Giá than tại Sơn Đông vượt ngưỡng 300 USD/tấn
Giới kinh doanh than nội địa tại tỉnh Sơn Đông thuộc phía đông Trung Quốc đã nâng giá bán theo như kế hoạch đề ra trước Tết Nguyên Đán. Theo SBB, giá than khả năng sẽ tiếp tục tăng thêm nữa.
Các thương nhân chào bán than loại hai hôm 15/02 với giá 2.100 NDT/tấn (319 USD/tấn), bao gồm 175 VAT. Tại thị trường Sơn Đông, than loại hai hiện có giá giao ngay là 2.000-2.100 NDT/tấn (303-319 USD/tấn), thậm chí một số thương nhân dự định sẽ nâng giá lên cao hơn. Tất cả các giá trên đều bao gồm phí vận chuyển và thuế VAT 17%. Hầu hết các nhà sản xuất than ở Sơn Đông đều không thể sản xuất than loại Một.
“Chúng tôi đã nâng giá bán sau Tết nhằm phù hợp với mức giá tăng trước Năm mới và thị trường đã chấp nhận mức giá mới này.” một thương nhân ở Sơn Đông nói.
Một nhà kinh doanh than ở Shanxi cũng phát biểu trên SBB rằng họ đang chào bán với giá cao hơn nhưng không hề dễ dàng. “Nhiều nhà sản xuất ở Sơn Đông có thể mua than ở đây, nhưng hầu hết than Shaxi đều được vận chuyển tới tỉnh Hà Bắc. Rất khó để thuyết phục các nhà sản xuất tỉnh Hà Bắc chấp nhận mức giá cao hơn vì họ còn phải trả cước vận chuyển,”
Như SBB đã đưa tin, các nhà sản xuất than Trung Quốc ở Shanxi và Sơn Đông đều nhắm đến việc nâng giá than loại hai lên 2.050 NDT/tấn. Trước Tết Nguyên Đán, các nhà sản xuất Sơn Đông cũng đã nỗ lực nâng giá than loại một lên 2.150 NDT/tấn.
Trung Quốc theo Nga và Ukrainian nâng giá xuất khẩu HRC và CRC
Sau khi các nhà sản xuất của Nga và Ukrainian nâng giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng HRC và cán nguội CRC 50-70 USD/tấn, các nhà sản xuất thép của Trung Quốc cũng hưởng ứng nâng giá xuất khẩu thêm 50 USD/tấn cũng với cùng một lý do là chi phí nguyên liệu thô tăng cao. Việc nâng giá từ các nhà cung cấp lớn nhất thế giới sẽ thúc đẩy giá bán trên thị trường toàn cầu diễn biến theo một xu hướng chung là tăng.
Giá phế tại thị trường phía nam Trung Quốc tăng
Thời tiết xấu đã lèo lái giá phế tăng tại Qúy Châu, một tỉnh thuộc phía nam Trung Quốc và trung tâm phía nam tỉnh Hồ Nam cũng bắt đầu tăng giá trở lại sau 04 tháng tạm lắng.
Hôm 15/02, Guiyang Special Steel (Guigang), công ty tiêu thụ phế thuộc loại top tại tỉnh Qúy Châu, đã nâng giá thu mua phế thêm 100 NDT/tấn (15 USD/tấn). Như vậy, giá thu mua phế liệu HMS (kích thước lớn hơn 6 mm) hiện là 3.610 NDT/tấn (548 USD/tấn), bao gồm 17% VAT.
Chỉ một ngày trước đó, Hunan Valin Lianyuan Iron & Steel cũng đã nâng giá thu mua phế loại trên lên 3.600 NDT/tấn (546 USD/tấn), bao gồm thế VAT, từ mức giá trước đó là 3.380 NDT/tấn (513 USD/tấn).
