Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin thế giới ngày 07/3/2011

Nhà máy Trung Quốc cần tự túc nguồn cung than

Theo nguồn tin từ bộ công nghệ thông tin và công nghiệp, khối lượng than cốc nhập khẩu vào Trung Quốc tăng mạnh từ 34,4 triệu tấn trong năm 2009 lên 47,27 triệu tấn trong năm 2010. Lượng than nhập khẩu trong hai năm này chiếm 7% và 8% tổng số sản lượng tiêu thụ than trong nước. Thông qua số liệu trên cho thấy Trung Quốc là nhà nhập khẩu ròng đối với than từ một nhà xuất khẩu ròng.

Bộ cũng nói thêm rằng vào năm 2011, lũ lụt xảy ra tại Úc- nhà xuất khẩu than quốc tế hàng đầu- và sự hồi phục của ngành công nghiệp sắt, thép toàn cầu khiến cầu tăng mà cung không đủ dẫn đến tăng giá than.

Hiện tại, giá than giao ngay trên thị trường quốc tế đã vượt mức kỷ lục 300 USD/tấn. Tại Trung Quốc, than cốc luyện kim có giá bình quân 2.050 RMB/tấn (312,3 USD/tấn), tăng 155 RMB/tấn (23,6 USD/tấn) so với giá tháng 01 (tính theo thời giá ngày 07/03/2011).

MIIT tin rằng nguồn than trong nước gần như có thể đáp ứng nhu cầu cho ngành công nghiệp sản xuất sắt thép Trung Quốc mặc dù vẫn khan nguồn cung than có chất lượng cao. Bộ kết luận rằng các doanh nghiệp sắt thép Trung Quốc nên tập trung và tăng tính tự chủ trong nguồn cung cấp than trong thời gian tới.

 

Iran dự kiến sản xuất 53 triệu tấn thép vào năm 2016

Công ty cổ phần khai khoáng và sản xuất thép trực thuộc nhà nước Iran dự kiến tăng sản lượng thép lên 53 triệu tấn/năm trong vòng 5 năm tới. Theo số liệu của hiệp hội thép thế giới, năm vừa qua Iran sản xuất khoảng 12 triệu tấn thép.

Chủ tịch của Imidro - Hassan Polarlak đã trình bày kế hoạch mở rộng mới tại hôi nghị chuyên đề thép (Iran Steel Symposium) hằng năm diễn ra tại Esfahan tuần này. Ông cũng cho biết thêm công ty sẽ đầu tư thêm 260.000 tỉ IRR (23 triệu USD) vào khai thác và sản xuất thép, kẽm, than đá và nhôm đầu năm tài khóa mới 2011 bắt đầu vào ngày 21/03.  

Kế hoạch mở rộng này nhằm tăng năng suất thép lên 53 triệu tấn/năm vào năm tài khóa 2016. Hầu hết sự đầu tư này sẽ do các công ty thuộc khối tư nhân thực hiện.

Ông Polarak cũng vạch ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ sản xuất thép. Ông cho rằng 75% các nhà máy sản xuất phôi từ quặng, cũng như các nhà máy thép là do Iran xây dựng, con số này sẽ còn tăng trong nữa trong tương lai.

Ông cũng thúc giục các nhà sản xuất thép trong nước hướng đến sản xuất các vật liệu nhẹ để đa dạng sản phẩm, cũng như tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho ngành thép.

 

Nhật Bản khả năng sẽ nâng giá CRC giao quý Hai vào Hàn Quốc

Các nhà sản xuất thép Nhật Bản đang chuẩn bị để bước vào các cuộc đàm phán với các khách hàng Hàn Quốc về giá thép cuộn cán nguội giao kỳ hạn quý Hai. Khả năng các nhà cung cấp Nhật Bản sẽ nâng giá 250-300 USD/tấn. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thép Nhật sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc nâng giá bởi gặp phải sự cạnh tranh từ Trung Quốc.

 

Giá phế tại Mỹ tăng nhẹ tuần qua

Theo The Steel Index (TSI), giá thép phế liệu vụn của Mỹ giao đến nhà máy ở vùng Trung tây nước này đã tăng nhẹ trong tuần qua, khoảng 2 USD/tấn long lên mức 457 USD/tấn long.

Theo nguồn tin từ SBB giá phế tăng chủ yếu do nhu cầu ổn định ở cả trong nước lẫn xuất khẩu sang các nước Đông Á, cũng như khâu thu thập nguồn nguyên liệu này giảm do thời tiết xấu trong suốt tháng qua.

