Thị trường thép cuộn phía tây Bắc Âu giao dịch yếu
Thị trường thép cuộn tại khu vực phía Tây Bắc Âu, giao dịch vẫn còn khan hiếm vì người mua vẫn từ chối chấp nhận giá chào cao từ các nhà sản xuất. Trước tình hình này đã tồn tại hai quan điểm khác nhau từ các nhà tham gia thị trường , một bên cho rằng người tiêu thụ có ít nhu cầu thép vào tháng 5 còn số khác lại tin rằng trữ lượng hàng tồn hiện đang giảm vì thế người mua cần sớm quay lại mua hàng để tái sổ sung nguồn dự trữ.
Một thương nhân Benelux cho biết, giá nguyên liệu thô đang có dấu hiệu đi xuống, đồng thời giá quặng giao ngay giảm kéo theo giá thành phẩm không sớm thì muộn cũng phải giảm theo để bắt kịp diễn biến thị trường. Chi phí quặng dùng trong sản xuất Q3 tăng lên, sẽ ít ảnh hưởng tới tình cảnh thị trường Q2.
HRC Trung Quốc được chào bán sang Châu Âu với giá 600 EUR/tấn tương đương 850 EUR/tấn CFR Antwerp nhưng đặt hàng từ bây giờ thì mãi tới tháng 7 mới nhận được hàng. Trong khi đó, CRC có sẵn từ Châu Á chào bán với giá 680-700 EUR/tấn CFR Antwerp.
Theo nguồn tin từ nhà sản xuất, kỳ hạn giao hàng nội địa kéo dài khoảng 8 đến 10 tuần. các nhà máy vẫn lạc quan về nhu cầu thép cuộn từ ngành ô tô nhưng đối với các ngành khác thì cầu lại giảm đáng kể.
Giá giao dịch mới nhất đối với HRC của khu vực phía Tây Bắc Âu là 600-630 EUR/tấn xuất xưởng, hiện các nhà sản xuất trong nước tiếp tục nâng giá lên mức 640-660 EUR/tấn. Còn CRC được chào bán với giá 730-750 EUR/tấn.
Thép xây dựng Việt Nam tăng doanh số bán trong tháng 2
Theo nguồn tin từ Hiệp Hội Thép VIệt Nam (VSA), doanh số bán thép xây dựng nội địa lên tới 475.000 tấn trong tháng 2, tăng 1,2%so với tháng trước và tăng 57% so với năm 2010. Sản lượng thép dài tháng 2 đạt 390.000 tấn giảm xuống 15,7% so với tháng 1 nhưng lại cao hơn năm trước 40%.
Dinh Huy Tam- tổng thư ký VSA cho hay, doanh số bán tăng là do người tiêu dùng trực tiếp và thương nhân e ngại trước tình hình thị trường biến động giá sẽ tăng cao nữa nên họ có xu hướng mua tích trữ.
Ông tin rằng doanh số tháng 3 có thể tụt dốc so với tháng 1 và 2 vì hàng tồn cao cộng với biện pháp chống lạm phát của chính phủ đang được thực thi như là tăng lãi suất, thắt chặt thẻ tín dụng… những biện pháp này có khả năng tác động tới lượng tiêu thụ thép trong năm.
Doanh số trong 2 tháng đầu năm đạt 944.000 tấn tăng 45,2% , trong khi đó, sản xuất tăng 853.000 tấn, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo dữ liệu khảo sát từ VSA, các nhà sản xuất thép trong nước đóng góp khoảng 85% tổng sản lượng thép dài Việt Nam
Thị trường chờ giá chào mới từ Tokyo Steel
Nhà sản xuất Maverick Nhật trực thuộc công ty Tokyo Steel được cho là có chiến lược kinh doanh rất hiệu quả. Do đó, Công bố giá bán tháng 4 vào ngày mai của nhà sản xuất này chắc chắn sẽ thu hút nhiều chú ý hơn thường lệ.
Xưởng sản xuất của Tokyo Steel đặt tại Utsunomiya phía Bắc Kanto bi thiệt hại sau trận động đất tại Nhật ngày 11/03 cần phải khôi phục lại. Đồng thời, các nhà máy phía tây Nhật nhận định được xu hướng phát triển của thị trường cần nguồn thép để đáp ứng nhu cầu tái xây dựng sau thảm họa thiện tai xảy ra trong nước.
