Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin thế giới ngày 06/12/2010

Trung Quốc và Ấn Độ quyết định nhu cầu thép trong năm 2011

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ được cho là đáng kinh ngạc, do đó hầu hết giá của tất cả các kim loại chủ yếu được quyết định bởi nhu cầu đang tăng lên từ 02 quốc gia này.

Trong năm tới, nhu cầu thép hầu như được quyết định bởi Trung Quốc và Ấn Độ. Theo Hiệp hội Sắt Thép Thế giới, nhu cầu thép toàn cầu trong năm 2011 được dự báo giảm 5,3% nhưng vẫn còn ở mức cao kỷ 1,34 triệu tấn.

Trong đó, dẫn đầu là các nước như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, trong khi nhu cầu ở các nước phát triển có chậm hơn do phải nỗ lực để phục hồi lại nền kinh tế từ cuộc suy thoái toàn cầu.

Các chuyên gia phân tích cho rằng tiêu thụ thép toàn cầu, được lèo lái bởi Ấn Độ và Trung Quốc, sẽ tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn so với  thời gian qua.

Tiêu thụ thép thô của Trung Quốc trong năm 2011 được cho là sẽ tăng khoảng 8%-9% lên mức 650 triệu tấn. Khả năng sản xuất thép thô Trung Quốc đạt 680 triệu tấn và tiêu thụ cũng đạt 560 triệu tấn trong năm 2012.

Sự kết hợp nhu cầu của Trung Quốc và Ấn Độ là triển vọng cự kỳ tích cực cho ngành công nghiệp thép toàn cầu. Tốc độ phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các nguyên liệu thô, hai quốc gia này sẽ lèo lái nhu cầu than và quặng tăng lên.

Bên cạnh đó, nhu cầu thép nội địa của Ấn Độ được dự báo sẽ tăng thêm 9-10% trong năm tài khoá 2010-2011. Nhu cầu sẽ phụ thuộc chủ yếu bởi các ngành công nghiệp như chế tạo ô tô, xây dựng cơ sở hạ tầng và các nhu cầu tiêu dung lâu bền khác.

Trước những cơ hội này, các nhà sản xuất thép Ấn Độ đang lên kế hoạch tăng sản xuất. Điển hình là Tata Steel, doanh nghiệp hiện đang chiếm 40% sản lượng thép chế tạo ô tô của Ấn Độ, đang chuẩn bị liên kết với Nippon Steel của Nhật Bản nhằm sản xuất thép dài kỷ thuật.

JSW Steel cũng đã liên kết với  JFE Corporation của Nhật Bản và sẽ thiết lập dây chuyền sản xuất thép chế tạo ô tô tại nhà máy Vijayanagar. Nhà máy sản xuất 10 triệu tấn tại West Bengal này đánh dấu cho sự phát triển của ngành sản xuất thép chế tạo ôn tô.

Essar Steel chiếm 20-25% cổ phần thị trường thép chế tạo ô tô ở Ấn Độ và bắt đầu tìm kiếm đối tác công nghệ để nhân rộng cổ phần thép chế tạo ô tô tại thị trường nước này. SAIL sẽ rút lui hoàn toàn khỏi thị trường thép thô, thép bán thành phẩm và thay vào đó là lĩnh vực đầu tư mới, sản xuất thép thành phẩm.

 

Giá phế liệu trong nước và xuất khẩu của Mỹ tiếp tục tăng

Giá phế liệu tại Mỹ tiếp tục tăng trong tuần rồi do khoảng 15-30 USD/tấn do Mỹ đang trong thời điểm mùa đông và cận kề các ngày nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới.

Không chỉ giá bán tăng tại thị trường nội địa, Mỹ cũng nâng giá xuất khẩu HMS scrap 1&2 (80:20) lên 415 USD/tấn C&F sang Đài Loan, tăng 10 USD/tấn so với giá xuất khẩu trước đó.