 

Giá thép tại Pakistan tăng do thiếu phôi

Tuần qua giá thép cây tại thị trường Pakistan tăng lên mức 70.000 PKR/tấn do thiếu nguồn cung phôi trong nước. Pakistan Steel, nhà sản xuất thép lớn nhất trong nước vẫn không chịu cung cấp phôi cho những nhà sản xuất cán lại.

Hiện tại giá phôi đang nằm ở mức 650 USD/tấn. Khoảng cách chênh lệch giữa giá phôi và thép cây ở Pakistan so với thị trường quốc tế là do chi phí sản xuất ở Pakistan cao hơn, cụ thể là nặng về giá điện. Chỉ vì thiếu phôi nên các nhà sản xuất cán lại phải sử dụng phế liệu tái chế và thép tấm đóng tàu để sản xuất thép cây.

Gần đây, giá thép cuộn trơn cũng tăng, nhưng nhiều hơn so với thép cây và hiện đang ở mức 860-870 USD/tấn vì nguồn cung cũng đang thiếu hụt trên thị trường.

Tuần qua giá thép của Pakistan Steel thông báo hạ giá 1.500 PRK/tấn xuống 5.2300 PRK/tấn (611 USD/tấn), nhưng do không có nguồn cung nguồn nguyên liệu thô cho sản xuất thép dài nên nhà sản xuất này đã cân nhắc để giá trôi nổi theo xu hướng thị trường.

 

Giá thép mạ kẽm Thổ Nhĩ Kỳ bình ổn

Nhu cầu thép mạ kẽm nhúng nóng tại Thổ Nhĩ Kỳ rất chậm và giá không thay đổi. Các nhà sản xuất thép mạ kẽm nhúng nóng cho biết vì nguồn cung cao dẫn tới sự cạnh tranh căng thẳng giữa các nhà sản xuất cùng với các vấn đề chính trị diễn ra tại khu vực các nước Trung Đông là rào cản chính đối với sức mua và giá thép.

Người tiêu thụ trực tiếp chỉ mua thép với số lượng nhỏ vì cho rằng giá còn giảm. Tuy nhiên nhà sản xuất lại không hạ giá vì chi phí nguyên vật liệu đắt đỏ, hơn nữa giảm giá sẽ tác động tiêu cực đến lực mua.

Thép mạ kẽm nhúng nóng loại dày 0,5mm được bán với giá 970-1000 USD/tấn tại thị trường trong nước, tương đương với giá cách đây 1 tháng. Một số thương nhân tin giá sẽ điều chỉnh xuống bởi vì giá các sản phẩm thép dài đã hạ gần đây, tuy nhiên số khác nhận định rằng các nhà sản xuất sẽ không nhượng bộ điều chính giá xuống thấp hơn. Hầu hết họ nghĩ rằng thị trường cần thêm 10 đến 15 ngày nữa để nhận rõ xu hướng thị trường.

 

Suzuki Metal Industry nâng giá thép cuộn trong tháng tới

Suzuki Metal Industry đã quyết định nâng giá trong nước và xuất khẩu cho tất cả các sản phẩm thép cuộn giao vào tháng 04 tới thêm 20.000 Yên/tấn (244 USD/tấn) sau khi công ty Nippon Steel (sở hữu 67% cổ phần ở Suzuki Metal) nâng giá bán cuộn trơn trong nước 20.000 Yên/tấn trong tháng 04.

Phát ngôn viên của Suzuki Metal nói: “Chúng tôi cần sự thông cảm từ khách hàng về việc nâng giá này:. Hiện tại công suất sản xuất của công ty chỉ ở mức 80%, tức 5.300 tấn cuộn trơn một tháng.

 

Giá quặng có thể lập kỷ lục mới trong nửa đầu 2011

Pavel Mitrofanov, Phó chủ tịch của công ty khai khoáng lớn nhất của Nga – Metalloinvest nói giá quặng tinh và quặng cô đặc tại thị trường giao ngay của Trung Quốc, mà được coi là chuẩn của giá quặng thế giới, được kỳ vọng sẽ chạm mức kỷ lục mới trên 200 USD/tấn trong nửa đầu năm 2011.

Quặng tinh và cô đặc 62% Fe tại Trung Quốc có giá gần mức 200 USD/tấn, vì vậy, các nhà cung cấp của Nga như Metalloinvest sẽ có nhiều cơ hội để điều chỉnh giá lên cao hơn đến các khách hàng Trung Quốc trên mức 200 USD/tấn.