“Tuyết lại rơi trong những ngày gần đây và thời tiết vẫn chưa hỗ trợ cho công tác vận chuyển,” một thương nhân ở Guigang nói trên SBB. “Sự tăng giá là do các nhà sản xuất muốn khuyến khích giới thương nhân bán ra vì lượng phế tồn trên thực tế chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong khoảng 02 tháng”
Các trận bão mùa đông vẫn tiếp tục hoành hành kể từ đầu tháng 01, đường cao tốc Quý Châu–Hà Nam đóng băng dày đặc gây ách tắc giao thông nghiêm trọng buộc các nhà sản xuất khu vực này phải nâng giá thu mua phế nhằm đảo bảo nguồn cung.
Xuất khẩu quặng Ấn Độ tiếp tục theo xu hướng tăng trong tháng 03
Giá giao ngay quặng xuất khẩu của Ấn Độ sang Trung Quốc tuần trước tăng 5-6 USD/tấn do nguồn cung quặng của nước này bị hạn chế và lực mua vẫn duy trì ổn định trong đầu năm mới.
Tại thị trường giao ngay, quặng 63.5%/63% Fe xuất sang Trung Quốc có giá là 195-197 USD/tấn crf, tăng từ mức 188-191 USD/tấn trong tuần trước. Các giá chào của Ấn Độ đã chạm mức 200 USD/tấn cfr.
Hôm 14 tháng 02, một nhà xuất khẩu ở Kolkata đã bán 40.000 tấn quặng 63%/62% Fe cho một thương nhân Trung Quốc với giá 171 USD/tấn fob, vận chuyển từ Vishakhapatnam tới cảng chính của Trung Quốc. SBB cho hay, một thương nhân ở Odisha cũng nhận được hợp đồng đặt mua quặng 60%/59% Fe từ khách hàng Trung Quốc với giá 172 USD/tấn cfr.
Cả thương nhân Ấn Độ và Trung Quốc đều có những nhận định riêng đối với thị trường. Một thương nhân ở Shanxi cho biết giới thương nhân Trung Quốc đang trú ẩn ở trong vùng an toàn và bán lượng hàng tồn của họ trong khi một số khác tỏ ra lạc quan và tiếp tục đầu cơ. “một số thương nhân dự đoán giá sẽ vượt mốc 200 USD/tấn. Nhưng hầu hết chúng tôi đều thận trọng vì rỏ ràng là giá lên càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn,” một thương nhân ở Chhattisgarh nói.
Một nhà xuất khẩu ở Kolkata tin rằng các nhà cung cấp Ấn Độ sẽ tiếp tục duy trì mức giá này cho các đơn hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 03 tới. Tuy nhiên, giá quặng đầu tháng 04 có khả năng suy yếu do quặng ở Karnataka có thể được giao dịch tại thị trường giao ngay.
MITT: Sản lượng thép thô Trung Quốc sẽ tăng kỷ lục trong 2011
Theo dự báo của Bộ Công nghiệp và công nghệ thông tin Trung Quốc (MITT), sản lượng thép thô của nước này được kỳ vọng là sẽ đạt kỷ lục 660 triệu tấn trong năm nay.
Nhu cầu từ các lĩnh vực như xây dựng, máy móc, thiết bị gia dụng và đóng tàu giúp tăng sản lượng trong năm nay, tuy nhiên về xuất khẩu thì có phần yếu thế hơn do sự cạnh tranh mạnh từ các nhà sản xuất khác trên thế giới.
Năm 2010, sản lượng thép thô của Trung Quốc đạt 626,7 triệu tấn, kéo theo chi phí sản xuất ở các công ty vừa và lớn tăng 30,7% so với 2009, gây giảm lợi nhuận.
Ngoài ra, MITT cũng dự báo về lượng quặng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ đạt khoảng 600 triệu tấn trong năm nay sau khi thiết lập mức kỷ lục 619 triệu tấn trong năm 2010.
Tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam tăng 7,2% trong tháng 01
Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tổng tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam trong tháng 01 vừa qua đạt 469.000 tấn, tăng 7,2% so với tháng 12/2010, đồng thời tăng 35% so với tháng 01 năm ngoái. Về sản lượng thép xây dựng của Việt Nam trong tháng rồi đạt 463.000 tấn, giảm 0,9% so với tháng 12/2010, nhưng tăng 14,8% so với tháng 01/2010.
