Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin thế giới ngày 11/11/2010

 Giá quặng còn tăng

Theo nguồn thị trường cho biết, Ấn Độ đã nâng giá chào bán quặng sang Trung Quốc. Hiện giá quặng Fe 63,5 % đã tăng lên 162-164 USD/tấn cfr từ mức giá 155-157 USD/tấn cfr của tuần trước.

Các chuyên gia phân tích thị trường cho rằng nguyên nhân nâng giá thép Ấn Độ là do thép tại thị trường Trung Quốc đang tăng giá và thêm vào đó là sự suy yếu của đồng USD.

Triển vọng đối với quặng giao ngay được dự báo sẽ tăng lên 170 USD/tấn cfr.

 

Mỹ nâng giá xuất khẩu phế HMS 1&2 (80:20) vào châu Á

Hiện giá phế HMS 1&2 (80:20) của Mỹ xuất khẩu sang các nước châu Á có giá 420 USD/tấn cfr, khả năng giá sẽ sớm điều chỉnh lên 425 USD/tấn C&F.

Tuy nhiên, thị trường thép cây của Đài Loan hiện vẫn yếu, nên các nhà nhập khẩu của nước này chỉ chấp nhận mua ở mức 395 USD/tấn C&F.

 

Giao dịch thép Trung Quốc tăng

Giá thép bắt đầu tăng trở lại khoảng 1 tuần trước, theo đó, các hoạt động mua vào của giới thương nhân diễn ra khá sôi động và các nhà sản xuất cũng đang cân nhắc nâng giá bán thêm nữa. Tại thị trường Thượng Hải, giá phôi tăng lên nhanh gây giảm lực mua trong hai ngày qua.

Hôm qua, ngày 10/11, giá cơ bản của thép cây chất lượng cao loại hai và loại ba tại thị trường Thượng Hải có giá lần lượt là 4.500 NDT/tấn và 4.670 NDT/tấn, tăng gần 9% so với đầu tháng 10.

Các nhà sản xuất thép lớn như Hebei Steel, Shagang và Baosteel được dự báo sẽ nâng giá xuất xưởng giao tháng 12 sau khi các nhà sản xuất vừa và nhỏ tiên phong trong việc nâng giá thép xuất xưởng. Giới thương nhân cho rằng, Hebei Steel có thể nâng giá thép cây xuất xưởng thêm 180 NDT/tấn.

Nguyên nhân chủ yếu khiến giá thép tăng trở lại là do chính sách cắt giảm sản xuất khiến nguồn cung sụt giảm. Bên cạnh đó, trữ lượng tồn của thép cây và thép cuộn đã giảm lần lượt là 36% và 51% kể từ hồi tháng 03, thời điểm mà trữ lượng tồn còn khá cao. 

Niềm tin thị trường đang được cải thiện, giới kinh doanh tự tin về thị trường tương lai. Một số thương nhân bắt đầu rời khỏi thị trường sau khi chốt lời. Khả năng giá thị trường sẽ còn tăng.

Bên cạnh đó, giá quặng sắt cũng tăng do được hỗ trợ từ sự phục hồi giá thép tại thị trường. Hầu hết các thương nhân không muốn bán ra với kỳ vọng giá sẽ tăng nữa. Hiện quặng Fe 63% được bán với giá 163-165 USD/tấn.

 

Shagang&HBIS nâng giá thép dài vào giữa tháng 11

Hai nhà sản xuất Shagang và HBIS đã nâng giá xuất xưởng thép xây dựng từ 100-450 NDT/tấn cho giữa tháng 11.

Trong đó, Shagang sẽ nâng giá thép cây loại 2 thêm 400 NDT/tấn lên mức 4.750 NDT/tấn, cuộn trơn 450 NDT/tấn lên 4.750 NDT/tấn và thép cây dạng cuộn 350 NDT/tấn lên 4.980 NDT/tấn. Tất cả đã bao gồm 17% thuế VAT.