Nhưng giá quặng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào giá thép, nếu giá thép giảm thì giá quặng sẽ khó vượt mức 200 USD/tấn. Tuy nhiên, ông  Mitrofanov rất tin tưởng về triển vọng vì hiện các nước thuộc khối BRIC như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc có rất nhiều dự án xây dựng, đòi hỏi lượng tiêu thụ lớn đối với thép.

Metalloinvest cũng đang nhắm đến mục tiêu mở rộng khai thác, nâng cao năng suất để cạnh tranh với ba hãng khai khoáng khổng lồ ở  Australia và Brazil. Hiện sản lượng quặng của Metalloinvest vào khoảng 40 triệu tấn/năm.

 

Chào giá phôi vào Đông Nam Á ổn định

Theo nguồn tin thương từ SBB, giá phôi chào bán vào Đông Nam Á tương đối ổn định ở mức 680/t cfr.

Phôi sản xuất ở châu Á bán vào Việt Nam với giá 680-685 cfr, mà được cho là xuất xứ từ Malaysia. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đang chào bán vào Việt Nam với giá 690-695 USD/tấn cfr, còn CIS chào với giá 680 USD/tấn cho philippines.

Tại Việt Nam, một nhà nhập khẩu đã được cho là nhập phôi từ Thái Lan với giá 675-680 USD/tấn cfr, trong khi một số thương nhân khác cho biết là đã nhập phôi từ Malaysia là 680-685 USD/tấn cfr. Một nhà kinh doanh địa phương nói, nhu cầu phôi tại thị trường Việt Nam thời điểm này là rất yếu vì Không ai muốn rủi ro.

Trong khi đó, Hàn Quốc chào bán phôi vào Philippines ở mức giá 680 USD/tấn cfr, còn chào bán vào Đài Loan là 660 USD/tấn cfr. Tuy nhiên, giá phôi sản xuất trong nước tại Đài Loan là 19.400-19.500 Đài tệ/tấn (661-663 USD/tấn), gần tương đương với giá nhập khẩu nên hoạt động nhập khẩu phôi từ nước này rất yếu. Một thương nhân Đài Loan cũng cho hay, hoạt động nhập khẩu phôi từ Hàn Quốc sẽ diễn ra nếu như giá thấp hơn so với giá của hàng sản xuất tại Đài Loan khoảng 20-30 USD/tấn.

Các thương nhân cũng nói thêm lực cầu phôi trên thị trường yếu đi là do niềm tin của người mua giảm do giá các sản phẩm thép xây dựng đang trượt dần. Sự quan ngại về bất ổn chính trị-xã hội ở khu vực Trung Đông có thể gây rớt giá thép xây dựng, qua đó gây ảnh hưởng đến các khu vực khác ở Đông Nam Á.

Thương gia khu vực nói rằng giá phôi đang có khuynh hướng yếu đi, các giá chào như trên cũng không hấp dẫn người mua cho lắm. Thương nhân này cũng nghe tin khu vực Đông Á đã nhập khẩu phôi từ Hàn Quốc với giá 640 USD/tấn fob (tương đương với 660-670 USD/tấn cfr).

 

Sản lượng thép không gỉ thế giới có thể đạt 34 triệu tấn trong 2011

Sản lượng thép thô không gỉ trên toàn cầu được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2011 lên mức 33,8-34 triệu tấn, mà theo nhà phân tích Heinz H Pariser thuộc Alloy Metals & Steel Market Researchcho rằng mức tăng này chủ yếu được hỗ trợ bởi Trung Quốc và Ấn Độ.

Trong đó, sản lượng thép thô không gỉ của Trung Quốc sẽ tăng 13%, đạt 13 triệu tấn, còn của Ấn Độ sẽ tăng 8,4% lên mức 2 triệu tấn.

Cũng theo dự báo của ông Pariser, sản lượng thép thô không gỉ ở các nước Liên minh châu Âu (EU) có thể đạt 7,8 triệu tấn trong năm nay, tăng 4% so với năm trước. Một số nước châu Á khác như Nhật cũng được dự báo tăng 6% đạt 3,6 triệu tấn, Hàn Quốc và Đài Loan cũng tăng 5% lên mức 3,8 triệu tấn.

Trong năm 2010, sản lượng thép thô không gỉ của thế giới đạt 31,2 triệu tấn, tăng 21% so với năm 2009. Riêng Trung Quốc chiếm 36-37% trong tổng sản lượng là 11,4 triệu tấn.