Lượng tiêu thụ và sản lượng đều tăng trong tháng giêng đã gây ngạc nhiên cho thị trường bởi thông thường đây là tháng điều chỉnh thấp điểm trước khi nghỉ tết.
Ông Đinh Huy Tam- Tổng thư ký VSA nói giá tăng do các nhà kinh doanh và cả người tiêu dùng muốn mua vào tích trữ trước khi nghỉ tết. Ông Tam dự báo tiêu thụ trong tháng 02 sẽ còn tăng vì nhu cầu ổn định hơn. Theo dự báo của chính phủ, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay ở mức 7-7,5%.
Đồng tiền Việt Nam đã mất giá 9,3% vào ngày 11/02 sẽ đẩy giá nguyên liệu thô nhập khẩu tăng lên, nghĩa là giá thép xây dựng tại thị trường trong nước nhất định sẽ có đợt điều chỉnh nữa.
Giá thép cây nội địa Thổ Nhĩ Kỳ tăng do tỷ giá USD
Giá thép cây nội địa Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực phía tây Marmara tăng 20 TL/tấn (12,5 USD/tấn) lên mức 1.240-1.250 TL/tấn (778-784 USD/tấn). Những nơi khác cũng được các nhà sản xuất chào giá cao tương tương tự, tuy nhiên giới thương nhân chỉ chào bán với giá khoảng 1.200-1.230 TL /tấn (752-771 USD/tấn) bao gồm 18% VAT.
Các nguồn thị trường phát biểu trên SBB rằng nhu cầu vẫn được cho là ở mức thấp, giá tăng chủ yếu là do tỷ giá đồng USD tăng và thêm vào đó là do các nhà sản xuất muốn kích thích lực mua.
Một số đơn hàng được giới thương nhân đặt mua do quan ngại giá sẽ còn tăng thêm nữa, đồng thời họ cũng muốn thay thế những đơn hàng được bán trước đó.
Thổ Nhĩ Kỳ:xuất khẩu cuộn trơn tháng 01 giảm
Xuất khẩu cuộn trơn Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 01 giảm xuống còn 56.000 tấn từ mức 84.000 tấn trong tháng 12/2010. Tổng xuất khẩu cuộn trơn trong tháng 01/2010 của nước này đạt 68.000 tấn.
Các nguồn thị trường cho biết, thị trường xuất khẩu cuộn trơn Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ tốt đẹp như thép cây, nhưng hiện tại vẫn chưa thấy dấu hiệu cải thiện nào đáng kể.
Các giá chào bán xuất khẩu cuộn trơn dùng cho kéo lưới hiện được ấn định ở mức 660-690 USD/tấn fob.
Thị trường xuất khẩu phôi CIS trầm lắng
Giá phôi CIS xuất khẩu vẫn duy trì ổn định trong tuần rồi nhưng giới thương nhân tỏ ra lạc quan hơn đối với triển vọng thị trường tuần tới. “không có yếu tố đầu cơ trong các giao dịch hiện tại. Chi phí của các nhà sản xuất CIS thật sự rất cao,” một thương nhân nói với SBB.
Trong khi giá phế tại Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ theo chiều hướng xuống trong vài tuần trước, giá phế tại Nga và Ukraina duy trì ở mức khá cao. Chi phí sản xuất của các công ty hợp nhất cũng tăng lên 600 USD/tấn (445 EUR/tấn), mức mà họ không thể tiếp tục sản xuất được nữa.
Mặc dù có một số hợp đồng được ký hiện tại nhưng đa phần là với số lượng không nhiều nên nhìn chung mọi người đều dành nhiều quan tâm cho thị trường, nơi họ nhận thấy có dấu hiệu chuyển biến theo xu hướng tích cực. Mùa xây dựng sắp tới và tình trạng thiếu nguồn cung vẫn là những chủ đề được xoáy sâu khi luận bàn về xu hướng thị trường.
