Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin thế giới ngày 08/10/2014

Thép cây Thổ Nhĩ Kỳ giảm giá

Một vài thương nhân thép cây Mỹ đang đặt mua  vài lô hàng nhạp khẩu giao vào cuối năm nhưng hầu như họ đều hoãn các lô hàng tới vào tháng 1 do dự báo giá còn giảm nữa.

Các hoạt động thu mua đã bị hoãn lại trong khi các nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ bước vào lễ Eid-Al-Adha, tuy nhiên, giá thép cây hàng ngày theo Platts đã giảm còn 595-600 USD/tấn CIF Houston trong ngày hôm qua từ mức 595-606 USD/tấn trước đó.

Một thương nhân Mỹ nghĩ rằng các nhà máy thép Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách bán hàng vào Mỹ trong tuần tới. Trong ngày thứ sáu tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách xuất hàng qua Trung Đông và sang ngày đầu tuần này chuyển sang Mỹ.

Một thương nhân cho biết giá 585 USD/tấn CFR Houston đã đạt được với một đơn hàng lớn đến vào tháng 12, nhưng đang tìm các lô hàng giá rẻ hơn đến vào tháng 1. Ông nói thêm, các nhà cung cấp khác, bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng đang có giá chào cạnh tranh tới Mỹ nhưng các thương nhân Mỹ không quan tâm tới Đông Nam Á do nghĩ giá thép Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rơi nữa.  Gía chào từ Nhật Bản và Hàn Quốc đối với lô hàng 10.000 tấn là 590 USD/tấn.

Một thương nhân khác đã đặt mua thép cây tới Bờ Biển Đông tuần qua với giá 590 USD/tấn CFR cảng Vịnh. Các nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ đang có vấn đề trong cạnh tranh do thị trường Trung Quốc đã nguội lạnh và các nhà máy thép Trung Quốc đang vận chuyển thép cây tới các thị trường tường là khách hàng chính của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó, một thương nhân thứ ba cho biết đã trữ đủ nguyên liệu cần dùng cho tới cuối năm. Đối với lô hàng tới  vào tháng 1, Ông dự báo giá sẽ đạt mức 585 USD/tấn CFR Houston, nhưng sẽ giảm sớm.

Cách đây 2 tuần, một thương nhân đặt mua thép cây với giá 590 USD/tấn CFR cảng Vịnh giao tháng 12. Các thương nhân luôn tránh mua hàng vào cuối năm hoặc giao vào tháng 1 năm tới do thuế tồn kho cao.

Thị trường thép cuộn Mỹ tiếp tục bất ổn

Tâm lý thị trường thép cuộn Mỹ tiếp tục bất ổn trong ngày hôm qua do giá cả dao động trong khi người mua vẫn cân nhắc về tình hình thị trường những tháng còn lại.

Platts vẫn giữ giá HRC và CRC tại mức 650-660 USD/tấn và 770-780 USD/tấn xuất xưởng Midwest.

Một trung tâm dịch vụ cho biết xu hướng giá cả ra sao tùy thuộc nhiều vào tình hình nhập khẩu.

Giá HRC tại Midwest đạt mức 650-655 USD/tấn trong khi tại Phía Nam là 640-645 USD/tấn.

Hai giá chào bán HRC từ hai đối thủ của nhau đối với lô hàng 100 tấn là 640 USD/tấn và 645 USD/tấn xuất xưởng Nam Mỹ.

Trong khi đó, một nhà máy mini tại Midwest cho biết sẽ chào bán HRC tháng 11  tại mức 665-670 USD/tấn và hiện tại có giá xuất xưởng là 655 USD/tấn.

Chỉ số phế Eurofer tăng trong tháng 9 mặc dù giá giao ngay giảm

Chỉ số giá phế Eurofer cho tháng 9 đối với 3 loại phế cơ bản tăng. Tuy nhiên, dự báo trong tháng 10 sẽ đảo chiều giảm.