 

Giá phôi tấm xuất khẩu sang châu Á khả năng tăng trong quý Một 2011

Các cuộc thương lượng về giá phôi tấm cung cấp cho các nhà sản xuất châu Á trong ba tháng cuối cùng trong năm nay đã được khởi động kể từ khi một nhà cung ứng của Brazilian chào giá xuất khẩu ở mức 600 USD/tấn fob, tăng 60-80 USD/tấn so với ba tháng trước đó.

Trong tháng cuối cùng trong quý Ba, giá phôi tấm xuất khẩu của Nga và Ukraina sang châu Á được báo cáo ở mức 530 USD/tấn fob, còn hiện tại, giá đã giảm đi nhiều do các nhà sản xuất ở hai nước này đang bán tháo trước khi tuyết phủ dày và đóng băng ở các cảng vận chuyển trong mùa đông.

Tại châu Á, Hyundai Steel Co của Hàn Quốc cho biết nhà sản xuất này đã bắt đầu cung ứng phôi tấm cho thị trường trong nước và xuất khẩu, do vậy, các nhà cán lại ở Hàn Quốc vốn dựa chủ yếu vào phôi tấm nhập khẩu chẳng có lý do gì mà không chuyển sang dùng hàng trong nước. Hyundai Steel cũng đã thương lượng với một nhà cán lại của Đài Loan để cung ứng phôi tấm.

Sự nổi lên của Hyundai Steel như là một nhà cung cấp phôi mới cho khu vực châu Á là nhân tố quan trọng gây giảm giá phôi của các nhà cung cấp truyền thống. Bên cạnh đó, giá thép cuộn cán nóng tại châu Á đã giảm giá đáng kể từ tháng 10 đến tháng 12, do vậy giá phôi tấm cũng vì thế mà ảnh hưởng giảm theo.

Hiện tại, mặc dù giá quặng thép trên thế giới vẫn tiếp tục duy trì đà tăng giá, mà điều này góp phần ngăn chặn được giá phôi tấm trượt dốc. Một số tin đồn gần đây cho hay, giá nguyên vật liệu thô trên thế giới có thể sẽ tăng khoảng 10% trong quý Một năm tới, do đó, giá phôi tấm khả năng cũng có sự điều chỉnh tăng từ 30-40 USD/tấn trong ba tháng đầu năm 2011.

 

Giá thép cây Đài Loan có khả năng tăng lên trong tuần này

Thị trường thép xây dựng Đài Loan đã chuyển hướng tích cực hơn trong tuần trước, trong đó giá thép cây vẫn duy trì ổn định ở mức 18.800-18.900 Đài tệ/tấn.

Tuy nhiên, giá thép cây trong tuần này được dự báo sẽ tăng lên và thậm chí có thể chạm mức 19.000-19.100 Đài tệ/tấn.

Trên thực tế, một số nhà sản xuất tuần trước vẫn nhận đơn đặt hàng với giá 18.7000 Đài tệ/tấn do nhu cầu đầu tuần yếu.

Nhưng ngay khi nhu cầu thu mua trở lại trong ngày thứ Năm, hầu hết các nhà sản xuất đã quyết định điều chỉnh nâng giá lên 18.800-18.900 Đài tệ/tấn.

Khả năng giá thép cây trong tuần này sẽ được điều chỉnh tăng lên 19.00-19.100 Đài tệ/tấn.

Đồng thời, giá các sản phẩm thép hình kích thước nhỏ trong tuần này cũng được dự báo sẽ tăng thêm 500 Đài tệ/tấn.

 

Nhà sản xuất thép Đài Loan nâng giá thép cây và hình

Nhà sản xuất Feng Hsin của Đài Loan đã nâng giá cơ bản của thép cây và thép hình trong tuần này thêm 300-500 Đài tệ/tấn (10-16,5 USD/tấn) cùng mức bình quân với giá phế liệu.

Trong đó thép cây tăng 300 Đài tệ lên mức 19.700 Đài tệ/tấn (650 USD/tấn) sau khi giá phế liệu điều chỉnh lên 12.700-13.600 Đài tệ/tấn (419-449 USD/tấn), còn thép hình được nâng 500 Đài tệ/tấn lên 20.600-20.800 Đài tệ/tấn (680-687 USD/tấn).

