1. Baosteel nâng giá các sản phẩm thép cuộn trong tháng 1
Baosteel đã thông báo giá tại xưởng vào ngày 10/12/2009, công ty đã nâng giá các sản phẩm HRC thương mại RMB 300/t ($44/t), giá CRC tăng RMB 550/t và thép cuôn HDG tăng RMB 400/t.
Vì vậy, giá HRC SS400 5.5mm của Baosteel là RMB 3,942/t ($580/t); Trong khi đó, giá thép tấm SPCC 1.0mm đạt MB 5,526/t ($809/t) và giá HDG DC51 1.0mm là RMB 5,377/t ($788/t). Tất cả giá đều chưa bao gồm VAT.
Vì vậy, giá HRC SS400 5.5mm của Baosteel là RMB 3,942/t ($580/t); Trong khi đó, giá thép tấm SPCC 1.0mm đạt MB 5,526/t ($809/t) và giá HDG DC51 1.0mm là RMB 5,377/t ($788/t). Tất cả giá đều chưa bao gồm VAT.
Hiện tại, trên thị trường Thượng Hải, giá HRC giao ngay loại Q235 5.5mm khoảng RMB 3,650-3,700/t ($535-542/t) bao gồm 17% VAT; Trong khi đó, giá CRC giao ngay 1.0mm khoảng RMB 4,980-5,100/t ($729-747/t) bao gồm VAT. Giá tất cả các sản phẩm vẫn hầu như ổn định kể từ ngày 9/12.
2. Các nhà nhập khẩu Đông Nam Á không “tham gia” vào thị trường HRC đang tăng
Thị trường nhập khẩu HRC ở Đông Nam Á vẫn rất yên ắng, và hầu như không có sức mua. Trong khi thị trường nội địa Trung Quốc tăng mạnh và giá nguyên liệu thô tăng làm cho chào giá HRC ổn định, thì các nhà nhập khẩu khu vực vẫn thận trọng với việc đặt hàng do nhu cầu không ổn định.
Mặc dù thiếu giao dịch, nhưng giá xuất khẩu HRC đã tăng $10-20/t so với cách đây 3 tuần. Chào giá từ Trung Quốc phổ biến ở mức giá ở mức $520-530/t cfr sang Đông Nam Á đối với HRC chất lượng cao từ 3-4mm trở lên, tùy vào nhà máy. HRC SS400 2mm xuất xứ Trung Quốc hiện tại được chào giá $540/t cfr sang Việt Nam.
“Thị trường nội địa Trung Quốc đang mạnh, vì vậy, nhiều nhà máy không muốn xuất khẩu” – 1 thương nhân Hồng Kông cho biết. Ông cho biết, nhiều nhà máy cấp 1
Trung Quốc đang chào giá $515-520/t fob đối với loại HRC thương mại 3.75mm.
HRC loại thương mại xuất xứ Đài Loan được đặt hàng ở mức $540-545/t cfr sang Philippines trong tuần vừa rồi. Chào giá từ CIS rất hạn chế và dự kiến đạt $530-540/t cfr sang Đông Nam Á.
Cách đây 2 tuần, HRC loại 2mm cán lại từ Hàn Quốc được đặt hàng với giá $530/t cfr sang Việt Nam. “Một mức giá tốt đối với người mua” – 1 thương nhân cho biết. Một nhà máy hiện tại cũng đang chào giá $560/t cfr.
Thị trường nhập khẩu Việt Nam vẫn yên ắng do tồn kho cao và gặp nhiều khó khăn về tài chính. Một số nhà nhập khẩu Việt Nam cho biết, họ muốn tái xuất HRC thương mại 4-12mm với giá $485-490/t fob.
3. Giá thép thanh xây dựng Ý có thể tăng trong tháng 1 do tồn kho thấp
Giá thép thanh xây dựng ở Ý dự kiến sẽ tăng vào tháng 1. Nhiều nhà sản xuất và nhà phân phối đã hết hàng tồn kho.
Hiện tại, giá phế liệu cao và thiếu cung thép thanh xây dựng, nên giá ngày hôm nay vẫn ổn định. Hơn nữa, người mua hiện tại đã thanh toán với mức giá tăng trong thời gian gần đây. Giá xuất khẩu vẫn thấp và các nhà sản xuất Ý sẽ không xuất khẩu nguyên liệu với giá €340/t FOB, và với mức giá này, nhiều quốc gia Bắc Phi vẫn sẵn sàng thanh toán.
