Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin thế giới ngày 21/02/2011

Nga: Nhu cầu tiêu thụ thép không gỉ phục hồi, nhập khẩu tăng

Nhu cầu thép không gỉ tại Nga tiếp tục tăng và khả năng sẽ đạt mức tiêu thụ 323.000 tấn trong năm 2011, tăng 3,5% so với năm ngoái.

Đây là nhận định của Andrey Voronin, giám đốc quản lý hiệp hội thép chuyên biệt Spetsstal đã phát biểu trong cuộc họp báo tuần trước tại  tại Moscow.

Ông cho biết nhu cầu thép ở Nga trong năm 2010 đã hồi phục trở lại sau khi giảm đáng kể trong năm 2009 do nhu cầu giảm 36% xuống còn 192.000 tấn. Năm ngoái, tiêu thụ thép không gỉ của nước này đạt khoảng 312.000 tấn, tăng 63% so với năm trước đó và vượt đỉnh cao hồi năm 2008.

Tuy nhiên, sản xuất thép không gỉ của Nga không hoàn toàn đi cùng với sự phục hồi về nhu cầu. Sản xuất trong năm 2009 giảm xuống còn 89.000 tấn từ mức 132.000 tấn trong năm 2008, và sản xuất trong năm 2010 là 122.000 tấn.

Sự phục hồi nhu cầu vào năm ngoái chủ yếu là từ người tiêu thụ trực tiếp và phần lớn thép được cung cấp từ các nhà xuất khẩu truyền thống ở nước ngoài do số lượng cũng như chất lượng thép của các nhà sản xuát trong nước bị hạn chế. Trong năm 2010, nhập khẩu thép không gỉ của Nga đạt 196.000 tấn, tăng 79% so với năm trước đó và hơn bất cứ năm nào từ thế kỷ 20 trở về trước.

Ngược lại, xuất khẩu thép không gỉ của Nga duy trì đà giảm ổn định. Lượng thép xuất khẩu trong năm 2010 chỉ đạt 5.900 tấn từ  mức 22.000 tấn hồi 2003 và khả năng sẽ ngưng xuất khẩu mặt hàng này trong những năm tới.

 

Nhập khẩu HDG  của Brazin giảm 70% trong tháng 01

Theo dữ liệu từ Bộ thương mại Brazin cho thấy, nhập khẩu thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng của nước này trong tháng 01 giảm 70% so với tháng 12/2010 và giảm 60% so với nhập khẩu trung bình hàng tháng trong năm 2010.

Trong tháng 12/2010, nhập khẩu HDG của nước này đạt 91.765 tấn, nhưng đã giảm xuống còn 27.804 tấn trong tháng 01/2011, thấp hơn 70.000 tấn so với nhập khẩu trung bình hàng tháng trong năm 2010.

Thậm chí với thông báo tăng giá HDG 08% của ArcelorMittal thì “mua HDG trong nước vẫn tốt hơn là HDG nhập khẩu,” một nhà phân phối nói, xu hướng này có thể tiếp tục được duy trì trong tháng 03 tới.

Nhập khẩu HDG của nước này trong năm 2010 chạm đỉnh cao hồi tháng 08 với 122.202 tấn, các trung tâm dịch vụ và các nhà phân phối đã tích trữ hàng tồn khá nhiều buộc các nhà sản xuất trong nước phải hạ giá bán, tạo bước ngoặt mới trên thị trường HDG nội địa.

 

Nhật Bản:Giá phế xuất khẩu giảm trong cuộc bán đấu giá Kansai

Giá thắng thầu trong cuộc bán đấu giá phế xuất khẩu H2 của Nhật Bản được tổ chức bởi các thương nhân nhóm Kansai Tetsugen ở Osaka cho thấy giá có dấu hiệu giảm xuống.

Mức giá thắng thầu thấp hơn so với gói thầu được Kanto Tetsugen  tổ chức trong tuần trước đó tại Tokyo là 530 Yên/tấn (6,4 USD/tấn). Mức giá cao nhất trong gói thầu tại Osaka là 38.020 Yên/tấn (458 USD/tấn) fas, tương đương với 39.020 Yên/tấn (470 USD/tấn) fob.