Theo lời một thương gia Nhật, rất khó có thể dự đoán chính xác giá bán của Tokyo Steel, nếu như không diễn ra trận động đất ở Nhật, Tokyo Steel có khả năng nâng giá bán đối với sản phẩm thép dài như một số nhà sản xuất khác, nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi nhất là khi công ty đã hạ giá thu mua giá phế.
Trước tình hình đó, Tokyo Steel cắt giảm mạnh giá mua tại 4 trong 5 nhà máy khoảng 2.000 Yen/tấn (25 USD/tấn). Trước đó, cứ mỗi lần nâng giá bán, họ thường nâng giá phế, vì vậy lần này cũng không ngoại lệ khi giá hạ mua phế có nghĩa là sẽ có sự điều chỉnh đối với giá thép.
Vào tuần trước, công ty Sumikin Steel & Shapes-chủ yếu sản xuất thép hình trực thuộc Sumitomo Metal Industries đã nâng giá thép dầm hình chữ H lên 3.000 Yên/tấn đối với lô hàng giao tháng 4. Tuần trước Nippon Steel nâng giá giao ngay đối với thép dầm hình chữ H trên 20.000 Yen/tấn gây chấn động mạnh lên thị trường, mà kế hoạch này chỉ nhằm thúc đẩy giá thị trường.
Hôm thứ 6 tuấn rồi, Tokyo Steel thông báo nhà máy Utsunomiya có khả năng ngừng hoạt động cho tới cuối tháng 3 để nâng cấp và sửa chữa lại các xưởng sản xuất sau động đất.
Ấn Độ: giá phế nhập khẩu ổn định
SBB dẫn tin từ các nguồn thị trường cho hay, giá phế nhập khẩu tại Ấn Độ vẫn duy trì ổn định trong hơn 02 tuần qua dù số lượng đơn đặt mua có phần giảm sút.
“Hầu hết khách hàng hiện đang tạm ngưng mua vào và kháng cự lại mức giá cao như hiện tại, nhưng nhà cung cấp vẫn lập trường giữ nguyên giá bán,” một nhà nhập khẩu ở Mumbai cho hay. Hầu hết những khách hàng hiện tại chỉ muốn mua với số lượng nhỏ chỉ để đáp ứng nhu cầu khẩn thiết.
Trong đó, một đơn đặt mua 1.500 tấn phế liệu được tháo dỡ từ container được nhập từ Châu Âu tuần trước có giá 485 USD/tấn cfr và 2.000 tấn phế loại trên được nhập từ Mỹ với giá 480 USD/tấn cfr. Cả hai lô hàng trên đều cập tại cảng Nhava Sheva gần Mumbai.
Một thương nhân khác ở bang Gujarat thuộc phía đông Ấn Độ nói với SBB rằng 2000 tấn phế HMS1 của Mỹ được xuất sang Ấn Độ tuần trước với giá 470 USD/tấn cfr và 1.500 tấn phế HMS2 từ Nam Mỹ có giá là 465 USD/tấn. Cả hai lô hàng trên được vận chuyển qua cảng Mundra ở Gujarat.
Tuy nhiên ông nhấn mạnh, ngoài hai lô hàng trên, ông không nghe nhắc đến đơn đặt mua nào lớn trong tuần trước. “Nhu cầu thép thành phẩm đang suy yếu tại thị trường Ấn Độ. Do đó, nhiều nhà sản xuất lớn đang sử dụng nguyên liệu tích trữ từ trước đó để kiểm soát xu hướng thị trường trước khi tiến hành đặt mua trở lại,” thương nhân này nói.
Trong khi đó, giới thương nhân dự báo khả năng giá phế sẽ giảm nhẹ 15-20 USD/tấn trong vài tuần tới. “Giá phế quốc tế dao động nhẹ trong vài tuần qua, tuy nhiên thị trường phế Châu Âu và Mỹ vẫn khá tốt,” một thương nhân ở Kolkata cho hay.
Nhập khẩu phôi Đông Nam Á tiếp tục giảm
Thị trường nhập khẩu phôi Đông Nam Á bình lặng,giá chào vẫn giữ nguyên. Các nhà nhập khẩu trong nước nhìn chung đều đưa ra giá chào nhập là 15-20 USD/tấn, thấp hơn so với giá từ các nhà cung cấp, tuy nhiên cũng có một số nhà cung cấp đã đồng ý bán.