Sự tính toán thời gian để định giá phế Châu Âu tác động tới mức gia tẳn của chỉ số Eurofer. Định giá hàng tháng tại Châu Âu được quyết định vào thời điểm đầu tháng, lúc giá cao hơn nhờ tâm lý thị trường tích cực từ các nhà cung phế Mỹ dựa vào nhu cầu tiêu thụ nội địa mạnh mẽ.

Giá phế nhập khẩu Thổ Nhĩ Kỳ giảm 37.5 USD/tấn trong tháng dưới áp lực giá quặng và giá xuất khẩu thép Trung Quốc giảm. Điều này dường như đã lây sang cho thị trường phế Châu Âu với dự báo giá phế tháng 10 giảm.

Phế phái sinh đã tăng 5 điểm qua tháng 8 lên 266 điểm trong tháng 9 trong khi phế thải xây dựng tăng 4 điểm lên mức 273 và phế vụn tăng 4 điểm lên 268. Eurofer cho biết. Trong giai đoạn tháng 7-9 đã chứng kiến một xu hướng gia tăng liên tục trong các phân tích của Eurofer sau xu hướng giảm của Qúy đầu tiên và mùa xuân bình ổn. Chỉ số này dựa trên 20001=100 và được tính toán từ giá chào bán và giá dự thầu từ các thị trường phế lớn tại Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Anh.

Nhu cầu tiêu thụ thép tại EU tăng nhưng thiếu cạnh tranh: WSA

Trong cuộc họp thường niên của WSA tại Maxcova, các nhà lãnh đạo từ một vài công ty thép lớn EU đã lên tiếng bày tỏ mối lo ngại trước nguy cơ rủi ro của ngành công nghiệp trong khu vực khi mất tính cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Wolfgang Eder, đứng đầu Voestalpine và chủ tịch của Worldsteel cho biết ngàh công nghiệp năng lượng cường độ mạnh của EU đã đạt tới giới hạn và các chi phí liên quan tới biến đổi khí hậu đã làm suy yếu đi khả năng cạnh tranh của các nhà máy. Gần đây, Eder cho biết các công ty thép của EU sắp phải đối mặt với đợt cắt giảm nhân công lớn.

Hans-Ulrich Köhler, CEO của Tata Steel Châu Âu cho biết ngành công nghiệp thép Châu Âu vẫn đang gặp rủi ro. Ông hy vọng rằng chính sách Môi trường mới của EU trong tháng 11 sẽ được điều chỉnh phù hợp với nguyện vọng của các công ty thép.

Trong khi đó, Worldsteel cho biết nhu cầu tiêu thụ thép Châu Âu hiện có mức tăng trưởng 4% so với năm ngoái sau khi chỉ tăng 0.8% trong năm 2013. Tăng trưởng thép năm 2015 dự báo đạt mức 2.9% mặc dù tiếp tục bị đe dọa bởi lạm phát và các bất ổn địa chính trị cũng như các cải cách bị trì hoãn ở các nước chủ chốt như Ý, Pháp.

Thị trường phế Mỹ suy yếu sau khi giá giảm

Thị trường phế Mỹ đã suy yếu trong ngày hôm qua theo sau giá thu mua phế vụn tháng 10 giảm 20 USD/tấn trong khi các loại  phế khác mất 10-15 USD/tấn.

Các nhà máy vẫn đang tìm cách thu mua phế trong tuần này với giá thấp hơn tuần trước. Theo các nguồn tin cho biết, giá phế vụn hiện tại đã thấp hơn tháng 9 từ 25-30 USD/tấn do cung dư thừa trong khi các phế khác giảm 20 USD/tấn.

Platts cũng giảm giá phế vụn hàng ngày xuống 5 USD/tấn còn 355 USD/tấn giao tại Midwest.

 

Với sự suy yếu của giá quặng cộng với nhu cầu tiêu thụ thấp ngoài nước trong khi sản xuất thép trong nước bị đình trệ do mất điện, giá phế Mỹ có thể sẽ còn lún sâu hơn nữa. Các nhà máy thép Midwest và Southeast có thể ngưng sản xuất từ 5-28 ngày trong tháng 10 và 11 do mất điện, mà điều này sẽ ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu tiêu thụ phế vụn. Các nhà xuất khẩu phế Bờ Đông Mỹ  đã chào bán các lô hàng khối lượng lớn tới các nhà máy Midwest, Northeast và Southeast trong tuần qua. 