“Giới thương nhân đang theo sát xu hướng giá trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, nếu chúng tôi nhận thấy nhu cầu phế cân bằng ở hai chiều cung-cầu thì chắc chắn giá sẽ tăng trở lại và động thái giảm giá lần này chỉ là tạm thời mà thôi,” một thương nhân Tokyo nói.

Ông cho rằng kết quả cuộc đấu thầu Kansai hôm thứ Sáu rồi thấp hơn so với giá thắng thầu Kanto, tuy nhiên giá thắng thầu trung bình ở cả hai cuộc đấu thầu trên là gần tương nhau.

Một thương nhân khác cho biết hiện các nhà sản xuất Hàn Quốc đang chào mua phế H2 Nhật Bản với giá 38.000-38.500 Yên/tấn fob nhưng các nhà sản xuất trong nước đang chào mua với giá cao hơn. Ông cho rằng giá thắng thầu là quá cao so với giá xuất khẩu hiện tại.

“Tuy nhiên, giá phế Nhật Bản đang tăng lên do nguồn cung eo hẹp và thêm vào đó là nhu cầu từ các nhà luyện gang khá mạnh. Có thể người thắng thầu tin rằng giá phế xuất khẩu sẽ sớm tăng mạnh nên mới mua với giá cao như vậy,” ông dự đoán. Hiện phế H1 được các nhà luyện gang Nhật Bản mua với giá 45.500 Yên/tấn, tăng 1.000-1.500 Yên/tấn so với tuần trước.

Tokyo Steel đã nâng giá thu mua phế tất cả các loại thêm 1.000-1.500 Yên/tấn, giao hôm 18/02 tới các nhà máy. Động thái này khiến giá thu mua phế H2, vận chuyển bằng đường biển tới Okayama, cũng tăng lên 41.000 Yên/tấn.

 

Giá thép ống không hàn Trung Quốc tăng

Do được hỗ trợ từ giá phôi ổn định, giá thép ống không hàn Trung Quốc tuần trước tăng sau khi các thương nhân Trung Quốc tái tham gia trở lại thị trường sau kỳ nghỉ Tết. Giá phôi tròn được cho là hiện đang hỗ trợ cho giá thép ống không hàn lên cao.

Tại thị trường Thượng Hải hôm 18/02, giá chào thép ống không hàn 219x6mm (GB/8163) từ Tỉnh Sơn Đông ở khoảng 6.050-6.100 NDT/tấn (918-925 USD/tấn), bao gồm 17% VAT, tăng 50 NDT/tấn so với tuần trước đó.

“Giá thép ống không hàn giao ngay hiện không thể giảm, ít nhất là cho  đến cuối tháng này, do giá phôi tròn cũng như giá các nguyên liệu thô khác đều ở mức cao,” một thương nhân Thượng Hải nhận định. Ông cho biết các nhà sản xuất đã nâng giá thép ống không hàn giao tháng 02, điều này càng hỗ trợ cho giá giao ngay tại thị trường lên cao và ít có cơ hội để quay đầu.

Giới thương nhân cho biết sự suy yếu trên tổng thể thị trường thép tuần trước gây nên tình trạng bất ổn trên thị trường. Tuy nhiên, hầu hết thương nhân đều dự đoán giá thép ống không hàn sẽ còn tăng thêm nữa do được hậu thuẫn từ giá phôi tròn.

 

Giá quặng giao ngay giảm lần đầu tiên kể từ ngày 28/01

Giá quặng giao ngay được điều chỉnh giảm lần đầu tiên kể từ ngày 28/01 do lực mua từ Trung Quốc đang yếu dần.

Hôm thứ Sáu cuối tuần rồi (ngày 18/02), các giá chào bán đã chính thức hạ xuống sau khi chững lại trong ngày trước đó do khách hàng muốn chờ xem xu hướng giá.

Quặng 63.5/63 Ấn Độ được chào bán hôm thứ Sáu với giá 195-197 USD/tấn sau khi lập đỉnh 200 USD/tấn vào giữa tuần. Quặng 63.5/62.5 Ấn Độ cũng được chào bán ở mức 191 USD/tấn, trong khi quặng 63/63 Australia cũng hạ giá xuống thấp hơn so với các giao dịch trước đó.

Giá tham khảo quặng Fe 62% của TSI cũng giảm 2,6 USD/tấn so với ngày trước đó, xuống còn 189 USD/tấn.