Dự báo trong năm nay, Trung Quốc sẽ chiếm 38% tổng sản lượng thép không gỉ trên thế giới, kế đến là EU 23%, Nhật 11%, Hàn Quốc và Đài Loan chiếm 12%, Ấn Độ 6% và còn lại là các nước châu Mỹ và những nơi khác.

 

 China Steel nâng giá xuất khẩu tháng 04 và tháng 05

China Steel Corp (CSC), nhà sản xuất thép của Đài Loan sẽ nâng giá thép giao tháng 04 và tháng 05 do chi phí nguyên liệu thô tăng cao.

 

Tuy nhiên, một đại diện của China Steel từ chối tiết lộ chính xác mức tăng mà nhà sản xuất này áp dụng do chiến lược nâng giá đối với mỗi khách hàng là không giống nhau, nhưng ông khẳng định rằng mức tăng khoảng 100-170 USD/tấn.

 

“Giá nguyên liệu thô tăng mạnh, do đó các nhà sản xuất trên toàn cầu sẽ điều chỉnh nâng giá thép đáng kể.” vị đại diện này cho hay.  Sẽ tăng lên 800 USD/tấn fob.

 

Doanh số bán hàng của China Steel trong tháng 01 giảm 20% so với tháng trước, xuống còn 651.646 tấn do nhu cầu tại thị trường nội địa giảm xuống trong các kỳ nghĩ lể. tuy nhiên tính riêng mức xuất khẩu trong tháng 01 thì tăng 34%.

 

Nhà sản xuất này hiện không có kế hoạch nâng tỷ lệ xuất khẩu trong ngắn hạn, tuy nhiên khả năng xuất khẩu trong dài hạn sẽ tăng do công suất sản xuất tại Dragon Steel Corp sẽ tăng lên.

 

CSC đang nhắm đến việc xuất khẩu hầu hết HRC được sản xuất tại Dragon Steel ở trung tâm phía tây Đài Trung do sẽ nâng công suất sản xuất thêm 3 triệu tấn/năm nhằm tiến tới mục tiêu hoạt động hết công suất trong năm 2012.

  

Thổ Nhĩ Kỳ: giá phế nhập khẩu giảm do nhu cầu nội địa yếu

Theo giá tham khảo mới nhất của TSI hôm thứ Sáu tuần trước cho thấy giá phế nhập khẩu Thổ Nhĩ Kỳ giảm so với tuần trước do các nhà sản xuất nước này tiếp tục cắt giảm sản lượng thu mua. Tuy nhiên, giá phế nhập khẩu của Ấn Độ và phế nội địa của Mỹ vẫn nằm trong vùng ổn định do nhu cầu tại các thị trường này mạnh hơn.

Được biết giá phế HMS 1&2 80/20 nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm 05 USD/tấn và nếu có tăng thì cũng chỉ nhích lên 01 USD/tấn mà thôi.

Tuần trước, phế loại trên được nhập sang Iskenderun có giá là 443 USD/tấn cfr, do khách hàng đặt mua khá ít và thêm vào đó là giá từ thị trường nước ngoài đã giảm 47 USD/tấn so với các giao dịch tháng trước.

Giá tham khảo phế liệu được tháo dỡ từ container nhập sang Ấn Độ nhích nhẹ lên 470 USD/tấn cfr, tăng 0,4% so với tuần trước đó, vận  chuyển vào cảng Nhava Sheva. Niềm tin đã trở lại với khách hàng do thị trường thép ổn định hơn trước.Giá tham khảo phế vụn tại thị trường nội địa Mỹ cũng tăng lên 457 USD/tấn long, xấp xỉ với mức giá giao dịch tháng trước.

 

Lực mua yếu kéo giá HRC nội địa Trung Quốc đi xuống

Giá HRC tại thị trường nội địa Trung Quốc bắt đầu suy yếu trở lại kể từ đầu tháng 03 do lực mua tại thị trường giao ngay không mạnh lắm. Trong khi đó, nghe đồn rằng bắt đầu từ ngày 01/04, Bắc Kinh sẽ không điều chỉnh giá xuất khẩu giảm thêm nữa đối với một số sản phẩm thép làm giới thương nhân trong nước quan ngại rằng lượng xuất khẩu ít hơn cũng đồng nghĩ với thị trường nội địa sẽ đối đầu với nhiều thách thức hơn.