Nhập khẩu thép của Hàn Quốc tăng 33% trong tháng 09 

Tổng khối lượng nhập khẩu các sản phẩm thép của Hàn Quốc trong tháng 09 tăng 13% so với tháng 08 và 33% so với tháng 09/2013 đạt 1,97 triệu tấn, theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Sắt thép Hàn Quốc (Kosa). Theo lý giải của hiệp hội thì nguyên nhân là do lượng thép nhập từ Trung Quốc tăng đáng kể.

Cụ thể, các sản phẩm thép của Trung Quốc chiếm 1,18 triệu tấn, tăng 15% so với tháng 08 và tăng mạnh 57% so với năm ngoái. Sản phẩm của Nhật chiếm khoảng 678.000 tấn, tăng 11% so với tháng trước đó và cũng cao hơn 11% so với năm ngoái. Các sản phẩm thép Trung Quốc chiếm 60% tổng lượng thép nhập khẩu của Hàn Quốc, trong khi Nhật Bản chỉ có 34%.

Tổng khối lượng nhập khẩu của cả nước trong 9 tháng đầu năm nay đạt 17,02 triệu tấn, tăng 18% so với năm trước. Trong số đó, các sản phẩm thép của Trung Quốc đạt khoảng 10,01 triệu tấn, tăng 37% so với năm trước, còn thép của Nhật chiếm 5,53 triệu tấn, giảm 5% so với 2013.

Tổng lượng thép dẹt nhập khẩu đạt 1,2 triệu tấn trong tháng 09, tăng 46% so với năm trước. Kosa bày tỏ quan ngại rằng khối lượng thép mạ kẽm và mạ màu nhập khẩu vẫn còn đang tăng trên thị trường Hàn Quốc.

Nhập khẩu các sản phẩm thép dài như thép dầm hình H, thép hình và thép thanh tới Hàn Quốc đạt 394.000 tấn trong tháng 09, tăng 15% so với năm trước. Tuy nhiên, do Ủy ban Thương mại Hàn Quốc mở ra một cuộc điều tra chống bán phá giá nhắm vào thép dầm hình H của Trung Quốc nên tổng lượng thép dầm hình H nhập khẩu từ tất cả các nước giảm xuống chỉ còn 51.000 tấn, thấp hơn 33% so với năm ngoái. 

Xuất khẩu thép dẹt không gỉ của Hàn Quốc chỉ tăng 1% trong tháng 08

Xuất khẩu các sản phẩm thép dẹt không gỉ có chiều rộng từ 600mm trở lên của Hàn Quốc tăng nhẹ 0,8% so với năm ngoái đạt 90.601 tấn trong tháng 08 năm nay, theo số liệu từ Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc. Xuất khẩu tới các thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan gia tăng trong tháng này nhưng đà tăng đã dịu bớt do giảm xuất khẩu tới các thị trường như Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan.

Cụ thể, xuất khẩu tới Thổ Nhĩ Kỳ tăng gấp đôi so với năm ngoái đạt 19.120 tấn trong khi tới Thái Lan tăng mạnh 41% lên 18.103 tấn trong tháng 08. Xuất khẩu tới Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan giảm lần lượt 17.8%, 49.7% và 75.5% so với năm ngoái.

Hầu hết khối lượng xuất khẩu tới Thổ Nhĩ Kỳ đều là thép cuộn cán nóng của Posco dùng làm đầu vào cho nhà máy liên doanh cán nguội không gỉ với 70% cổ phần, Posco Assan TST, có công suất 200.000 tấn/năm và bắt đầu sản xuất thương mại hồi tháng 07/2013.

Tổng khối lượng xuất khẩu thép không gỉ của Hàn Quốc giảm 29,5% so với năm ngoái còn 792.739 tấn trong 8 tháng đầu năm nay do xuất khẩu tới Thái Lan, Nhật Bản, Việt Nam, Đài Loan và Italy suy giảm.