Giá tối thiểu đối với thép thanh xây dựng ở Ý hiện tại đạt €350/t EXW. Thép thanh xây dựng của Tây Ban Nha đã tăng nhẹ, khoảng €360-370/t.
Thị trường nội địa đối với thép dây xây dựng cũng suy yếu nhưng thị trường thép thanh xây dựng đã tốt hơn. Hiện tại, giá xuất khẩu đối với loại rẻ nhất từ €380/t - €400/t.
Tất cả các nhà máy Ý sẽ tạm nghỉ từ 21/12-11/1, và 1 số nhà máy khác dự kiến sẽ tạm ngưng lâu hơn.
Thị trường nội địa đối với thép dây xây dựng cũng suy yếu nhưng thị trường thép thanh xây dựng đã tốt hơn. Hiện tại, giá xuất khẩu đối với loại rẻ nhất từ €380/t - €400/t.
Tất cả các nhà máy Ý sẽ tạm nghỉ từ 21/12-11/1, và 1 số nhà máy khác dự kiến sẽ tạm ngưng lâu hơn.
4. Giá thép tấm ở Mỹ tăng
Giá thép tấm ở Mỹ tiếp tục tăng, ít nhất là từ thời điểm hiện tại.
Sau khi giá HRC của AK Steel tăng $30/tấn non, mà trước đây đã thông báo tăng giá $20/ tấn non, thì US Steel cũng đã thông báo với khách hàng trong tuần này về việc công ty cũng sẽ nâng giá thép tấm.
US Steel niêm yết CRC với giá $680/tấn non, giá thép mạ kẽm là $700/tấn non. Giá HRC vẫn ở mức $550/tấn non. Giá đều là giá FOB, áp dụng với tất cả các đơn đặt hàng mới.
Đợt tăng giá của AK áp dụng từ các đợt giao hàng tháng 1 trở đi. Giá CRC lẫn cacbon và giá thép tấm mạ màu sẽ tăng $30/tấn non, cũng áp dụng từ ngày 1/1.
Nhiều nhà máy nội địa khác cũng đã thông báo tăng giá thép tấm. Steel Dynamics Inc (SDI) đã thông báo với khách hàng vào đầu tuần này – với giá HRC hiện tại của công ty là $550/tấn non; Trong khi đó, HDG có giá $660/tấn non.
5. Xuất khẩu quặng sắt của Úc trong quý 3 tăng 10%
Xuất khẩu quặng sắt của Úc tăng 10% lên 98 triệu tấn trong quý 3 so với cùng kỳ năm trước – theo thống kê từ chính phủ vào hôm thứ 5.
Tuy nhiên, lãi trong quý 3 đã giảm 26% so với cùng kỳ năm trước do giá các hợp đồng quặng sắt dài hạn đã giảm 33-44% trong năm này. Sản xuất trong quý 3 tăng 8% so với cùng kỳ năm trước lên 107 triệu tấn.
Úc đã sản xuất 39 triệu tấn than cốc trong quý 3, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm trước và tăng 6% so với quý trước. Tuy nhiên, trị giá xuất khẩu than cốc giảm 24% do giá hợp đồng thấp hơn và đồng đôla Úc mạnh hơn.
Sản lượng niken đã giảm 23% trong quý 3 so với cùng kỳ năm trước lên 40,000 t. Công suất dự kiến đạt 40,000 tấn/năm. Xuất khẩu niken giảm 31% với trị giá còn $833 triệu do giá cao hơn và sản lượng xuất khẩu tăng.
6. Giá thép hình ở Anh giảm
Giá thép hình ở Anh vẫn suy yếu do thiếu nhu cầu.
Giá thép trung bình của nhà máy khoảng £400-415/ (€441-457/t) bao gồm giao hàng, mặc dù Celsa đã bán khoảng 5,000-7,000t với giá £375-380/t.
Các nhà phân phối của công ty đang bán nguyên liệu cho người sử dụng cuối cùng với giá khoảng £390-410/t; Trong khi đó, giá của các nhà phân phối độc lập khoảng £450/t.
7. Tình hình Dubai suy yếu làm cho các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ nhắm sang thị trường Bắc Phi
Xuất khẩu thép thanh xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ giảm trong tháng 11 do tình hình suy giảm trên thị trường Trung Đông và tiêu thụ giảm đối với người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu Thổ Nhĩ Kỳ.