Hiện tại, HRC Q235 5.5mm được chào bán tại Thượng Hải với giá 4.590-4.620 USD/tấn, bao gồm 17% VAT, giảm 70 NDT/tấn so với đầu tháng 03. Còn tại thị trường Lecong, HRC loại trên được chào bán với giá 4.740-4.760 NDT/tấn, bao gồm 17% VAT, giảm 50 NDT/tấn so với đầu tháng này.

Trong khi  đó, nhu cầu từ giới tiêu thụ trực tiếp vẫn duy trì yếu, giới thương nhân cũng trở nên rất thận trọng với việc gom hàng tích trữ từ thị trường giao ngay do chính sách thắt chặt nguồn vay tín dụng của chính phủ Trung Quốc cùng với việc nâng tỷ lệ lãi suất trước đó khiến cho nguồn vốn của thương nhân trở nên hạn hẹp hơn so với đầu năm.

Hầu hết thương nhân hiện đang trong trạng thái chờ xem vì quan ngại rằng nếu HRC tồn còn nhiều nhưng thị trường thép tiếp tục rớt giá thì họ sẽ không thể trả được khoản vay nợ để đầu tư. Mặc dù lượng tồn HRC tại thị trường giao ngay ở Thượng Hải và Lecong gần đây vẫn ổn định, nhưng giới thương nhân tin rằng lượng tồn sẽ tăng trở lại khi các nhà sản xuất tung thép được sản xuất trong tháng 03 ra thị trường.

Hiện tại, lượng tồn HRC tại Thượng Hải và Lecong hầu như vẫn duy trì không đổi kể từ cuối tháng 01, ở mức lần lượt là 1,78 triệu tấn và 1,14 triệu tấn. 

  

Giá cuộn trơn tại thị trường nội địa Ấn Độ suy yếu

Hơn 02 tháng qua, các nhà sản xuất cuộn trơn Ấn Độ đã điều chỉnh giảm giá thép trong nước thêm 1.000-1.500 Rs/tấn (22-33 USD/tấn) nhằm cứu lực mua phục hồi trở lại.

“Nhu cầu kể từ giữa tháng 02 đang theo xu hướng đi xuống, nhiều khách hàng đã tạm ngưng hoạt động thu mua vì phàn nàn rằng giá quá cao. Chúng tôi đã hạ giá bán với kỳ vọng rằng sẽ hấp dẫn khách hàng quay trở lại thị trường,” một nhà cán lại ở Mumbai nói. Hơn nữa, giá phôi cũng đã giảm xuống, ông nói thêm.

Kể từ giữa tháng 02, các nhà sản xuất phôi của Ấn Độ đã hạ giá bán khoảng 1.500-2.000 Rs/tấn.

Hiện tại, các nhà sản xuất nước này bán thép thanh 5.5mm có chứa hàm lượng carbon thấp với giá 32.000-33.500 Rs/tấn (710-744 USD/tấn), còn thép thanh cùng kích thước trên nhưng chứa hàm lượng carbon cao được bán với giá 34.500-36.000 Rs/tấn.  Tất cả các giá trên đều là giá xuất xưởng, chưa bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt 10,3% và VAT.

Trong khi đó, các nhà sản xuất cũng thừa nhận rằng dù giá thép đã được điều chỉnh giảm nhưng nhu cầu vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. “Một số khách hàng đang chờ xem giá có giảm thêm nữa hay không trước khi quyết định mua vào, số khác thì cho rằng lượng tồn tăng hồi đầu tháng 02 sẽ tiếp tục được đẩy lên trong tháng này.” Một nhà sản xuất cuộn trơn ở bang Gujarat thuộc phía tây Ấn Độ cho hay.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất cuộn trơn cũng nhấn mạnh rằng giá sẽ được điều chỉnh xuống thấp hơn nữa chỉ khi giá nguyên liệu thô giảm mạnh. “Chi phí nguyên liệu thô hiện vẫn khá cao do đó nếu hạ giá bán thêm nữa thì chúng tôi sẽ phải chịu lỗ,” dẫn lời một nhà sản xuất ở bang Andhra Pradesh, khu vực phía nam Ấn Độ cho biết.

 

 

Giá thép ống không hàn Trung Quốc bắt đầu suy yếu

Mặc dù thị trường thép ống không hàn Trung Quốc dao động mạnh nhưng giá sản phẩm này về cơ bản vẫn duy trì ổn định kể từ ngày 28/02. Tuy nhiên, giá  thép ống kéo nguội không hàn đã sớm dao động và bắt đầu có dầu hiệu suy yếu.