Lượng phôi tồn trên thị trường không phải là quá nhiều, với thị trường nội địa Nga chiếm thị phần phôi lớn nhất, trong khi việc cắt giảm sản xuất tạm thời tại nhà máy Yenakievo của Metinvest, Ukraina cũng không thể cải thiện tình hình tốt hơn. Theo phát ngôn viên của Metinvest cho biết, công ty không đáp ứng được cả về sản lượng và chất lượng cho bất cứ đơn đặt hàng nào vì sản lượng hàng tháng của nhà máy sẽ được giảm 40% do sự cố về máy móc.
Như vậy, trong khi thị trường xuất khẩu phôi CIS khá trầm lắng, các nhà sản xuất chào giá sang Biển Đen với 610-640 USD/tấn fob nhằm đảm bảo doanh số bán và hy vọng sẽ sớm cải thiện được tình hình.
Giá quặng Ấn Độ gần chạm mức 200 USD/tấn
Giá quặng giao ngay trên thị trường thế giới tiếp tục theo chiều mũi tên hướng lên. Quặng 63.5% Fe của Ấn Độ hiện đã leo lên 197-199 USD/tấn C&F từ mức 190-192 USD/tấn C&F trước thời điểm tết Nguyên Đán.
Giá xuất khẩu cuộn trơn Trung Quốc tăng
Giá thép cuộn trơn xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng khoảng 40 USD/tấn kể từ sau tết theo cùng chiều với giá bán trong nước.
Kể từ ngày 09/02, giá thép cuộn trơn Q235 6.5mm tại Thượng Hải đã tăng 200 NDT/tấn (30 USD/tấn) lên mức 4.920-4.950 NDT/tấn (746-751 USD/tấn), bao gồm VAT 17%. Các chào bán ở Bắc Kinh cho cùng loại sản phẩm này ở Bắc Kinh cũng tăng 100 NDT/tấn lên mức 4.850 NDT/tấn.
Giá bán trong nước đã đẩy giá chào xuất khẩu lên mức 740-750 USD/tấn fob, trong khi trước lễ giá là 700 USD/tấn fob.
Nhưng kể từ khi giá duy trì đà tăng, một số nhà sản xuất của Trung Quốc không đưa ra chào giá mới cho xuất khẩu, thay vào đó họ tập trung nguồn hàng cho thị trường trong nước vì không những nhu cầu mà giá cả cũng rất tốt.
Một thương nhân ở miền bắc Trung Quốc cho biết một số nhà máy Trung Quốc đã duy trì giá chào bán ở mức 755 USD/tấn fob, nhưng giá giao dịch cuối cùng thỏa thuận ở mức 730 USD/tấn fob.
Trong khi đó thị trường xuất khẩu thép cây có vẻ như trầm lắng hơn, giá chào bán cũng rất ít. Một số nhà máy của Trung Quốc nói rằng họ sẽ chào giá thép cây ở mức 730-740 USD/tấn fob nếu có khách hàng nào hỏi mua.
Mỹ:Xuất khẩu thép trong tháng 12 giảm 09%
Theo nguồn tin từ SBB cho biết, xuất khẩu thép Mỹ trong tháng 12 giảm 09% xuống còn 847.749 tấn sau khi chạm mức cao 05 tháng trong tháng 11.
Đây là tháng có sản lượng xuất khẩu thấp nhất trong năm 2010 bên cạnh tháng Hai là 816.646 tấn và tháng Bảy là 821.770 tấn.
Canada một lần nữa được cho là khách hàng chủ yếu của Mỹ, với sản lượng xuất trong tháng 12 là 386.000 tấn, nhưng vẫn giảm 17% so với mức 466.000 tấm trong tháng 11. Còn sản lượng xuất sang Mexico là 202.393 tấn từ mức 228.854 tấn, giảm 12% .
Bên cạnh đó, sản lượng được xuất sang Thái Lan đạt khoảng 33.402 tấn và Cộng Hòa Domincan là 32.341 tấn.