Mặc dù tiêu thụ thép ở Dubai đã giảm đáng kể do khủng hoảng - xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ giảm 69% vào khu vực này – nên các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ đang xoay xở với các đơn đặt hàng đã giảm vào các thị trường khác như: Ai Cập, Libya và Algeria.
8. Nhu cầu thép thanh cơ khí ở Ý tăng, giá vẫn thấp
Nhu cầu thép thanh cơ khí ở Ý đã tăng nhẹ nhưng giá vẫn thấp quá đến nỗi các nhà sản xuất không thể “chấp nhận” được.
Nhu cầu ở Ý cũng tương tự như các khu vực khác của châu Âu. Tuy nhiên, nhu cầu ở Anh và Tây Ban Nha là thấp nhất. Ở Ý, 1 số nhà phân phối chỉ mua 1 ít nguyên liệu trước giáng sinh nhưng điều này có thể là do kết thúc năm tài khóa.
Hiện tại, giá thép thanh cơ khí ở Ý gần đây đã tăng khoảng €100/t.
9. Giá vẫn chưa tăng trên thị trường thép Hi Lạp
Giá thép vẫn chưa tăng ở thị trường Hi Lạp bất kể có dấu hiệu tăng giá ở những khu vực khác ở châu Âu và toàn cầu – theo nhà sản xuất và kinh doanh thép Hi Lạp – Sidma.
Giá thép vẫn chưa tăng ở thị trường Hi Lạp bất kể có dấu hiệu tăng giá ở những khu vực khác ở châu Âu và toàn cầu – theo nhà sản xuất và kinh doanh thép Hi Lạp – Sidma.
“Vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi trên thị trường và giá chưa tăng do nhu cầu thấp” – 1 đại diện cấp cao của công ty cho biết.
Ngoài ra, Sidma cho biết, xu hướng giá tương lai vẫn không ổn định.
10. Xuất khẩu thép thanh xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ giảm hơn nữa trong tháng 11
| ||||||
| Nov 09 | Jan-Nov 09 | Jan-Nov 08 | |||
Egypt | 10,498 | 2,291,297 | 29,244 | |||
UAE | 92,335 | 1,633,826 | 5,227,600 | |||
Iraq | 60,732 | 732,459 | 308,786 | |||
Libya | 50,246 | 580,013 | 56,540 | |||
Yemen | 27,857 | 512,656 | 308,274 | |||
Total (incl. others) | 562,594 | 8,464,785 | 9,785,077 |
Trong tháng 11, xuất khẩu thép thanh xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ giảm còn 563,000 t từ mức 658,000t trong tháng 10. Xuất khẩu trong tháng 11 giảm 7.6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 11, top 5 quốc gia nhập khẩu là UAE (92,300t), Iraq (60,700t), Libya (50,200t), Singapore (48,800t) và Brazil (34,300t).
Nhập khẩu thép thanh xây dựng hàng tháng của UAE từ Thổ Nhĩ Kỳ giảm còn 100,000 t – giảm lần đầu tiên trong lịch sử.
Nhập khẩu thép thanh xây dựng hàng tháng của UAE từ Thổ Nhĩ Kỳ giảm còn 100,000 t – giảm lần đầu tiên trong lịch sử.
Tổng xuất khẩu thép thanh xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ trong từ tháng 1-11 đạt 8.46 triệu t, giảm 13.5% từ mức 9.7% so với cùng kỳ năm trước. Top 5 người mua đó là: Egypt, UAE, Iraq, Libya và Yemen – tất cả thép thanh xây dựng đều tăng từ Thổ Nhĩ Kỳ so với mức năm 2008, ngoại trừ UAE.
Giá xuất khẩu thép thanh xây dựng trung bình của Thổ Nhĩ Kỳ đạt $470/t fob trong tháng 11.
11. Nhập khẩu hợp kim sắt của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn thấp
Nhập khẩu hợp kim sắt của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục giảm trong tháng 10 do sản xuất thép giảm, và dự kiến sẽ không đạt đến 300,000t trong cuối năm.
Theo dữ liệu từ Viện thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), Thổ Nhĩ Kỳ chỉ nhập khẩu 17,810t hợp kim sắt trong tháng 10, giảm gần 60% so với cùng kỳ năm trước và giảm 44% so với mức 31,914t đã nhập khẩu trong tháng 9.