Gần đây, đa số phôi Đông Nam Á được giao dịch với mức giá 680-685 USD/tấn cfr. Trong khi phôi từ Malaysia xuất sang Viêt Nam có giá 680 USD/tấn cfr dù mục tiêu ban đầu là 685 USD/tấn fob.Chào giá phôi Hàn Quốc xuất sang Philippines tuần trước là 680-690 USD/tấn cfr, nhưng thương nhân Plippines hy vọng các đơn đặt hàng nằm ở giá 680 USD/tấn cfr vì phôi nhập từ Hàn Quốc qua Philipnines được miễn giảm thuế nhập tới 3%.
Theo nguồn tin từ thương gia Philipnine cho hay, một số nhà nhập khẩu trong nước quan ngại giá phôi tăng dựa trên giá phế ổn định vì nguồn cung tại Nhật giảm, thêm vào đó Trung Quốc nâng giá xuất khẩu cuộn trơn lên 690 USD/tấn cfr.
Cũng theo thương gia này, phế ổn định cộng với nguồn cung phôi thắt chặt hơn do đó phôi sẽ không có khả năng xuống giá.
Nhà sản xuất trong khu vực đã tăng giá phôi lên 10 USD/tấn tuần rồi,
Phôi Đài Loan xuất khẩu sang Philipinese tăng lên 660 USD/tấn fob còn sang Philipinese là 680 USD/tấn fob. Theo nguồn tin giao dịch từ Thái Lan, các nhà sản xuất nước này cũng tăng giá trên diện rộng. Cụ thể là giá phôi xuất của nhà máy Thai EAF là 670 USD/tấn fob. Trong khi giá từ nhà máy cảm ứng khoảng 650-655 USD/tấn fob trong giai đoạn nửa đầu tháng 3.
Nga hạn chế chào bán tại Đông Nam Á, vì nước này tập trung cho những vùng khác mua với giá cao hơn. Một nhà máy sản xuất thép hình của Thái báo cáo là đã nhập phôi từ Nga cách đây hai tuần với giá 685 USD/tấn cfr.
Giá quặng nhập khẩu tại thị trường giao ngay Trung Quốc ổn định
Sau hai tuần suy yếu, giá quặng nhập khẩu tại thị trường giao ngay đã có dấu hiệu ổn định kể từ vài ngày trước do nhu cầu từ Trung Quốc đã cải thiện.
Một nhà kinh doanh quặng ở Kolkata thuộc miền tây Ấn Độ nói rằng giới thương nhân Trung Quốc hiện sẳn sang nâng giá thầu mua khoảng 2 USD/tấn.
Hôm thứ Sáu rồi, một thương nhân Ấn Độ đã nhận được đơn đặt mua quặng 62%/61% Fe giao cuối tháng 03 từ khách hàng Trung Quôc với giá 153 USD/tấn, cao hơn 02 USD/tấn so với 02 ngày trước. Tuy nhiên, mức giá này không được thương nhân Ấn Độ chấp nhận.
Được biết, các nhà kinh doanh quặng ở Trung Quốc đã nâng giá bán tới các nhà sản xuất thép nước này kể từ giữa tuần trước, tuy nhiên không có giao dịch nào gần đây được nhắc đến.
“Chúng tôi không rõ nguyên nhân tại sao thị trường lại ấm lên trong những ngày vừa qua. Có thể là do nhu cầu thực tế cải thiện nhưng cũng có thể chỉ thử xem thị trường phản ứng như thế nào mà thôi” một thương nhân ở Bắc Kinh nói.
Cả nhà cung cấp Ấn Độ lẫn khách hàng Trung Quốc đều rút lui khỏi thị trường với những lý do phán đoán khác nhau. “Chúng tôi hiện vẫn giữ nguyên giá chào bán vì khả năng giá sẽ tiếp tục tăng thêm nữa,” một thương nhân Ấn Độ giải thích.
Tuy nhiên, các thương nhân Trung Quốc tỏ ra thận trọng do tồn quặng tại thị trường trong nước đang ở mức cao và nhu cầu từ Nhật Bản vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng. “Chúng tôi không chắc liệu nhu cầu từ Nhật có giảm nhiều hay không, nếu như điều đó xảy ra thì chắc chắn giá quặng sẽ có nhiều cơ hội để quay đầu,” một thương nhân khác ở Bắc Kinh nói.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất thép Trung Quốc có thể gắng chờ trong một thời gian dài vì hiện lượng tồn tại các cảng của Trung Quốc lên mức cao kỷ lục 90 triệu tấn.