Các sản phẩm thép được xuất khẩu nhiều nhất trong tháng 12 là thép tấm, tấm mạ kẽm nhúng nóng, thép hình, thép bán thành phẩm với mỗi loại khoảng 60.000-67.000 tấn.
Tang Eng nâng giá thép không gỉ xuất khẩu tháng 02
Nhà sản xuất thép không gỉ lớn thứ hai của Đài Loan là Tang Eng đã nâng giá xuất khẩu thép tấm, cuộn cán nóng và cán nguội không gỉ cho các hợp đồng giao tháng 03 khoảng 300 USD/tấn.
Mức nâng này chủ yếu để tương ứng với chi phí nguyên vật liệu thô tăng cao sau khi giá nickel tăng hơn 1.000 USD/tấn vào đầu tháng 02.
Mặc dù giá xuất khẩu không được công bố, nhưng theo giới thương nhân thì giá chào bán của Tang Eng tấm cán nguội không gỉ 304 giao từ 01 đến hai tháng vào Trung Quốc tuần trước là 3.700-3.780 USD/tấn cfr.
Hiện Tang Eng cũng chỉ duy trì mức sản xuất thép không gỉ ở mức 80%, tức 30.000 tấn/tháng.
Lượng hàng thép không gỉ nhập khẩu vào Đài Loan đã giảm
Thép cuộn không gỉ nhập khẩu giá rẻ từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã bắt đầu lan tràn tại Đài Loan trong nửa cuối năm ngoái, hiện đã bắt đầu giảm trong năm 2011 này. Tuy nhiên một số nhà tham gia thị trường cảnh báo việc mức độ giảm này chỉ là tạm thời.
Theo các nguồn tin trong ngành, hàng nhập khẩu giảm là do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chính là do nhà sản xuất không gỉ lớn nhất Đài Loan Yieh United Steel Corp (Yusco) cảnh báo các nhà xuất nước ngoài đang đẩy hàng vào Đài Loan với giá rẻ sẽ phải đối mặt với việc điều tra chống bán phá giá.
Do vậy lượng hàng nhập khẩu đã có dấu hiệu giảm bớt, khả năng sẽ giảm khoảng 60-70% trong năm nay, theo ước tính của một quan chức thuộc Trung tâm hàng hóa ở miền nam Đài Loan cho hay.
Ngoài ra, giá thép trong nước và nhập khẩu cũng dần thu hẹp khoảng cách. Theo ước tính của một số nhà quan sát thị trường, giá bán của sản phẩm trong nước hiện chỉ còn cao hơn khoảng 102 USD/tấn so với hàng nhập khẩu. Trong tháng 12/2010, khoảng cách này từ 200-400 USD/tấn.
Một quan chức của Tang Eng nói: “chúng tôi quá lo lắng về hàng nhập khẩu giá rẻ ùn ùn về Đài Loan nên chúng tôi không dám tăng giá thêm nữa.
Gần đây, giá nickel đã tăng nhiều, tỉ giá trong khu vực lại ổn định cũng là một trong những yếu tố dẫn đến giảm lượng nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã nâng giá xuất khẩu sau tết sau khi giá nickel phục hồi, tuy nhiên một số nhà cung cấp không muốn bán cho Đài Loan vì họ kỳ vọng giá còn lên nữa.
Các nhà phân phối Brazil nâng giá thép dẹt
Các nhà phân phối thép dẹt Brazin đã điều chỉnh tăng giá thêm 08% do dự đoán các nhà sản xuất trong nước sẽ nâng giá nhằm xóa bỏ các khoản chiết khấu được thiết lập hồi tháng 08, thời điểm thị trường bị tác động do hàng nhập khẩu.
SBB cho rằng các nhà sản xuất trong nước sẽ xóa bỏ các khoản chiết khấu đối với các nhà phân phối thép dẹt, điều này có thể khiến giá tăng 8-13%, tùy từng sản phẩm. Quyết định tăng giá của các nhà sản xuất buộc các nhà phân phối cũng phải nâng giá lên nhằm đảo bảo lợi nhuận của mình, một nhà phân phối trong nước nói.