Trong 10 tháng đầu năm 2009, nhập khẩu hợp kim sắt của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 240,983t, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước (xem bảng).
Trong tháng 10, Ukraina là nhà cung cấp lớn nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ với 9,204t, tiếp t heo là Georgia (3,923t) và Nga (1,305t).
| ||||||
| 2008 | 2009 | % change | |||
October | 43,818 | 17,810 | -59.4 | |||
Jan-Oct | 371,465 | 240,983 | -35.1 |
12. Nhập khẩu của Ý giảm 50% trong trong từ tháng 1-10/2009
Nhập khẩu thép của Ý từ các quốc gia không thuộc EU đã giảm một nửa trong 10 tháng đầu năm 2009, giảm hơn 49% so với cùng kỳ năm trước. xuất khẩu của Ý sang các quốc gia không thuộc EU đã giảm 22% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng cộng, các công ty của Ý đã xuất khẩu 3.8 triệu tấn các sản phẩm thép và nhập khẩu 4.8 triệu tấn trong 10 tháng đầu năm 2009.
Trong 10 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu thép thỏi và bán thành phẩm giảm 7% còn 327,000t; Trong khi đó, nhập khẩu các sản phẩm cùng loại giảm 44% còn 1.8 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu các sản phẩm thép dài giảm 30% to 1.2 triệu tấn và xuất khẩu thép thỏi giảm 50% còn 2.2 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước.
13. Nhu cầu của Nga tăng mạnh đến năm 2020
Nhu cầu các sản phẩm thép thành phẩm của Nga có thể đạt 53-61 triệu tấn vào năm 20202, tăng 16-24 triệu tấn so với năm 2007.
Tiêu thụ các sản phẩm giá trị cao (như thép tấm mạ màu và thép tấm xe hơi) có thể tăng 70%. Nhu cầu trong ngành xây dựng và ngành sản xuất xe hơi có thể tăng 36-40%.
Tương tự, nhu cầu các sản phẩm thép cuộn đã tăng lên 25-31 triệu tấn trong năm 2020, so với mức 18.5 triệu tấn trong năm 2007. Tiêu thụ các sản phẩm thép cuộn CR có thể đạt 8.6-12.1 triệu tấn, tăng so với mứ 5.9 triệu tấn trong năm 2007.
Xuất khẩu các sản phẩm thép thành phẩm trong từ năm 2010-15 vẫn ổn định ở mức 25-26 triệu tấn. Xuất khẩu có thể đạt 27.5-30.5% trong tổng sản xuất năm 2020, so với mức 46.3% trong năm 2007.
Nhập khẩu dự kiến sẽ đạt khoảng 3 triệu tấn/năm, và chiếm không hơn 5-6% trong mức tổng tiêu thụ. Sản xuất các sản phẩm thành phẩm trong năm 2020 có thể đạt 72-80 triệu tấn– tăng 12.4-20.0 triệu tấn so với năm 2007.
Nhập khẩu dự kiến sẽ đạt khoảng 3 triệu tấn/năm, và chiếm không hơn 5-6% trong mức tổng tiêu thụ. Sản xuất các sản phẩm thành phẩm trong năm 2020 có thể đạt 72-80 triệu tấn– tăng 12.4-20.0 triệu tấn so với năm 2007.
14. Châu Á trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nga
Nga đã xuất khẩu 20 triệu tấn các sản phẩm thép trong 9 tháng đầu năm 2009. Con số này chỉ giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, khi đó việc mua bán thép trên toàn cầu đã giảm 1/3 – theo dữ liệu từ Cục thống kê sắt thép.
Xuất khẩu giảm so với các thị trường lớn khác, hiện tại Nga là nhà xuất khẩu thép lớn thứ 3 thế giới sau Nhật Bản (giảm 19% so với tháng 10) và 27 thành viên EU (giảm 18% so với tháng 8).
Xuất khẩu chỉ giảm 11 về lượng, sản lượng giảm 52% với trị giá còn US$ 18.7 tỉ do chi phí sản xuất thấp hơn để cạnh tranh trong thời gian này.
Xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm của 27 thành viên EU đạt 5.4 triệu tấn, giảm 34% và thị trường khu vực lớn thứ 2 của Nga. Xuất khẩu từ tháng 1-9 tăng 33% lên 5.8 triệu tấn, châu Á hiện tại là thị trường lớn nhất của Nga, và xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Ấn Độ và Philippines – tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Con số này tăng mặc dù giảm xuất khẩu các sản phẩm thép bán thành phẩm 23%. Xuất khẩu các sản phẩm thép dài sang châu Á đã tăng hơn 3½ lần (260%), và xuất khẩu các sản phẩm thép cuộn tăng hơn 4 lần (330%) và thép ống tăng 130%.
Xuất khẩu của Nga sang Trung Đông trong từ tháng 1-9/2009 đạt 3.9 triệu tấn, cũng tăng 33%, và xuất khẩu sang Iran tăng 41%. Xuất khẩu sang châu Phi tăng 17% lên 0.8 triệu tấn. Đồng thời, xuất khẩu của Nga sang các khu vực khác cũng giảm, bao gồm CIS giảm 23% còn 2.1 triệu tấn, Ukraina giảm 73%, và các quốc gia không thuộc EU đạt 1.7 triệu tấn, giảm 42%, Thổ Nhĩ Kỳ giảm 40%. Xuất khẩu sang khu vực NAFTA đạt 0.2 triệu tấn, giảm hơn 50%.
| ||||||
| 2009 | 2008 | % change | |||
Semis | 9,596 | 12,836 | -25 | |||
Long products | 2,835 | 2,413 | +17 | |||
Flat products | 6,542 | 6,306 | +4 | |||
Tubes | 999 | 899 | +11 | |||
Total | 19,972 | 22,455 | -11 |
15. Giá thép thanh xây dựng ở Peru tăng do bùng nổ xây dựng
Do nhu cầu mạnh lên từ ngành xây dựng, nên giá thép thanh xây dựng đã cao hơn so với giá ở các quốc gia lân cận trong thời điểm hiện tại.
Giá nội địa của thép thanh xây dựng loại 10mm hiện tại khoảng 2,490-2,520 nuevos solos/t (US$850-865/t). Tuy nhiên, mức giá này vẫn giảm từ mức 3,500 nuevos/solos trong cùng kỳ 2008.
Nhu cầu thép của Peru tăng là do bùng nổ trong ngành xây dựng địa phương.
16. Giá phế liệu của Saudi tăng do giá trên thị trường quốc tế cao hơn
Thị trường phế liệu ở Arab Saudi đã tăng giá phế liệu do giá phế liệu toàn cầu cao hơn, mặc dù giá thép thanh xây dựng giảm ở quốc gia này.
Hiện tại đối với phế liệu loại HMS 1&2 80:20, các nhà máy thép ở khu vực phía đông Peru đã mua với giá SAR 850/t ($227/t), cao hơn SAR 100/t ($26.7/t) so với giá tháng 11. Các nhà máy phía Tây vẫn chưa tăng giá, nhưng dự kiến họ sẽ tăng giá theo, và nâng giá mua lên SAR 800/t.
Hiện tại giá thép thanh xây dựng ở Peru đạt khoảng SAR 2,100-2,310/t ($560-616/t) đối với loại 8-25mm.
Hiện tại giá thép thanh xây dựng ở Peru đạt khoảng SAR 2,100-2,310/t ($560-616/t) đối với loại 8-25mm.
17. Nhập khẩu thép tấm của Hàn Quốc giảm 28% trong tháng 11
Nhập khẩu thép tấm của Hàn Quốc giảm 28% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm trước còn 453,765t, kết thúc thời kỳ tăng giá trong 3 tháng liên tục.
Châu Âu vẫn là nguồn cung cấp thép tấm cho Hàn Quốc trong tháng 11, với mức giao hàng 162,855 t, mặc dù con số này giảm 33% so với tháng trước. Tổng nhập khẩu gồm 99,613 t từ Ukraine, 41,858 t từ Anh và 21,384 t từ Nga. Tiếp theo là Nhật Bản và Brazil với 123,464 t và 120,223 t, giảm lần lượt là 32% và 2%.
18. Nhu cầu các sản phẩm thép cuộn ở Việt Nam tăng
Tiêu thụ các sản phẩm thép dài xây dựng của Việt Nam trong tháng 11 tăng mạnh gần 60% so với tháng trước lên 459,000t – theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA). Con số này tăng 19.3% so với cùng kỳ năm trước.
