu như không có gì thay đổi so với tuần rồi. Tuy nhiên chào giá từ các thương nhân chỉ 535-540 USD/tấn cfr, giảm 5-10 USD/tấn so với tuần rồi và các nhà nhập khẩu chào mua sản phẩm này 525 USD/tấn cfr.
Tại thị trường nội địa Ấn Độ, HRC IS 2062 A/B 3mm sản xuất trong nước có giá xuất xưởng 33.750-24.250 Rs/tấn (597-606 USD/tấn), tương đương giá nhập khẩu 555-564 USD/tấn cfr tại mức thuế nhập 7,5%.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng chào bán mặt hàng HRC SAE1006 2mm tiêu chuẩn cán lại vào Ấn Độ trong tuần này với giá bình quân 565-570 USD/tấn cfr, hầu như không có gì thay đổi so với tuần rồi.
Do đồng Rupee mất giá so với USD, nên các nhà nhập khẩu cũng giảm dần sức mua hàng ngoại từ hai tuần nay.