Trong khi đó, các nhà môi giới cũng cho biết giao dịch quặng tại thị trường giao ngay gần như là đóng băng hoàn toàn. Các hợp đồng giao quý Hai hiện được ấn định ở mức 160 USD/tấn.

Các hợp đồng tương lai được các nhà tham gia thị trường xem như là nhu cầu quặng trong tương lai, vẫn trong tình trạng ế ẩm. Các sản phẩm thép tại các thị trường lớn hôm thứ Sáu tuần rồi có giá giao ngay thấp hơn so với trước đó.

 

Giá thép Trung Đông chịu áp lực từ các cuộc đảo chính chính trị

Thị trường thép tại khu vực Trung Đông đang chịu áp lực từ các cuộc đảo chính chính trị tại Ai Cập. Các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ và CIS hiện không thể xuất khẩu thép sang Ai Cập, do đó họ đang nhắm đến các nước còn lại ở Trung Đông để làm thị trường thay thế.

Một nhà sản xuất ở Dubai cho biết công ty này buộc phải hạ giá thép cây xuất xưởng xuống 670 USD/tấn từ mức giá trước đó là 700 USD/tấn. Được biết, các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang chào giá sang nước này ở mức 675-690 USD/tấn fob, còn Byelorussia có giá chào là 640-650 USD/tấn fob và ArcelorMittal-nhà sản xuất thép Ukraina chào giá sang Biển Đen là 660 USD/tấn fob.

Tuy nhiên nhu cầu từ Gulf vẫn còn yếu. “Ảnh hưởng tiêu cực là điều hiển nhiên do lượng phế, thép bán thành phẩm, thép dài, thép dẹt thường giao dịch với Ai Cập hiện đang bị ngưng trệ. Vận chuyển cũng bị giá đoạn,” dẫn lời ông Shukhrat Nishanov thuộc công ty Hamriyah Steel nói.

Thị trường chưa thể ổn định trở lại cho đến thời điểm bầu cử tổng thống vào tháng 09 tới, một thương nhân nhận định. “Tất nhiên là các nguồn vốn đầu tư hiện đang bị đóng băng và hầu hết các dự án xây dựng tại Ai Cập đều trong tình trạng tương tự,” ông Nishanov cho biết thêm.

 

Giá thép dài thổ Nhĩ Kỳ rỏ ràng xu hướng tuần này

Ông Ahmet Soybas thuộc công ty thương mại Sami Soybas Steel phát biểu trên SBB trong cuộc họp báo hôm thứ Năm tuần trước rằng xu hướng giá thép dài Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rỏ ràng hơn trong tuần này.

Soybas cho biết các đơn đặt mua phế gần đây có thể là dấu hiệu cho thấy nhu cầu thị trường sẽ khởi sắc hơn trong tháng tới, do đó việc theo sát các đơn đặt mua phế trong tuần này là cực kỳ quan trọng.

Gần đây, giá thép cây nội địa Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên 1.250 TL/tấn (791 USD/tấn) từ mức giá trước đó là 1.180 TL/tấn (747 USD/tấn), bao gồm 18% VAT. Bên cạnh đó, các giá chào xuất khẩu cũng đã hồi phục trở lại mức 670-680 USD/tấn fob từ mức giá trước đó là 650 USD/tấn fob.

 

Giá thép dẹt Thổ Nhĩ Kỳ: cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều xem xét khắt khe

Theo ông Ahmet Soybas, phó chủ tịch của Sami Soybas và đồng thời cũng là nhà kinh doanh thép Thổ Nhĩ Kỳ cho biết giá thép cuộn cán dẹt hiện đang được xem xét rất khắt khe giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Ông cho biết nhà sản xuất thép Colakoglu hiện đang bán HRC với giá 830 USD/tấn nhưng chúng tôi không mua vì khả năng giá sẽ giảm xuống.

Khi được hỏi rằng liệu giá thép có thật sự theo xu hướng giảm hay không thì Soybas cho rằng xu hướng giá sẽ rỏ ràng một trong hai tuần tới, tất cả tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng.