Còn HBIS (Tanggang, Xuangang và Chenggang) nâng giá thép cuộn trơn và thép cây 200 NDT/tấn, cây dạng cuộn 330 NDT/tấn, cuộn cứng 100 NDT/tấn, thép dây hàn và thép thanh chất lượng cao 150 NDT/tấn.

Ngoài ra, nhà sản xuất Hangang cũng sẽ nâng giá thép cuộn trơn 250 NDT/tấn, thép cây 250 NDT/tấn và thép cây dạng cuộn 200 NDT/tấn.

Chuyên gia phân tích nói rằng việc các nhà sản xuất nâng giá bán là do phản ứng xu hướng tăng của thị trường trong nước. Theo ước tính của chuyên gia phân tích này, thị trường thép sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tăng trong ngắn hạn.

 

CRC và HDG xuất khẩu của Trung Quốc đều tăng trong tuần này

Giá xuất khẩu thép cuộn cán nguội và thép mạ kẽm của Trung Quốc đã điều chỉnh tăng nhẹ phù hợp với mức giá tại thị trường trong nước.

Trong khi đó, hôm qua, ngày 10/11, giá trung bình giao ngay tại thị trường Thượng Hải cho các sản phẩm thép tấm tăng thêm 20-40 NDT/tấn (3-6 USD/tấn).

Được biết rằng, các nhà dự trữ thép sẽ không vội bán ra do giá sẽ tăng cao hơn nữa.

 

Xuất khẩu thép cây Đài Loan khó cạnh tranh

Giá thép xuất khẩu của các nước châu Á trong tuần này đồng loạt tăng giá do giá phế liệu duy trì xu hướng đi lên.

Giá thép cây xuất khẩu của Hàn Quốc sang Singapore trong tuần này có giá 630 USD/tấn cfr, trong khi giá xuất khẩu của Đài Loan là 645-650 USD/tấn cfr.

Với mức giá cao này, Đài Loan gặp bất lợi về thế cạnh tranh với những nhà xuất khẩu khác trong bối cảnh như hiện nay.

 

Ngân hàng thương mại Trung Quốc tăng tỉ lệ dự trự bắt buộc

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (NHTW) đã tiến thêm một biện pháp nữa để siết chặt thị trường thanh khoản trước những áp lực gia tăng của lạm phát bằng cách yêu cầu các ngân hàng thương mại dành thêm nhiều khoản dự trữ nữa.

Hôm qua, NHTW Trung Quốc thông báo yêu cầu các Ngân hàng thương mại nâng tỉ lệ vốn dự trữ bắt buộc (RRR) thêm 50 điểm cơ bản, tức 0,5% bắt đầu từ ngày 16/11 tới đây, tương đương với tổng cộng 300 tỉ NDT (45,1 tỉ USD).

Quyết định này đã được đưa ra một ngày trước khi chỉ số lạm phát tiêu dùng CPI tháng 10 của Trung Quốc được công bố, mà theo dự báo của các nhà kinh tế CPI tháng 10 đạt mức 4%.

Trong đó, bốn ngân hàng thuộc quyền quản lý của nhà nước gồm Industrial and Commercial Bank of China, China Construction Bank, Bank of China và Agricultural Bank of China sẽ có tỉ lệ vốn dự trữ bắt buộc được nâng lên 18% sau khi có hiệu lực.

Còn những ngân hàng thương mại lớn khác sẽ có tỉ lệ dự trữ bắt buộc mới 17,5% và các ngân hàng thương mại vừa và nhỏ là 15,5%.

Đây là lần thứ tư NHTW yêu cầu các ngân hàng trong nước nâng dự trữ bắt buộc trong năm nay sau khi nâng lãi suất 0,25% trong tháng 10.