Trong khi đó, khối lượng nhập khẩu loại thép này tới Hàn Quốc lại tăng 33,2% so với năm trước đạt 72.319 tấn trong tháng 08. Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng vọt 72,6% lên 40.407 tấn, còn từ Nhật tăng 22,2% đạt 14.237 tấn trong tháng đó.

Trong 8 tháng đầu năm, tổng khối lượng thép nhập khẩu giảm 2,9% so với năm trước còn 688.298 tấn do thép nhập từ Trung Quốc tăng trong khi từ Nhật Bản và Đài Loan thì lại giảm. 

Khối lượng nhập khẩu CRC không gỉ của Nhật Bản lại giảm 

Nhập khẩu CRC không gỉ của Nhật Bản một lần nữa lại giảm trong tháng 08, kết quả gây ngạc nhiên cho một số người quan sát thị trường.

Tổng khối lượng nhập khẩu CRC không gỉ trên cả nước trong tháng 08 chỉ đạt 5.421 triệu tấn, giảm 22% so với tháng 07 và 41% so với tháng 08/2013, và cũng thấp hơn so với mức trung bình 9.334 tấn của 7 tháng đầu năm. Trong đó, Hàn Quốc là nhà xuất khẩu CRC không gỉ lớn nhất tới Nhật Bản với 3.956 tấn, giảm 13% so với tháng 07 và 49% so với năm ngoái, theo Thống kê thương mại Nhật Bản.

“Chúng tôi nghĩ khối lượng xuất khẩu của Hàn Quốc sẽ tăng sau tháng 08 khi Posco hoàn tất việc bảo trì nhà máy không gỉ của mình hồi cuối tháng 06. Nhưng khối lượng lại không tăng, có lẽ là do các nhà phân phối Nhật Bản đã đảm bảo có đủ hàng dự trữ”, một thương nhân ở Tokyo nói.

Một người khác cho biết CRC không gỉ nhập khẩu đã trở nên phổ biến hơn trên thị trường giao ngay Nhật Bản nhưng sự suy yếu nhanh của đồng Yên đã làm hạn chế sức cạnh tranh của thép cuộn nhập khẩu và khối lượng có lẽ sẽ tiếp tục không tăng.

“Các nhà sản xuất thép không gỉ Nhật Bản đang tất bật cung cấp cho những khách hàng có hợp đồng dài hạn vì vậy nguồn cung ở Nhật có lẽ sẽ bị hạn chế. Khối lượng nhập khẩu giảm sút có lẽ cũng sẽ hỗ trợ cho đà tăng của giá trên thị trường CRC không gỉ, vì rằng các nhà phân phối đang cố gắng chuyển giá cao hơn từ nhà cung cấp sang cho người mua”, ông giải thích.

Nippon Steel & Sumikin Stainless đã tăng thêm 5.000 Yên/tấn (45 USD/tấn) vào giá bán trong nước của CRC austenite cho những hợp đồng tháng 10 giao ngay.

Giá trên thị trường hiện nay của CRC loại 304 dày 2mm ở Tokyo ở khoảng 330.000 Yên/tấn (3.030 USD/tấn), còn CRC loại 430 thì có giá 250.000 Yên/tấn (2.295 USD/tấn), cả hai đều cao hơn 10.000 Yên/tấn kể từ mùa hè. 

Sản lượng HRC Hàn Quốc tăng 25% nhờ khởi động dây chuyền mới của Posco 

Sản lượng HRC của Hàn Quốc trong tháng 08 tăng 25% so với tháng 08/2013 đạt 3,06 triệu tấn, theo số liệu từ Hiệp hội Sắt thép Hàn Quốc (Kosa) được công bố hôm thứ Hai. Tổng sản lượng HRC trong 8 tháng đầu năm nay cán mốc 24,24 triệu tấn, tăng 13% so với năm ngoái.