 

Nhập khẩu thép bán thành phẩm và HDG của Mỹ giảm 25%, ngược lại HRC tăng lên

Theo số liều từ giấy phép nhập khẩu của Mỹ cho thấy, nhập khẩu thép bán thành phẩm của nước này trong tháng 11 giảm 25%. SBB cũng cho hay, thép tấm mạ kẽm nhúng nóng cũng có mức giảm tương tự.

Trong tháng 11, Mỹ đã nhập khẩu khoảng 198.000 tấn thép bán thành phẩm, giảm từ mức 264.000 tấn của tháng 10. Kể từ tháng 05/2010, nhập khẩu thép bán thành phẩm đạt khoảng 400.000 tấn/tháng và thậm chí có thể nhiều hơn, đỉnh cao là tháng 07, nhập 550.000 tấn.

Thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng HDG được nhập khoảng 79.000 tấn, cũng giảm 25% so với tháng 10.

Trong khi đó, HRC được nhập khoảng 180.000 tấn, tăng 02% từ mức 146.000 tấn của tháng 10.

Nhập khẩu thép tấm dạng cuộn tăng 28% lên mức hơn 85.000 tấn, còn nhập khẩu thép tấm cắt rời vẫn ổn định ở mức 47.000 tấn.

 

Nucor, SDI đã nâng giá thép cây và thép thanh thương phẩm thêm 20 USD/tấn

SBB cho hay, Nucor-một trong những nhà sản xuất thép dài lớn nhất nước Mỹ đã quyết định nâng giá thép cây và thép thanh thương phẩm thêm 20 USD/tấn short, và được áp dụng ngay.

Đây là lần nâng giá thứ hai trong tháng này do các giá giao dịch ngày 01/12 đã được nâng thêm 20 USD/tấn.
Bên cạnh đó, Steel Dynamics Inc's Roanoke Bar cũng đã điều chỉnh nâng giá thép cây và MBQ thêm 20 USD/tấn, và được áp dụng ngay.

Đơt điều chỉnh nâng giá lần trước là do phụ phí phế liệu tăng lên. SBB cho hay, trong đó chủ yếu là  phế vụn, tăng 30 USD/tấn short.

Giá thép cây và MQB tăng cũng xuất phát từ một nguyên nhân khác là do Nucor đã tiến hành nâng giá thép tấm thêm 40 USD/tấn short, lần tăng thứ hai chỉ trong vài ngày.

Một nhà sản xuất cho biết các sản phẩm thép dài tăng giá chủ yếu là do bị lèo lái bởi giá phế. “Chúng tôi sẽ tiếp tục nâng giá chừng nào mà giá phế liệu còn leo thang,” doanh nghiệp này tuyên bố. Ông cho biết các đơn đặt hàng trong vài tuần trước tăng lên rất nhanh, cho thấy giá phế sẽ còn tăng thêm nữa.
 

Giá thép ống không hàn của Trung Quốc tăng nhẹ

Theo SBB, thị trường thép ống không hàn của Trung Quốc vẫn khá im ắng kể từ hôm 29/11 do một số nhà sản xuất phôi tròn của nước này đã thông báo quyết định sẽ giữ nguyên giá xuất xưởng. Tuy nhiên, giới thị trường bắt đầu nhận thấy khó có thể chấp nhận mức giá cao từ các nhà sản xuất.

Một thương nhân Thượng Hải phát biểu trên SBB rằng, thị trường còn quá yếu nhưng cảm tính chung đã có chút cải thiện. Giá phôi giao ngay trong tuần này tăng nhẹ phù hợp với giá phôi tại thị trường phía bắc Trung Quốc đồng thời giá phôi tròn xuất xưởng của các nhà sản xuất ổn định đã hỗ trợ cho thép ống không hàn tăng giá.