Các chuyên gia kinh tế tin rằng hàng loạt các quan ngại về các dòng tiền nóng sẽ chảy về nước này sau khi Mỹ thực hiện chính sách nới lỏng định lượng, làm gia tăng lạm phát cũng như tình trạng đầu cơ tài sản, buộc NHTW Trung Quốc phải nhập cuộc ngay để kìm hãm thanh khoản trên thị trường.  

Trong tháng 09/2010, CPI của nước này đã tăng 3,6% lên mức cao 23 tháng so với một năm trước đó. Hôm nay, thứ Năm ngày 11/11/2010, Cục Thống Kê Quốc gia sẽ công bố chỉ số CPI tháng 10.

Ông Sheng Hongqing, chuyên viên phân tích của ngân hàng China Everbright Bank  cho biết, Trung Quốc được dự báo sẽ đối mặt với sức ép lạm phát nhiều hơn trong năm 2011 do chi phí sản xuất lương  thực, nguyên liệu thô và lao động tăng lên

Ông Sheng dự báo CPI của Trung Quốc tăng trung bình 3,23% trong năm 2011.

Chính phủ Trung Quốc đã nâng giá thu mua nông sản trong vài năm qua nhằm khuyến khích nông dân tăng sản xuất nông nghiệp, khiến chi phí sản xuất lương thực tăng lên. Giá lương thực đang chiếm khoảng 1/3 trong rổ hàng hóa để tính chỉ số CPI.

Cộng thêm sự leo thang trên thị trường hàng hóa toàn cầu sẽ góp phần nâng chỉ số CPI cao hơn nữa trong năm tới

 

Nucor nâng giá thép tấm 30 USD/tấn

Nucor, một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất nước Mỹ, đã nâng giá thép tấm thêm ít nhất là 30 USD/ tấn short.

Cuộc điều chỉnh giá áp dụng ngay cho tất cả các đơn đặt hàng mới sau khi giá phế chuẩn tăng 20 USD/tấn.

Tại thị trường giao ngay, thép tấm A36 đang được bán với giá  720-750 USD/tấn short.

Các nguồn thị trường phát biểu trên SBB rằng, không biết các nhà sản xuất đối thủ khác có nối gót Nucor nâng giá bán hay không, nhưng khả năng nhiều hơn vẫn là có.

“Tôi nhận thấy thị trường hưởng ứng giá mới của Nicor cực kỳ yếu, và tôi không thấy phản ứng nào từ khách hàng”, một thương nhân nói. Ngược lại ý kiến trên, một thương nhân khác ở phía nam tin rằng gía mới sẽ được chấp nhận nhưng chỉ qua Lễ Tạ Ơn  (25/11) mà thôi.

“Do vậy đơn đặt hàng cũng như thời hạn giao hàng mới là yếu tố quyết định giá cả trong tương lai, đặc biệt là thời hạn giao hàng, cho nên tôi đoán rằng các đơn đặt hàng với mức giá mới sẽ không nhiều. Tuần này, giao dịch sẽ chậm lại do mọi người sẽ xem xét trạng thái mới của thị trường và phải đến nửa cuối tuần tới mới biết được liệu khách hàng có chấp nhận mức giá mới này hay không, hay tiếp tục chống lại giá cao này.

Dù thế nào đi nữa, trong quý Một năm 2011 tới, nhu cầu cũng sẽ phục hồi trở lại và nhập khẩu sẽ tạm thời bị cắt.

 

Thị trường thép Ả Rập Saudi sẽ đóng cửa cho đến cuối tuần tới

Ngày 10/11/2010 là ngày giao dịch cuối cùng của thị trường thép Ả Rập Saudi do quốc gia đạo hồi này bước vào kỳ nghỉ lễ ăn mặn bắt đầu vào hôm nay.

Theo một số nguồn tin, thị trường thép cây ở nước này vẫn ổn định dù xuất hiện những tin đồn bất lợi trước đó về khả năng giảm vào tháng 12 do đối mặt với sự cạnh tranh mạnh từ hàng nhập khẩu.