Giá phế ổn định nhờ sự phục hồi của giá phôi
Do giá phôi và giá thép cây phục hồi trở lại nên giá phế nội địa Trung Quốc cũng đã ngưng giảm tại hầu hết các thị trường vào cuối tuần trước.
Tại khu vực phía đông Trung Quốc, các nhà tiêu thụ phế quy mô lớn gồm Shagang đã hạ giá thu mua phế từ nữa đầu tuần trước. Động thái điều chỉnh này là do sự suy yếu giá thép cây từ đầu tháng 03 cũng như lượng tồn tại các nhà sản xuất đang dâng cao.
Hiện tại, giá HMS (>6mm) giao ngay tại thị trường phía đông Trung Quốc có giá 3.600-3.700 NDT/tấn (545-561 USD/tấn), bao gồm 17% VAT, không có gì thay đổi kể từ hôm 15/03.
“Giá phế nội địa không thể giảm thêm nữa trong ngắn hạn do giá thép cây có dấu hiệu ấm lên trong những ngày gần đây,” một nhà sản xuất hạng lớn ở phía đông Trung Quốc nói.
Các nhà sản xuất lớn ở phía nam nước này cũng giữ nguyên giá thu mua phế không đổi, “Mặc dù giá phôi đã phục hồi trở lại kể từ ngày 15/03 nhưng xu hướng thị trường vẫn chưa rõ ràng. Với thực trạng này các nhà thua mua có thể giữ nguyên giá phế cho đến cuối tháng này,” một nhà sản xuất ở phía bắc nói.
Giá HMS (>6mm) tại thị trường phía nam Trung Quốc hiện đang ở mức 3.650-3.750 NDT/tấn (553-568 USD/tấn), bao gồm thuế VAT, hầu như không có gì thay đổi so với một tuần trước đó.
Châu Á dự định tăng giá chào xuất CRC sang Trung Quốc
Nhà sản xuất Châu Á đang tính toán xem sau thảm họa thiên tai tại Nhât sẽ ảnh hưởng ra sao tới tình hình xuất khẩu thép cuộn cán nguội sang Trung Quốc, nguồn cung CRC nội địa trong vài tháng tới cũng như giá chào khẩu của họ.
Trước tình hình đó, các nhà sản xuất Hàn Quốc hy vọng công bố giá chào xuất khẩu mới đối với lô hàng tháng 5 và tháng 6 sớm nhất là trong tuần tới. Tuy nhiên họ không cần phải vội vã gì ít nhất họ sẽ chờ tới khi mức độ ảnh hưởng sau khủng hoảng tại Nhật được rõ ràng mới chịu đưa ra giá chào mới.
Theo nguồn tin từ thương gia Hong Kong cho hay, các nhà xuất khẩu Châu Á đang cân nhắc tăng 10-20 USD/tấn CRC đối với lô hàng giao tháng 5 và tháng 6 do nhu cầu dâng cao cộng với chi phí đầu vào tăng mạnh. Cũng theo thương gia này nếu nâng giá trên mức này người tiêu dùng Trung Quốc khó mà chấp thuận vì cầu đang có dấu hiệu giảm tại nước này.
Nhu cầu CRC Trung Quốc tại thời điểm này không mấy khả quan, còn các nhà sản xuất cũng đã thông báo chính sách giá bán tháng 04, qua đó phản ánh đúng với tình hình thực tế của thị trường bằng cách không thay đổi giá bán.
Trong đó, cả hai nhà sản xuất thép lớn ở Trung Quốc bao gồm Baosteel và Wuhan Iron & Steel vẫn giữ nguyên giá tháng 4 không thay đổi gì nhiều so với tháng trước là 5.596 NDT/tấn và 5.150 NDT/tấn cho CRC SPCC loại dày 1,0mm. Các giá này chưa bao gồm 17% VAT.
Trong khi đó, giá CRC Hàn Quốc xuất sang Hong Kong vẫn nằm ở mức 920-930 USD/tấn cfr giao vào tháng 4 trước khi xảy ra động đất tại Nhật. Còn giá chào xuất khẩu từ các nhà sản xuất xứ Đài sang Hong Kong là 900-910 USD/tấn cfr giao vào tháng 4 hoặc tháng 5.
Giá HRC tại Trung Quốc tiếp tục tăng
Giá HRC giao ngay tại thị trường Trung Quốc tiếp tục tăng trong ngày đầu tuần. Tuy nhiên nhu cầu từ người tiêu dùng trực tiếp trở yếu kể từ hôm thứ Sáu rồi do người mua rút lui vào thế chờ xem xu hướng thị trường rõ ràng hơn.