Sản lượng HRC từ dây chuyền cán nóng mới của Posco với công suất 3,3 triệu tấn/năm góp phần chủ yếu vào sự gia tăng này. Nhà sản xuất HRC lớn nhất của cả nước đã bắt đầu thực hiện kiểm nghiệm thép cuộn từ giữa tháng 07 tại nhà xưởng ở Gwangyang, bờ biển phía nam nước này. Công ty bắt đầu khởi động dây chuyền cán thép mới vào cuối tháng 07.

Trong khi đó, Dongbu Steel có thể sẽ ngừng sản xuất HRC tại dây chuyền cán nóng của công ty ở Dangjin mặc dù khung thời gian dự kiến vẫn chưa có trong lúc này.

Cuối tuần trước, các chủ nợ của nhà máy đã đi đến một thỏa thuận sẽ ngưng sản xuất bởi vì việc sản xuất HRC tại nhà máy chỉ đang làm xấu hơn khoản nợ của công ty do chi phí sản xuất cao và tình hình thị trường thép hiện nay suy yếu. Dây chuyền cán nóng có công suất thiết kế 3 triệu tấn/năm và hiện đang hoạt động bình thường.

Ban quản lý nhà máy sẽ thảo luận về kế hoạch tái cấu trúc tài chính, kế hoạch này sẽ bao gồm chi tiết về việc ngưng sản xuất HRC, giống như đề nghị của các chủ nợ, và sẽ ký kết thông cáo chung với chủ nợ trong vòng một tháng. 

Đài Loan: CSC sẽ tăng giá xuất khẩu thép tấm tới Nhật Bản 

Nhà máy Đài Loan China Steel Corp (CSC) đã quyết định sẽ tăng giá HRC và CRC, thép cuộn ngâm, thép tấm và thép cuộn mạ kẽm xuất khẩu tới Nhật Bản lên 2.000-3.000 Yên/tấn (18-27 USD/tấn) cho những lô hàng vận chuyển từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau, đại diện CSC ở Osaka xác nhận hôm thứ Ba. Ông nhấn mạnh việc tăng giá chỉ áp dụng cho các lô hàng giao ngay.

“Chúng tôi thường không muốn công bố các yếu tố tỷ giá khi nâng giá. Nhưng đồng Yên đã sụt giảm nhanh và vì chúng tôi ký hợp đồng với giá trị bằng Yên nên phải thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện lợi nhuận của mình”.

Ông cho biết hồi đầu năm nay, tỷ giá khoảng 1 USD=102 Yên nhưng bây giờ đồng Yên đang được giao dịch quanh mức 109 Yên. Giá xuất khẩu của CSC tới Nhật Bản tính bằng đôla Mỹ đã trở nên gần với mức thấp nhất tính từ đầu năm tới nay vì vậy việc tăng giá là để kéo giá bán của Nhật tương đương với các nước khác, nhưng ông không tiết lộ giá xuất khẩu thực tế của nhà máy.

Một thương nhân ở miền tây Nhật Bản cho biết HRC (1.7-22mm) của CSC để phân phối trên thị trường giao ngay Nhật Bản được chốt với giá khoảng 61.000-62.000 Yên/tấn (560-569 USD/tấn), gần như bằng với giá của các nhà máy hợp nhất Nhật Bản.

CSC đã giảm khối lượng xuất khẩu HRC tới Nhật Bản xuống 10% so với tháng 04 để có đủ nguồn cung HRC tới công ty con của mình đang sản xuất CRC ở Việt Nam là China Steel Sumikin Vietnam Joint Stock Co, nên khối lượng chở tới Nhật từ tháng 11 đến tháng 01 sẽ không đổi.

Tuy nhiên, CSC cũng đã quyết định sẽ tăng giá xuất khẩu HRC thêm 1.000 Yên/tấn cho những khách hàng có hợp đồng dài hạn của Nhật để vận chuyển từ tháng 08 đến tháng 10. “Chúng tôi đang thương lượng với khách hàng về lần tăng giá này”.

Nhật Bản đã nhập khẩu 247.875 tấn HRC từ Đài Loan trong suốt tháng 04 đến tháng 08, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái, cùng với 79.324 tấn CRC, tăng 1,3% so với năm trước, theo Liên đoàn Sắt thép Nhật Bản.