“Thị trường thép ống không hàn sẽ ở trạng thái chờ xem diễn biến của thị trường phôi tròn như thế nào. Cho đến khi có sự điều chỉnh giá phôi, thép ống không hàn được dự đoán duy trì giá ổn định, “ một thương nhân nói.

Tại thị trường Thượng Hải, thép ống không hàn 219x6mm (GB/8163) do các nhà máy ở tỉnh Giang Tô và Sơn Đông sản xuất vẫn có giá chào hôm 03/12 là 5.500-5.550 NDT/tấn (826-833 USD/tấn), bao gồm 17% VAT, không thay đổi so với mức giá của tuần trước đó.

Trong khi đó, Baotou Iron and Steel, nhà sản xuất thép ống tuyến 01 hôm 29/11 đã điều chỉnh nâng giá thêm 50 NDT/tấn lên mức 5.450 NDT/tấn, bao gồm 17% VAT. Như vậy, hiện thép ống không hàn 273x8mm thương phẩm đã tăng lên mức 5.450 NDT/tấn, bao gồm VAT.

Tuy nhiên, giá xuất xưởng ở mức cao của các nhà sản xuất ống hàn Trung Quốc không được giới thị trường hòan toàn chấp nhận, đang phải đối mặt với nhu cầu giảm dần do mùa đồng sắp cận kề. Nhưng khả năng giá sẽ không giảm xuống chừng nào mà giá phôi tròn tăng mạnh như hiện nay.

 

Thị trường thép không gỉ châu Á giao dịch trầm lắng

Giao dịch thép không gỉ 300s series tại châu Á tuần rồi khá yên ắng do người mua chờ đợi các nhà cung cấp ở khu vực Đông Á đưa ra các giá chào bán mới. Tuần rồi, Đài Loan đã hạ giá chào bán xuống chút đỉnh, trong khi Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn giữ nguyên.

Đài Loan hạ giá chào bán thép không gỉ austenitic sang Trung Quốc với giá 3,200-3,350 USD/tấn cfr từ mức , nhưng phản ứng của khách hàng Trung Quốc khá hờ hững. Một thương nhân ở miền nam Đài Loan nói, chúng tôi đã hạ giá chào bán, nhưng vẫn không có ai mua. Hiện các khách hàng vẫn đang đợi giá chào bán mới.

Một thương nhân ở miền nam Trung Quốc nói giao dịch thép không gỉ với Nhật Bản và Hàn Quốc hiện hoàn toàn là không có, do đó các nhà cung cấp ở hai nước này sẽ hạ giá chào như Đài Loan. Tuy nhiên giá nickel phục hồi gần đây e là giá sẽ khó giảm. Giá chào bán gần đây nhất của Nhật Bản và Hàn Quốc là 3.400-3.500 USD/tấn và 3.300-3.350 USD/tấn hồi cuối tháng 11.

Thép tấm cán nguội 304 từ Đông Á giao từ 01-02 tháng vào Trung Quốc có giá giao dịch 3.250-3.400 USD/tấn cuối tháng 11.

Giá nickel giao kỳ hạn ba tháng tại Sàn giao dịch Kim loại London đóng cửa ngày 02/12 chốt ở mức 23.700/50 USD/tấn, tăng 1.000 USD/tấn so với tuần trước.

 

TSI-Giá tham khảo phế nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ tăng nhẹ

Giá tham khảo hàng tuần mới nhất cho phế nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đã được The Steel Index (TSI) công bố hôm thứ Sáu tuần trước cho thấy giá phế HMS 1&2 tăng nhẹ kể từ tuần trước, tăng lần đầu tiên lên mức 400 USD/tấn kể từ hồi 03/05/2010.

Giá tham khảo quặng nhập vào Thổ Nhĩ Kỳ tăng 09 USD/tấn lên mức 408 USD/tấn cfr. Giá tăng 21 USD/tấn, tức 0,5%,  so với mức cao của 04 tuần trước. Theo báo giá của TSI, phế hỗn hợp HMS 1&2 và HMS 80/20 nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ được chọn làm giá tham khảo cơ bản cho các loại phế khác.