Trong ngắn hạn, các nhà quan sát thị trường dự đoán rằng giá thép ống không hàn có thể sẽ suy yếu do các nhà sản xuất hạ giá thép ống không hàn xuất xưởng và thêm vào đó là sự suy yếu của giá phôi.

Tại Thượng Hải, thép ống không hàn 219x6mm (GB/8163) được các nhà sản xuất ở tỉnh Giang Tô và Sơn Đông chào bán hôm 04/03 với giá 6.050 NDT/tấn (918 USD/tấn), bao gồm 17% VAT, hầu như không thay đổi so với giá bán trong tuần trước.

Giới thương nhân phát biểu trên SBB rằng các nhà sản xuất thép ống kích thước nhỏ ở Sơn Đông tuần trước đã hạ giá xuất xưởng xuống 100 NDT/tấn, kéo giá thép ống kéo nguội có đường kính nhỏ hơn cũng giảm khoảng 50 NDT/tấn tại thị trường giao ngay ở Thượng  Hải.

Tuy nhiên, nhu cầu vẫn còn khá yếu, thậm chí giá thấp hơn cũng không thể hấp dẫn lực mua tăng lên. Nhưng hầu hết giới thương nhân đều chọn phương án “chờ xem” thay vì điều chỉnh giá bán giảm xuống vì các nhà sản xuất thép ống tuyến hai đã nâng giá xuất xưởng tháng 03 nhằm bù đắp chi phí đầu vào tăng mạnh, do đó giới thương nhân không có cách nào khác ngoài việc phải mua với giá cao.

Hôm 01/03, tất cả các nhà sản xuất phôi đều thông báo hạ giá bán đầu tháng 03 khoảng 80 NDT/tấn nhằm phù hợp với xu hướng đi xuống của thị trường thép.

Như vậy, giá phôi tròn 20# của Zhongtian Iron Steel đã giảm xuống còn 5.400 NDT/tấn sau khi duy trì ổn định hồi cuối tháng 02-chấm dứt đà tăng mạnh trong hai tháng trước đó. Mức giá trên đã bao gồm thuế VAT.

 

 

 

 

Nhập khẩu phế qua cảng Zhangjiagang giảm 37% so với cùng kỳ năm ngoái 

Sự tăng nóng của giá phế quốc tế hồi cuối năm 2010 đã tác động lên thị trường phế liệu Trung Quốc cũng như sự sụt giảm lượng phế nhập khẩu qua Zhangjiagang, một cảng chính thuộc sông Dương Tử ở tỉnh Giang Tô, thuộc phía đông Trung Quốc.

Theo dữ liệu từ Cục giám định hàng hóa và kiểm dịch thực vật Zhangjiagang (BCIQ) cho thấy rằng trong 02 tháng đầu năm 2011, lượng phế từ thép thường qua cảng Zhangjiagang đã giảm xuống còn khoảng 250.000 tấn.

Theo nguồn tin trước đó từ SBB, trong tháng 01 cảng này chứa khoảng 148.000 tấn phế nhập khẩu và trong tháng 02 chứa khoảng 102.000 tấn, giảm 60.000 tấn, tức 37% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Nhập khẩu tháng 02 giảm là do giá phế quốc tế vào cuối tháng 12/2010 quá cao, hơn nữa đây là thời điểm mà giới thương nhân tạm ngưng các hoạt động giao dịch để chuẩn bị đón tết cổ truyền.” một quan chức của BCIQ Zhangjiagang nói.

Giá chào bán phế vụn của Mỹ sang Trung Quốc cuối tháng 12 cũng tăng mạnh lên 470 USD/tấn cfr từ mức giá giữa tháng 12 là 450 USD/tấn.

Trong tháng 03 này, khả năng sản lượng phế qua cảng Zhangjiagang có thể sẽ giảm thêm nữa.

Các nhà sản xuất lớn của trung Quốc bắt đầu nhắm đến việc nhập khẩu phế trở lại vì giá chào tại thị trường Đông Nam Á đã suy yếu kể từ giữa tháng 02. Tuy nhiên, do giá chào phế Mỹ sang Châu Á bắt đầu tăng trở lại cùng thời điểm giá phế nội địa Trung Quốc suy yếu nên có thể các nhà sản xuất thép sẽ chọn phế nội địa thay vì nhập khẩu, một người trong ngành cho hay.