Giá thép cây giao dịch hôm qua vẫn duy trì ở mức 2.900 SAR/tấn (773 USD/tấn) kể từ tháng 04 năm nay. Do sự ổn định và bất biến của giá trong nhiều tháng qua, khiến hàng nhập khẩu giá rẻ có cơ hội xâm nhập thị trường nhiều hơn.

Nhà sản xuất thép lớn nhất Ả Rập Saudi – SABIC Hadeed được kỳ vọng sẽ giảm giá, nhưng theo bình luận của một số thương nhân, khả năng này khó xảy ra vì giá cả trên thị trường thế giới đang tăng do bị lèo lái bởi chi phí nguyên vật liệu thô đắt đỏ hơn.

 

Assofermet – Nhu cầu phế của Italia sẽ tăng trong những tuần tới

Hiệp hội thương mại Italia Assofermet – đang kỳ vọng nhu cầu phế liệu ở nước này sẽ tăng vào những tuần tới do các nhà sản xuất tăng cường dự trữ.

Một chuyên gia phân tích của Assofermet nói rằng, nếu như thị trường thép không được hỗ trợ bởi lực cầu yếu, thì việc tăng cường mua phế của các nhà sản xuất để tái bổ sung cho nguồn dự trữ xuống thấp trước thềm mùa đông cũng như những ngày nghỉ trong thời gian tới sẽ hỗ trợ cho giá cả.

Các công ty thép Italia cần đảm bảo mức dự trữ phế cao hơn cho sản xuất vì mùa đông tới, công việc vận chuyển cũng như thu gom sẽ khó khăn hơn. Hơn nữa, việc cắt giảm thuế của chính phủ cũng khuyến khích các công ty thép Italia ta8ang tích trữ phế trước thời điểm chuyển giao sang năm mới.

Theo Assofermet, giá phế đã tăng từ đầu tháng 11. Cuối tuần rồi, giá tăng 5-10 EUR/tấn.

Hiện phế E3 (HMS) trong nước có giá 203-240 EUR/tấn (316-330 USD/tấn) và phế E40 (phế vụn) có giá 270-285 EUR/tấn, phế E8 (NA) có giá 300-310 EUR/tấn, tất cả đều đã có phí vận chuyển đến nhà máy.

 

Xuất khẩu thép Trung Quốc giảm trở lại trong tháng 10

Theo Cục Haỉ Quan Trung Quốc cho biết, do nhu cầu từ nước ngoài yếu nên xuất khẩu thép thành phẩm của nước này đã giảm trở lại trong tháng 10 xuống còn 2,86 triệu tấn, sau khi được phục hồi lên 3,01 triệu hồi tháng 09. Trong 09 tháng đầu năm, xuất khẩu thép thành phẩm của Trung Quốc đạt 36,8 triệu tấn, tăng 99,8% so với cùng kỳ năm 2009.

Giới thương nhân cho biết lượng thép thành phẩm xuất khẩu trong tháng 10 giảm xuống là điều dễ hiểu do nhu cầu thép cuộn cán nóng từ nước ngoài giảm nhanh chóng kể từ tháng 09. Theo SBB cho hay, một số thương nhân đã ngưng hẳn hoạt động giao dịch trong tháng 09

Mặc dù các nhà xuất khẩu Trung Quốc nhận được các đơn đặt hàng khá hơn trong cuối tháng 10, nhưng nhu cầu từ nước ngoài vẫn còn ở mức rất thấp. Do đó, khả năng xuất khẩu thép thành phẩm của Trung Quốc  từ đây đến cuối năm sẽ chỉ dừng lại ở mức xuất khẩu trong tháng 10 vừa rồi.