Hôm thứ Sáu rồi, giá HRC Q235 5.5mm tại thị trường Thượng Hải được chào bán với giá 4.600 NDT/tấn (700 USD/tấn), bao gồm 17% VAT, còn tại Lecong có giá là 4.750-4.760 NDT/tấn, bao gồm thuế VAT. Cả hai mức giá trên đều tăng 30-50 NDT/tấn so với hôm thứ Ba tuần trước sau khi tăng 50 NDT/tấn do ảnh hưởng từ việc Baosteel thông báo giữ nguyên giá tháng 04 không đổi.
Theo như SBB đưa tin, sự đảo chiều của giá thép một phần là do ảnh hưởng từ trận động đất hôm 11/03 tại Nhật Bản. Nhiều thương nhân dự đoán thị trường xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ ấm lên do thảm họa thiên tai vừa qua làm hạn chế nguồn cung từ Nhật Bản.
Nhưng ngoài vấn đề về nguồn cung thì bất cứ kích cầu nào lên thị trường thép Trung Quốc từ các sự kiến ở Nhật Bản dường như được đánh giá quá cao. Lực mua từ người tiêu dùng trực tiếp hiện không mạnh lắm, và liệu nhu cầu có duy trì ổn định hay không, đó vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp.
Mặc dù giá các hợp đồng có dấu hiệu phục hồi đầu tuần trước, nhưng trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu cuối tuần cho thấy hầu như các hợp đồng HRC giao tháng 06 tại sàn giao dịch trung tâm Thượng Hải (SSEC) đều mất 1,5 %, hồi về mức 4.687 NDT/tấn. Còn tại SHFE, giá thép cây giao tháng 10 giảm 1,3% và đóng cửa ngày ở mức 4,756 NDT/tấn.
Trung Quốc: Giá thép không gỉ 304 theo đà giảm ổn định
Giá thép không gỉ 304 của Trung Quốc tại thị trường Foshan tiếp tục giảm kể từ tuần trước do giá nickel tiếp tục suy yếu. Giá Austenitic mất thêm 500-800 NDT/tấn (76-122 USD/tấn) tuy nhiên ferritic vẫn duy trì ổn định.
Giá HRC 304 dày 3mm được niêm yết ở mức 22.400-22.700 NDT/tấn (3.407-3.452 USD/tấn), còn CRC 304/2B dày 2 mm hôm 18/03 đứng ở mức 24.900-25.300 NDT/tấn. Các giá trên đều thấp hơn lần lượt là 700-800 NDT/tấn và 500-600 NDT/tấn so với tuần trước.
Giá CRC 430/2B dày 2mm giảm 200 NDT/tấn xuống còn 11.00-11.700 NDT/tấn, tuy nhiên giá 201/2B CRC dày 1-2mm tăng lần lượt là 12.600 NDT/tấn và 12.800 NDT/tấn. Tất cả các giá trên đều bao gồm 17% VAT và được áp dụng kể từ ngày 18/03.
Giá thép không gỉ 304 giảm là do giá nickel tiếp tục hướng xuống nhưng loại 430 đi theo chiều ngược lại do loại nguyên liệu này không bị ảnh hưởng bởi giá nickel. “Chi phí nguyên liệu thô như quặng, ferro-chrome và than vẫn còn ở mức cao, do đó 430 sẽ không trượt giá quá nhiều,” dẫn lời một thương nhân Trung Quốc nói.
Ngược lại, giá nickel giao ngay tại sàn giao dịch kim loại LME hôm 17/03 được niêm yết ở mức 25.925-25.950 USD/tấn, giảm 1.000 USD/tấn so với tuần trước.
Có nhiều nhận định trái chiều về xu hướng giá thép không gỉ.
Một thương nhân ở phía nam Trung Quốc cho rằng giá sẽ không giảm xuống quá nhiều. “giá nickel có thể chạm mức 25.000 USD/tấn, và đó có thể là mức giá cân bằng,” ông nói trên SBB.
Tuy nhiên, một thương nhân khác cho biết ông không tin điều đó có thể xảy ra vì lượng thép tồn tại thị trường giao ngay Wuxi đang tăng lên. “Tồn thép hiện ở mức khoảng 250.000 tấn, từ mức trong tháng 02 là 24.000 tấn,” ông nói.