Tiêu thụ các sản phẩm thép dài trong 11 tháng đầu năm đạt 3.75 triệu tấn, tăng gần 32% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất trong từ tháng 1-10 ước tính đạt 3.7 triệu tấn, tăng 25.5% so với cùng kỳ năm trước.
19. Sản lượng thép thô hàng ngày trong tháng 11 của Trung Quốc giảm: CISA
Theo 1 cuộc khảo sát của CISA đối với 73 nhà sản xuất thép cho thấy, sản lượng thép thô hàng ngày trong tháng 11 của Trung Quốc đã giảm hơn nữa so với mức tháng 10.
Theo dữ liệu tạm thời từ CISA, sản xuất thép thô của Trung Quốc đã giảm còn khoảng 1.64 triệu tấn/ngày trong tháng 11. Theo Cục thống kê quốc gia (NBS), Trung Quốc đã sản xuất khoảng 1.67 521.84/ngày trong tháng 10, giảm nhẹ từ mức 1.69 triệu tấn trong cả tháng 8 và tháng 9.
Trung Quốc đã sản xuất khoảng 521.84 thép thô trong từ tháng 1-10/2010. Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong năm 2009 đã đạt 472.47 triệu tấn trong tháng 10, tăng 10.45% so với cùng kỳ năm trước.
20. Giá thép ống giảm nhẹ ở Trung Quốc
Giá thép ống của Trung Quốc đã giảm nhẹ trong tuần này do giá thép cuộn mỏng giảm nhẹ. Giá tại xưởng của các nhà máy thép ống đã gần bằng chi phí. Vì thị trường đang bước vào mùa suy yếu, nên giới kinh doanh lo ngại rằng gái có thể giảm nhẹ trong tuần tới.
Trên thị trường Thượng Hải vào ngày 10/12, các thương nhân đang chào giá thép ống (ERW) (Loại Q235) 114x3.75mm từ tỉnh Hà Bắc – bắc Trung Quốc với giá khoảng RMB 3,850-3,900/t ($564-571/t) bao gồm 17% VAT, giảm khoảng RMB 30/t ($4/t) so với tháng trước.
Ở thành phố Tangshan - tỉnh Hà Bắc, sản xuất chủ yếu là thép cuộn mỏng và thép ống ERW thương mại. Giá tại xưởng của các nhà máy thép ống khoảng RMB 3,620-3,630/t ($530-532/t) on 10 December, giảm khoảng RMB 20/t ($3/t) so với tuần trước.
Trong khi đó, các nhà máy thép cuộn mỏng ở tỉnh Hà Bắc đã thông báo vào ngày 10/12 về việc cắt giảm giá tại xưởng kể từ ngày 6/12 thêm RMB 50/t ($7/t), và mức giá mới còn khoảng RMB 3,500/t (tùy theo độ rộng) bao gồm 17% VAT, thanh toán bằng tiền mặt.
21. Giá EMM Trung Quốc tiếp tục tăng, giá hợp kim sắt vẫn ổn định
Giá xuất khẩu EMM Trung Quốc đã tăng $50/t trong tuần này lên $2,650-2,700/t fob từ Trung Quốc do chi phí sản xuất cao hơn và thắt chặt cung. Nhưng xuất khẩu các loại hợp kim sắt khác, bao gồm FeSi, FeMn cacbon cao, và SiMn vẫn yên ắng trong tuần này.
Giá giao dịch của EMM đạt $2,600-2,650/t fob từ Trung Quốc trong tuần này.Giới kinh doanh trên thị trường cho rằng giá tăng là do giá điện tăng và thắt chặt cung hơn.
Chào giá of FeSi (75% Si) đạt $1,190-1,210/t fob từ Trung Quốc, cao hơn mức $1,190-1,200/t cách đây 1 tuần. Nhưng không có nhiều giao dịch được thực hiện do các khách hàng nước ngoài cho rằng mức chào giá hiện tại quá cao. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa vẫn mạnh vì mức chào giá hiện tại đã phản ánh chi phí sản xuất cao do tăng giá điện.
Cả chào giá FeMn (6-8% C) và SiMn (65% Si, 17% Mn) vẫn ở mức $1,400-1,500/t fob từ Trung Quốc nhưng không có nhiều giao dịch được thực hiện vì mức giá này vẫn không có khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác như Ấn Độ và Hàn Quốc.