Giá nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ là giá tham khảo đầu tiên trong các bảng giá tham khảo được TSI công bố.  GIá tham khảo nhập khẩu phế Ấn Độ và phế Mỹ đang trong tiến trình thẩm định giá, trong dữ liệu được chọn lọc và tính toán của TSI, tuy nhiên các mức giá này vẫn chưa được công bố một cách chính thức.

Đối với sản phẩm phế Mỹ và Ấn Độ, TSI đã tư vấn trong tuần kết thúc hôm 03/12 với các mức giá chưa chính thức.  Trong đó, phế vụn Mỹ có giá 386 USD/tấn long, tăng 5,8% so với mức giá của tuần trước đó, còn phế vụn được tháo dỡ từ container của Ấn Độ có giá 414 USD/tấn, tăng 1,5% kể từ tuần trước.

 

Thép thanh thương phẩm Trung Quốc tăng giá

Giá thép thanh thương phẩm tại Thượng Hải đã tăng nhẹ tuần rồi sau khi các nhà sản xuất Trung Quốc nỗ lực nâng giá xuất xưởng, và nguồn cung trên thị trường cân bằng.

Vào ngày 03/12/2010, thép góc (hình V) 50x50x5mm do Ma’anshan Iron & Steel (Magang) sản xuất được giới thương nhân Thượng Hải chào bán ở mức 4.550-4.560 NDT/tấn (683-684 USD/tấn), bao gồm thuế VAT 17% và tăng 50 NDT/tấn so với tuần trước.

Tại Lang Phường, thép cùng loại sản xuất tại Thiên Tân giá cũng tăng 20-40 NDT/tấn lên mức 4.250 NDT/tấn.

Còn thép thanh hình U 16a do Magang sản xuất có giá chào cũng được nâng lên 4.580-4.600 NDT/tấn.

Một thương nhân ở Thượng Hải nói, các nhà sản xuất nâng giá bán nhằm nỗ lực bù đắp chi phí nguyên vật liệu thô tăng, vì vậy chúng tôi cũng phải nâng giá bán theo để tránh bị lỗ.

Vào ngày 02/12, giá phôi tại Đường Sơn tăng 50 NDT/tấn, điều này cũng phần nào hỗ trợ cho giá thép thanh.

 

Giá thép xây dựng Việt Nam ổn định

Hoạt động xây dựng ở Việt Nam thường sôi động vào dịp cuối năm, nhưng nhu cầu thép xây dựng đã không tăng mạnh như thị trường kỳ vọng, mà chỉ duy trì ở mức độ ổn định, một thương nhân ở Tp. HCM cho biết.

Còn một quan chức của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho hay, hầu như mỗi dịp cuối năm những năm về trước, các nhà thầu đều nỗ lực để hoàn tất các dự án xây dựng, nhưng mọi thứ đều thay đổi trong năm nay do sự cản trở từ lãi suất tín dụng từ các Ngân hàng thương mại đã điều chỉnh cao lên mức 15-18%.

Nhu cầu đã ổn định và lượng tiêu thụ trong tháng 11 ước tính chừng 450.000 tấn, tăng nhẹ so với mức bình quân 380.000-400.000 tấn.

Thép cuộn trơn trong nước có giá 14,5-14,8 triệu đồng/tấn (674-688 USD/tấn), thép cây dao động từ 14,6-15,2 triệu đồng/tấn (679-707 USD/tấn), giá xuất xưởng và chưa gồm thuế VAT 10%.

Tiêu thụ thép xây dựng trong nước chưa có chuyển biến đáng kể, nên phần nào ảnh hưởng đến giá phôi trên thị trường, nghĩa là các nhà cung ứng phôi trong nước không thể nâng giá bán mà vẫn duy trì ở mức 12.400 đồng/kg dù nỗ lực nâng giá lên 12.800 đồng/kg trước đó.

Song song đó, giá phôi thép nhập khẩu chào bán vào Việt Nam cũng đã tăng, cao hơn giá trong nước khoảng 1 triệu đồng/tấn, đó là lý do các nhà sản xuất chuyển qua dùng phôi sản xuất trong nước.