Trong khi đó, nhập khẩu thép thành phẩm của Trung Quốc trong tháng 10 cũng giảm 14% so với tháng 09, xuống còn 1,14 triệu tấn, hầu như không thay đổi gì so với tháng 09. Một số nguồn thị trường cho biết, không bao lâu nữa, xuất khẩu sẽ chẳng giúp được gì trong việc giảm sức ép nguồn cung quá mức tại thị trường nội địa khi mà nhu cầu từ nước ngoài vẫn còn yếu như hiện nay.

 

Nhập khẩu phế của Thổ Nhì bước vào kỳ nghỉ lễ ăn mặn

Sau khi nhập khẩu hơn 350.000 tấn phế liệu tuần rồi, tuần này hoạt động nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đã chậm lại do đã bước vào kỳ nghỉ lễ ăn mặn, tuy nhiên giá cả vẫn ổn định.

Chỉ duy nhất có hai lô phế liệu được xác nhận là đã nhập vào Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này, trong đó có 1 lô 28.000 tấn gồm phế vụn và HMS 1&2 90:10 nhập từ Đan Mạch với giá 394,5 USD/tấn cfr và một lô 16.000 tấn phế vụn nhập từ Mỹ với giá 390 USD/tấn cfr.

Hiện Mỹ đang chào bán phế vụn ở mức 400 USD/tấn cfr và phế HMS 1&2 80:20 là 395 USD/tấn cfr. Còn các nhà cung cấp EU chào bán phế HMS 1&2 80:20 với giá 390 USD/tấn cfr.

Một nhà kinh doanh phế liệu cho biết, tình hình nhập khẩu ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang chững lại, nhưng sau khi kết thúc kỳ nghỉ lễ này, các nhà nhập khẩu tiếp tục gia tăng lượng đặt hàng mới và giá cả lại tiếp tục tăng lên.

 

Sản lượng thép thô Hà Bắc có thể đạt 140 triệu tấn năm 2010

Ông Song Jijun, phó chủ tịch Hiệp hội ngành công nghiệp luyện kim Hà Bắc cho biết, khả năng tỉnh Hà Bắc, tỉnh sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc, sẽ sản xuất 140 triệu tấn thép thô trong năm 2010, tăng 5 triệu tấn so với 2009.

Tính đến cuối tháng 09 năm nay, sản lượng của toàn tỉnh đạt 116 triệu tấn thép thô, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu từ Cục thống kê quốc gia (NBS). Ông Song dự báo sản lượng thép thô sẽ đạt thấp trong quý Tư, bình quân 9 triệu tấn/tháng do ảnh hưởng bởi chính sách tiết kiệm năng lượng của chính phủ tiếp tục duy trì.

Chiến lược tiết kiệm năng lượng của chính phủ đã gây ra sự sụt giảm lượng lớn của tỉnh Hà Bắc trong tháng 09 đến 30%, tức chỉ còn 8,38 triệu tấn.

Một số báo đưa tin gần đây, chính quyền tỉnh Hà Hắc đang nhắm đến giảm sản lượng khoảng 95 triệu tấn thép vào 2015, nhưng ông Song cho biết ông vẫn chưa nghe có tin tức nào về mục tiêu này, mà có giảm hay không còn tùy thuộc vào thị trường.

 

Trung Quốc nâng giá chào xuất khẩu thép cuộn

Các nhà cung cấp gần đây đã nâng giá xuất khẩu thép cuộn loại gia công sâu SAE 1008B sang các nước Đông Nam Á với giá 630 USD/tấn fob (650-660 USD/tấn cfr) sau khi thị trường thép bản dài trong nước cải thiện.

Theo nguồn tin từ SBB, đầu tuần này, Philippines đã nhận được chào bán của Trung Quốc loại cuộn trơn 6.5-10mm với giá 630 USD/tấn cfr, trong khi nhập khẩu cùng loại thép từ Nga chỉ 620 USD/tấn cfr. Hiện các nhà cung cấp Trung Quốc đã ngưng chào bán vì kỳ vọng giá còn tăng nữa.