Soybas cho biết những người có nhu cầu thép cán dẹt đều đã có lượng dự trữ đủ dùng cho đến tháng 03, do đó hầu hết đều từ chối mua với giá cao như hiện tại. Ông cho rằng các nhà sản xuất ở EAF như Colakoglu cần phải hạ giá bán xuống do giá phế liệu đang suy yếu. Tuy nhiên, nếu các nhà sản xuất thép dẹt đã bán hết thép giao tháng 03 thì khả năng họ sẽ không chịu điều chỉnh hạ giá bán.

Ông cũng cho biết thêm, chí phí sản xuất HRC hết khoảng 700 USD/tấn (nếu giá phế là 450 USD/tấn), và chi phí sản xuất từ các nhà sản xuất hợp nhất hiện khoảng 770-780 USD/tấn.

 

Trung Quốc: Giá HDG bắt đầu có dấu hiệu suy yếu

Chứng kiến sự lao dốc của giá HRC cũng như sự suy yếu của CRC khiến một số thương nhân Trung Quốc hôm 17/02 bắt đầu điều chỉnh giảm giá HDG 20-30 NDT/tấn (3-5 USD/tấn) tại thị trường.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh doanh HDG đều giữ nguyên giá chào bán không đổi vì cho rằng giá HRC và CRC sẽ sớm tăng mạnh trở lại do chi phí sản xuất tiếp tục leo thang.

Tại thị trường Thượng Hải, HDG 1.0 mm vẫn được chào bán với giá giao ngay là 5.750-5.850 NDT/tấn (875-890 USD/tấn), bao gồm 17% VAT mặc dù một số thương nhân đã giảm giá chào bán trong các hợp đồng là 30 NDT/tấn nhằm khuyến khích lực mua.

Trong khi đó, ở phía nam Trung Quốc, một số thương nhân tại thị trường Lecong đã điều chỉnh giá giảm 20-30 NDT/tấn xuống còn 5.730-5.810 NDT/tấn, bao gồm thuế VAT.

Các nhà tham gia thị trường phát biểu trên SBB rằng số lượng HDG được giao dịch trên thị trường giảm so với hôm 16/02 do giá HRC giảm đã tác động tiêu cực đến niềm tin đối với thị trường thép dẹt còn lại.

Tuy nhiên, hầu hết các thương nhân đều cho rằng giá HRC sẽ sớm lập đỉnh trở lại do được hỗ trợ từ giá nguyên liệu thô.

Trong khi đó, hầu hết các nhà xuất khẩu HDG cũng cho biết tình trạng ế ẩm vẫn tiếp diễn do giá nội địa đang suy yếu, hiện họ đang chào bán HDG với giá 920-930 USD/tấn fob. Tuy nhiên, chưa có khách hàng nước ngoài nào đặt mua với mức giá chào trên do đó một số nguồn thị trường quan ngại rằng giá chào xuất khẩu cũng sẽ sớm suy yếu.

 

 

Angang nâng giá thép tháng 03 bất chấp giá giao ngay đang thoái lùi

Theo chân Wuhan Iron & Steel và Baosteel, thêm một nhà sản xuất thép khác của Trung Quốc là Anshan Iron & Steel (Angang) cũng điều chỉnh bảng giá thép dẹt tháng 03 bất chấp giá giao ngay trên thị trường đang suy yếu đặc biệt là giá thép cuộn cán nóng.

Trong đó, giá thép HRC và thép tấm được nhà sản xuất này tăng thêm 300 NDT/tấn (46 USD/tấn), còn thép cuộn cán nguội CRC được nâng 200 NDT/tấn và HDG thêm 250 NDT/tấn. Sau khi điều chỉnh, HRC Q235 5.5mm của Angang hiện có giá là 4.100 NDT/tấn (624 USD/tấn) và CRC SPCC 1.0mm có giá 4.890 NDT/tấn. Cả hai mức giá này đã bao hôm 17% VAT.

Giá HRC giao tháng 03 của Angang hiện bằng với giá trên thị trường giao ngay. Tại thị trường Thượng Hải, giá giao ngay HRC Q235 5.5mm giảm xuống còn 4.700-4.750 NDT/tấn và tại thị trường Lecong giảm xuống còn 4.750-4.780 NDT/tấn. Cả hai mức giá trên đều giảm khoảng 150 NDT/tấn so với ngày 16/02 và đã bao gồm thếu VAT.