 

JFE nhắm đến nâng giá thép trong nước và xuất khẩu

Trong khi phía người tiêu dùng ở Nhật muốn các nhà sản xuất của nước này hạ giá bán vì quá đắt, dù vậy JFE Steel vẫn đang đặt ra mục tiêu nâng giá bán trong nước từ 3.000-5.000 Yên/tấn từ ngày 01/01 năm tới.

Tsutomu Yajima, phó chủ tịch điều hành của JFE giải thích, không chỉ riêng ngành thép mà hầu hết các ngành công nghiệp sản xuất đều đang đối mặt với tình hình khó khăn do tác động bởi đồng Yên tăng giá, trong khi khách hàng lại yêu cầu các nhà sản xuất hạ giá bán các sản phẩm. Tuy nhiên, chúng tôi không thể đáp ứng yêu cầu này do chúng tôi đang chịu nhiều sức ép về giá thành sản xuất đầu vào, nhất là đối với nguyên vật liệu thô tăng quá cao.

Ông Yajima cũng tiết lộ với cánh báo chí một tin nóng là các nhà sản xuất của Nhật đã đồng ý trả cho BHP Billiton-Mitsubishi Alliance (BMA) thêm gần 8% giá trị của hợp đồng than cốc cứng giao trong quý Một năm tới so với giá trong quý hiện tại.                    

Vị quan chức này cũng đưa ra dự báo về giá quặng giao quý Một năm tới cũng sẽ tăng hơn khoảng 10 USD/tấn lên mức 137 USD/tấn.

Không chỉ các khách hàng trong nước như các nhà sản xuất ô tô, điện tử và đóng tàu phải chấp nhận giá mua cao hơn, mà các các khách hàng nước ngoài cũng được cho là sẽ phải chấp nhận giá bán cao từ các nhà cung cấp Nhật Bản từ 50-100 USD/tấn trong tháng tới, nghĩa là thép cuộn cán nóng HRC xuất khẩu sẽ được điều chỉnh lên 750 USD/tấn fob.

Đồng Yên mạnh lên khiến lợi nhuận của các nhà sản xuất giảm xuống. Hôm thứ Sáu tuần rồi, 1 USD đổi được 83 yên, không thay đổi so với ngày 01/10.

 

Thị trường HRC Trung Quốc kỳ vọng tốt hơn trong tháng 12

Niềm tin đối với thị trường thép cuộn cán nóng của Trung Quốc gần đây đã cải thiện do các mức dự trữ có sự điều chỉnh giảm, trong khi giá bán tháng 12 của các nhà sản xuất vẫn ở mức cao.

Trong tuần đầu tiên của tháng 12, dự trữ HRC tại Thượng Hải đã giảm hơn 10.000 tấn so với cuối tháng 11 xuống mức 1,84 triệu tấn.

Mặc dù giá HRC tại thị trường giao ngay Thượng Hải đã điều chỉnh nhẹ xuống mức 4.300 NDT/tấn (645 USD/tấn), bao gồm thuế VAT 17% do người mua không thể chấp nhận được giá cao, nhưng giới thương nhân tin rằng giá có thể sẽ tăng lại vào cuối tháng này do mức tồn dự trữ đang theo chiều hướng xuống.

Trong khi tại Lecong, mức tồn dự trữ trên thị trường đã ngừng giảm từ cuối tháng 11, hiện vẫn ở mức 1,16 triệu tấn. Hầu hết các thương nhân vẫn tin tưởng vào giá cả thị trường do giá giao tháng 12 đã cao hơn so với giá hiện tại, do vậy họ sẽ không hạ giá chào xuống.

Giá HRC của một số nhà sản xuất Anshan Iron & Steel, Rizhao Iron & Steel và Shagang giao tháng 12 tại Lecong dao động từ 4.400-4.550 NDT/tấn, trong khi giá bán giao ngay khoảng 4.400 NDT/tấn, cũng bao gồm thuế VAT và các chi phí khác.