Hiện thép cuộn cán nóng HRC và cuộn cán nguội CRC được các nhà phân phối bán với giá lần lượt là 2.160-2.268 R/tấn (1.293-1.358 USD/tấn) và 2.516-2.700 R /tấn (1.507-1.617 USD/tấn). Thép cuộn mạ kẽm có giá giao ngay là 2.646 R /tấn (1.584 USD /tấn) và thép tấm A36 có giá là 2.750 R/tấn (1.647 USD/tấn).
Tuy nhiên do được cảnh báo từ trước nên giới tiêu dùng không quá sốc về thông tin giá thép tăng. “Ngoài biện pháp tăng lợi nhuận tạm thời, hoạt động thu mua mạnh trong thời điểm hiện tại sẽ giúp chúng tôi giảm lượng thép tồn xuống,” một thương nhân nói.
Iran:thị trường thép dẹt tốt hơn thép dài
Một thương nhân phát biểu trên SBB rằng thị trường thép cán dẹt tại Iran tốt hơn so với các sản phẩm thép dài. Tuy nhu cầu thép nhập khẩu còn yếu nhưng giao dịch tại sàn IME của Iran không đến nổi nào.
Theo IME cho hay, khoảng 60.000 tấn thép dẹt các loại được bán ra, giao trong vòng 60-90 ngày, điều này cho thấy nhu cầu khá tốt.
Thép cuộn cán nóng HRC do Mobarakeh Steel sản xuất được bán với giá 6.500.000-6.650.000 IRR /tấn (591-605 USD/tấn). Còn CRC có giá 8.420.000 IRR /tấn (765 USD/tấn), giao kỳ hạn 03 tháng.
Theo SBB, HRC do Kazakhstan sản xuất được chào bán với giá 790 USD/tấn và CRC có giá chào tại cảng Anzali thuộc phía Bắc Iran là 890 USD/tấn cif, tuy nhiên mức giá này không được giới thương nhân Iran chấp nhận. Một thương nhân cho biết giá HRC 2mm nhập từ CIS chỉ có giá 7.400.000 IRR /tấn (670 USD/tấn), vận chuyên bằng đường bộ.
Ông cho rằng phôi nhập khẩu đang được bán với giá khoảng 6.600.000 IRR /tấn (600USD/tấn), vận chuyển bằng đường bộ tới cảng Anzali. Thị trường phôi Iran được cho là khá trầm lắng và các nhà cán lại đang ở trong thế chờ thị trường thép dài cải thiện.
Nippon Steel nâng giá thép dầm hình H
Nhà sản xuất Nippon Steel đã quyết định nâng giá thép dầm hình H giao ngay trên thị trường tháng 02 thêm 2.000 Yên/tấn (24 USD/tấn).
Mặc dù nhà sản xuất này không tiết lộ chi tiết giá, nhưng theo các nguồn tin ở Tokyo thì Nippon Steel đã điều chỉnh giá bán đến các đại lý phân phối lên 80.000 Yên/tấn (964 USD/tấn) đối với thép dầm hình H khổ lớn từ mức 78.000 Yên/tấn trước đó.
Kể từ tháng 12/2010 đến tháng 01/2011, nhà sản xuất này đã nâng giá thép dầm hình H tổng cộng 13.000 Yên/tấn (157 USD/tấn).
Giá thép dầm hình H tại thị trường Nhật Bản đã lên giá 12.000 Yên/tấn kể từ cuối tháng 12, nhưng giá dầm hình H khổ lớn hiện dao động từ 82.000-83.000 Yên/tấn.
Một nhà phân phói nói rằng việc nâng giá bán tháng 02 cho thấy khả năng nhà sản xuất này sẽ nâng giá bán thêm nữa trong tháng 04 để bù đắp chi phí nguyên vật liệu thô tăng cao.