Hàn Quốc cũng xác nhận giá chào bán thép cuộn của Trung Quốc vào nước này cao hơn 20-30 USD/tấn so với giá 615 USD/tấn cfr nhập tháng trước.

Tháng rồi, Trung Quốc nhắm đến giá xuất khẩu sang Hàn Quốc là 630-635 USD/tấn cfr, nhưng rồi họ đã phải hạ giá 20 USD/tấn để đảm bảo số lượng đặt hàng.

Một thương nhân ở Seoul nói, chúng tôi cũng sẽ chờ xem Trung Quốc có nhận được nhiều đơn đặt hàng khi họ nâng giá bán hay không.

 

Phôi Trung Quốc tăng  trở lại

Giá phôi thép tại thành phố Đường Sơn (Trung Quốc) đã tăng trở lại trong tuần này và giá chạm lại mức cao như hồi đầu tháng 09.

Một số nhà sản xuất phôi địa phương đã nâng giá xuất xưởng phôi Q235 150x150mm lên mức 4.180 NDT/tấn (630 USD/tấn), tăng 100 NDT/tấn (15 USD/tấn) so với đầu tuần nhờ được hậu thuẫn bởi thị trường thép thành phẩm tiếp tục giữ vững xu hướng đi lên kể từ tuần trước, đặc biệt là thép xây dựng.

Theo nguồn tin từ SBB, hiện một số nhà sản xuất ở Đường Sơn vẫn chưa công bố hoạt động lại sau khi chính phủ yêu cầu tạm ngưng hoặc cắt giảm sản xuất, vì vậy sản lượng phôi ở thành phố này vẫn thấp.

Các nhà sản xuất phôi thừa nhận giá tăng rất khó bán, và các thương nhân tích hàng sẽ phải hạ giá chào để thúc đẩy lực mua.

 

Nâng giá HRC, Trung Quốc khó bán ở Đông Nam Á

Giá thép cuộn cán nóng HRC của Trung Quốc xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á tuần này tăng lên nhờ sức đẩy của giá thép trong nước tuần qua. Tuy nhiên nhu cầu hàng nhập khẩu ở các nước Đông Nam Á vẫn khá trầm lắng và chưa sẵn sàng mua ở giá mà Trung Quốc chào bán.

Nhiều nhà máy tuyến hai của Trung Quốc đang hướng đến xuất khẩu HRC SS400B 3-12mm tiêu chuẩn thương mại với giá 600-610 USD/tấn fob (620-640 USD/tấn cfr) mà như một thương nhân người Trung Quốc nói do giá cả trong nước đang lên cũng như giá quặng có dấu hiệu leo thang. Tuy nhiên, thương nhân này cũng thừa nhận rằng giá bán tăng sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm người mua.

Tuần rồi, rất ít thương nhân thương lượng được với khách hàng Việt Nam và cũng chỉ vài lô HRC SS400B bán với giá 585-590 USD/tấn cfr. Những lô hàng có giá thấp thì đã được mua hết từ trước đó.

Chẳng hạn như cách đây ba tuần, các thương nhân Trung Quốc đã bán cho Ấn Độ và Việt Nam tổng cộng 5.000 tấn HRC SS400B với giá 580-585 USD/tấn cfr, nhưng khi giá trong nước tăng, thương nhân cũng nâng giá xuất khẩu thì Việt Nam giảm nhập khẩu.

Trong khi đó các nhà sản xuất của Đài Loan và Hàn Quốc cũng đang nhắm đến xuất khẩu HRC cán lái cho các nước Đông Nam Á với giá 620 USD/tấn fob (640-650 USD/tấn cfr), nhưng theo một số thương nhân, có vài nhà máy chào chỉ chào bán ở mức 625 USD/tấn cfr, còn các nhà nhập khẩu đang thương lượng ở mức 610-620 USD/tấn cfr.