Mặc dù giá giao ngay HRC giảm xuống nhưng hoạt động thu mua trên thị trường vẫn ảm đạm do khách hàng muốn nán đợi giá giảm thêm nữa. Lượng thép giao dịch trên thị trường ở mức thấp khiến cho lượng tồn tại thị trường Thượng Hải tăng so với thời điểm 12-18/02 là 30.000 tấn lên mức 1,77 triệu tấn. Các nguồn thị trường cho rằng các nhà sản xuất thép sẽ phải điều chỉnh giá thép giao tháng 04 xuống thấp hơn nhằm khuyến khích lực mua.

 

Brazin:Xuất khẩu quặng sang Trung Quốc giảm 38%

Theo dữ liệu từ cục hải quan Brazil cho biết, xuất khẩu quặng của nước này sang Trung Quốc giảm 37,6% do ảnh hưởng từ điều kiện thời tiết xấu và một số yếu tố khác.

Theo số liệu thống kê, các nhà sản xuất quặng nội địa đã xuất khẩu 11,3 triệu tấn quặng sang Trung Quốc hồi tháng 01 từ mức 18,1 triệu tấn trong tháng trước đó. Tuy nhiên, số liệu cho thấy xuất khẩu tháng tháng 01/2011 tăng 7,2% so với mức 10,5 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, một số nhà tham gia thị trường tin rằng thị trường xuất khẩu hiện đang eo hẹp nguồn cung và tình trạng này có thể kéo dài trong nữa đầu năm 2011.

Một chuyên giá phân tích ở Macquarie nói với SBB rằng ”Nguồn cung toàn cầu rất khó có khả năng được mở rộng trong khi đó sản xuất thép Trung Quốc đang tăng mạnh. Chúng tôi cho rằng quặng nội địa Trung Quốc sẽ cạn kiệt trong năm 2011 và nước này sẽ phải kiếm tìm nguồn quặng thay thế để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế,”

Theo như SBB đã đưa tin, tổng xuất khẩu quặng tháng 01 của Brazin đạt 22,7 triệu tấn, giảm 29,5 % từ mức 32,2 triệu tấn trong tháng 12/2010, trong khi giá quặng giao ngay vẫn duy trì ở mức cao. Hiện quặng 62% Fe xuất sang Trung Quốc với giá 189 USD/tấn cfr.

 

Celsa: giá thép Châu Âu tăng trở lại sau một thời gian tạm lắng

SBB dẫn tin từ các nhà sản xuất thép dài Tây Ban Nha cho biết, giá phế và sản phẩm thép dài thành phẩm tại thị trường Châu Âu được dự báo tăng trở lại trong quý Hai năm 2011.

Các hợp đồng quặng mới giao quý Hai cũng được dự báo tăng, điều này sẽ tác động lên thị trường phế liệu. “Các nhà kinh doanh phế sẽ nhân cơ hội này để nâng giá bán. Tất cả chúng tôi đều dự đoán giá phế tăng ít nhất là trong 03 tháng tới,” một nhà sản xuất cho hay.

Sản xuất ở Châu Âu tiếp tục được điều chỉnh giảm, điều này cũng tác động lên giá thép toàn cầu nói chung và thị trường nam Âu nói riêng. “Chi phí sản xuất hiện đang cao hơn so với trước đó. Hơn nữa, giá năng lượng đang tăng lên do nhu cầu. Tuy nhiên, giá các sản phẩm thép dài Nam Âu vẫn chưa phản ánh chí phí sản xuất thật sự tại các nhà máy và thị trường cần phản ứng lại với điều này.”

SBB cho hay, giá các sản phẩm thép dài ở Nam Âu hiện vẫn duy trì ổn định sau khi được điều chỉnh giảm nhẹ. Tình trạng này là sự “cầm chừng” sau khi bắt đầu tăng trở lại, Celsa chốt lời.

 

Giá xuất khẩu HRC Trung Quốc giảm

Giới thương nhân Trung Quốc đang chào bán thép cuộn cán nóng SS400B thương phẩm 3-12mm giao tháng 03 sang thị trường Đông Nam Á với giá 720-730 USD/tấn cfr, và đã có một số khách hàng chấp nhận mua ở mức giá 720 USD/tấn cfr từ mức 700-710 USD/tấn cfr hồi cuối tháng 01.

Trong khi đó, các nhà sản xuất Trung Quốc cũng chào bán sản phẩm tương tự với giá cao hơn nhiều, ở mức 770-780 USD/tấn fob (800-810 USD/tấn cfr).