Trong khi đó, các đơn đặt hàng thép dầm hình H hiện rất ít, mà các đại lý lại đang nhắm đến mức giá 85.000 Yên/tấn (1.024 USD/tấn) trước khi các nhà sản xuất thông báo chính sách giá bán cho tháng 04.
Thị trường HRC tại Thượng Hải chưa có phản ứng sau khi Baosteel nâng giá
Nhà sản xuất Baosteel ở miền Đông Trung Quốc ngày hôm qua (15/02/2011) đã thông báo nâng giá bán các sản phẩm thép trong tháng 03. Trong đó sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC được nâng giá 300 NDT/tấn (46 USD/tấn), thép cuộn cán nguội CRC 260-300 NDT/tấn, thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng HDG 260 NDT/tấn và thép tấm là 160-300 NDT/tấn.
Phản ứng của giới thương nhân nước này khá bình tĩnh trước quyết định nâng giá bán của Baosteel bởi nó diễn ra đúng như những gì họ kỳ vọng. Như vậy, giá bán HRC SS400 5.5mm của Baosteel sau điều chỉnh là 4.792 NDt/tấn (727 USD/tấn), CRC SPCC 1.0mm là 5.596 NDT/tấn. Cả hai chưa bao gồm VAT 17%.
Một số chuyên gia phân tích thị trường cho hay, nguyên nhân dẫn đến quyết định nâng giá là do giá bán trên thị trường giao ngay rất tốt, cộng thêm đó giá nguyên vật liệu thô leo thang và cả nhu cầu trong nước lẫn nước ngoài đều cải thiện.
Kể từ đầu tháng 12 đến nay, Baosteel đã nâng giá HRC 500 NDT/tấn trong nỗ lực bù đắp chi phí sản xuất đầu vào quá cao. Thị trường cũng tin rằng các nhà sản xuất khác cũng sẽ nâng giá bán trong tháng 03 theo Baosteel.
Nhưng giá bán của các nhà sản xuất tăng quá cao khiến một số nhà kinh doanh thép tỏ ra lo ngại về những rủi ro trực chờ. Một số người nói giá cả như hiện nay đang tác động xấu đến nhu cầu trong giới tiêu dùng, cũng như khiến giới kinh doanh do dự đặt hàng tháng 03.
Thị trường thép cán nóng ở Thượng Hải ngày hôm qua chưa có phản ứng nào sau khi có thông báo nâng giá từ Baosteel.Giá HRC Q235 5.5mm vẫn ở mức 4.850 NDT/tấn, bao gồm VAT, còn nếu chưa có VAT là 4.145 NDT/tấn.
Giá phôi tấm nhập khẩu ở Đông Á tiếp tục tăng
Đài Loan hiện đang chào mua sản phẩm phôi tấm cán lại do Nga sản xuất với giá 740 USD/tấn cfr, nhưng Nga lại muốn bán ở mức 760 USD/tấn cfr.
Trước tết Nguyên đán, các nước khu vực Đông Á đã đặt mua 20.000 tấn phôi tấm từ Brazil với giá 730 USD/tấn và Hàn Quốc với giá 720 USD/tấn cfr.
Một thương nhân trong khu vực cho hay, giá quặng và than đá tăng sẽ giúp giá phôi tấm cũng sẽ duy trì đà tăng vững. Hơn nữa, triển vọng giá còn được hỗ trợ bởi nguồn cung eo hẹp trên thị trường.
Một thương nhân người Đài Loan cho hay giá phôi tấm tăng là do nguồn cung thấp, tuy nhiên với mức giá như thế này sẽ gây khó khăn cho các nhà cán lại bán sản phẩm của họ. Theo tính toán của thương nhân này, với mức giá phôi như vậy thì các nhà cán lại phải bán thép cuộn cán nóng HRC với giá 820-830 USD/tấn fob may ra mới bù đắp được chi phí sản xuất.
Hiện giá chào bán từ các nhà sản xuất trong khu vực, giá HRC đã tăng 30-40 USD/tấn kể từ cuối tháng 11 lên mức 780-800 USD/tấn fob.