“Giá thép đã được điều chỉnh giảm xuống tại Trung Quốc” một thương nhân nước này nói với SBB. Một số thương nhân làm ăn nhỏ lẻ muốn thu lợi nhuận nên đã đặt mua thép với giá thấp hơn nhưng hiện họ cũng phải chấp nhận bán ở mức giá thấp như hiện tại.

Bên cạnh đó, thép cuộn cán nóng 1.5-1.7mm của Trung Quốc được nghe là chào bán sang Đông Nam Á với giá 830 USD/tấn. Mức giá này là có thể vì thép HRC 1.8 mmm của Hàn Quốc được đặt mua hồi cuối tháng 01 với giá 810 USD/tấn cfr. Hơn nữa, các nhà sản xuất Đài Loan và Hàn Quốc hiện đang chào bán HRC 2 mm tại mức giá cao 780-8020 USD/tấn fob. “Giá chào HRC mới từ các nhà sản xuất Trung Quốc hiện đang cao hơn so với trước đó,” một thương nhân nước này cho biết.

Lượng khách hàng Đông Nam Á đặt mua thép chào bán giá thấp đang giảm dần do muốn nghe ngóng tình hình diễn biến thế nào trước khi quyết định tiếp tục đặt mua. Các thương nhân làm ăn với quy mô lớn thì đang gom thép chào bán giá thấp. “Thị trường nội địa Trung Quốc sẽ cải thiện trong 01 hoạc 02 tuần tới. giá nguyên liệu thô vẫn rất ổn định,”một thương nhân nhận định.

 

Giá phôi nhập khẩu sang thị trường Đông Nam Á suy yếu

Giá chào nhập khẩu phôi sang thị trường Đông Nam Á đang ở mức 660-680 USD/tấn cfr, giảm 10 USD/tấn so với tuần trước. Giới thương nhân tỏ ra ngạc nhiên khi giá đặt mua lại thấp hơn so với tuần trước. 5.000 tấn phế của Hàn Quốc được Philippine đặt mua với giá 640 USD/tấn cfr.

“Cũng không có gì lạ khi các nước chào mua phôi với mức giá thấp như hiện nay. Chúng tôi tin rằng Hàn Quốc sẽ chấp nhận bán vì không có tính hiệu cho thấy thị trường sẽ cải thiện trong vài tuần tới,” một thương nhân Hàn Quốc nói với SBB. Giá thép cây nội địa tại nước này cũng đang suy yếu.

Hàn Quốc đang chào bán phôi sang Phillippine với giá 660-670 USD/tấn cfr, nhưng hiện khách hàng Phillippine vẫn chưa đặt mua.

Một vài chào bán cũng đến từ CIS và giới thương nhân nắm lây cơ hội này để nâng giá phôi tấm nhập khẩu lên cao hơn giá phôi. “Thật là không khôn ngoan chút nào nếu như sản xuất phôi khi mà giá phôi tấm tại sàn giao dịch đã vượt mốc 740 USD/tấn cfr.” một thương nhân nói.

Phôi từ vùng Viễn Đông Nga và Biển Đen được chào bán sang Thái Lan với giá 680 USD/tấn cfr trong khi phôi nội địa có chất lượng tương đương thì có giá 620 USD/tấn.

Phôi Nga được chào bán sang Việt Nam với giá 670-675 USD/tấn cfr và phôi SD390 Nhật Bản có giá chào là 675 USD/tấn cfr. Tại thị trường Việt Nam, phôi Hàn Quốc được mua với giá 660 USD/tấn và phôi Malaysian có giá 680-685 USD/tấn cfr.

“Thật là khó hiểu, giá thép cây tại thị trường chúng tôi đang suy yếu nhưng giá phế thì lại ổn định,”một nhà cán lại Indonesia nói. Hiện các nhà cung cấp phế nước ngoài đang nỗ lực nâng giá chào bán sang khu vực này, trong đó phế 80:20 HMS 1&2 có giá chào bán là 500-505 USD/tấn từ mức 490-495 USD/tấn hồi đầu tuần trước.

“Giá phế đang ổn định, điều này sẽ hỗ trợ cho giá phôi tăng lên cao hơn,”một nhà kinh doanh phế nói.