SẢN LƯỢNG CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC NƯỚC THUỘC OECD TRƯỢT DỐC
Sau 12 tháng phục hồi khỏi đáy suy thoái, sản lượng công nghiệp của một số các quốc gia thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vẫn chỉ dừng ở mức 10%, thậm chí thấp hơn mức sản lượng công nghiệp vào thời điểm tệ hại nhất hồi quý Một năm 2008. Trong khi đó, sản lượng công nghiệp của các nước không thuộc thành viên OECD ngược lại, tăng cao hơn 4% so với mức được cho là sụt giảm mạnh nhất hồi quý Hai năm 2008, theo báo cáo mới nhất hàng tháng của CHR Economics.
Một trong những hạn chế quan trọng đối với tốc độ phục hồi các nước trong tổ chức OECD được quy do sự miễn cưỡng của người tiêu dùng và ghánh nặng nợ nần tấn công các công ty. Dù vậy, kinh tế Mỹ vẫn lóe sáng hơn so với những nước khác trong tổ chức vì có mức tăng trưởng kinh tế 1,9% trong quý Một, bất chấp sản lượng công nghiệp chỉ ở mức 1% trong tháng 03.
Trong tháng 02, các nền kinh tế thuộc vùng Eurozone cộng thêm Nga và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đạt mức tăng trưởng 0,4%, nằm ngoài ước tính 0,9% của tổ chức thống kê châu Âu – Eurostat. CHR cho rằng kết quả này không thể chối cãi bởi nền kinh tế đầu tàu như Đức đang xuống dốc, còn kinh tế của Pháp đã chững lại.
Cũng trong tháng 02, sản lượng công nghiệp toàn cầu đạt 10,3%, cao hơn so với cùng kỳ tháng 02/2008. CHR dự báo tỉ lệ này sẽ giảm trong vài quý tới do chính phủ của cả hai quốc gia mới nổi ở châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ đang nỗ lực ngăn chặn đà tăng nóng của nền kinh tế.
CHR cũng dự báo sản lượng công nghiệp của một số nước khu vực châu Á trong năm nay, trong đó Trung Quốc là 9,3%, Ấn Độ là 11,1%. Còn Nhật Bản và Hàn Quốc có khả năng vượt qua các mức lần lượt là 16,4% và 14,3%.
THỊ TRƯỜNG VẪN CĂNG THẲNG DÙ GIÁ PHÔI ĐÃ GIẢM
Giá phôi thép nhập khẩu ở khu vực Đông Nam Á theo tiêu chuẩn cfr đã ổn định trở lại ở mức 660 – 670 USD/tấn sau chuỗi ngày miệt mài tăng giá, tuy nhiên, mức độ tiêu thụ vẫn thấp do các nhà nhập khẩu trong khu vực quan ngại về tình hình giá cả hiện hành vẫn còn cao, cũng như giá thép cây chưa có dấu hiệu ngừng tăng.
Một nhà giao dịch than phiền với Steel Business Briefing rằng, thị trường chưa có dấu hiệu lắng dịu. Điều này phản ánh qua tâm lý căng thẳng của các đầu mối tiêu thụ e sợ giá cả tiếp tục chuyển động theo chiều hướng đi lên.
Các nhà máy cán thép của Malaysia đã cung ứng phôi thép thương mại cho Việt Nam với giá 670 USD/tấn (cfr). Còn Đài Loan và Hàn Quốc cung cấp cho các nước khu vực châu Á là 660 – 670 USD/tấn, và đến Nhật Bản là 660 – 665 USD/tấn (cfr)
Các nhà nhập khẩu phôi thép từ Việt Nam đã đăng ký nhập hàng đủ số lượng cho sản xuất hồi tháng trước và đến đầu tháng tư. Giá phôi thép ở Việt Nam hiện vào khoảng 13 triệu VND/tấn, tương đương với 686 USD/tấn, đã bao gồm 10% thuế VAT, đây là mức giá khá cao trong thời gian gần đây, tuy nhiên, các nhà nhập khẩu Việt cho biết vẫn tiếp tục gom mua phế liệu.
Hơn một tuần trước đây, Philippines đã đăng ký nhập khẩu khoảng 25.000 tấn phôi thép giao vào tháng 07 với giá 655 – 660 tấn (cfr).
Còn 5.000 tấn phôi thép loại 20MnSi từ Trung Quốc xuất sang Indonesia với giá 655 USD/tấn và loại Q235 với giá 640 USD/tấn (cfr).
ĐỨC SẼ TĂNG SẢN LƯỢNG THÉP TỪ 38 – 40 TRIỆU TẤN
Hiệp hội thép của Đức - Wirtschaftsvereinigung Stahl trong tuần này đã đưa ra ước tính sản lượng thép thô của Đức có khả năng sẽ đạt khoảng 38 triệu tấn trong năm nay, thậm chí cao hơn..
Như vậy, con số này đã cao hơn so với mức dao động từ 36 – 38 triệu tấn như đã dự báo hồi cuối năm 2009. Và những năm tới khi thị trường bùng nổ, sản lượng thép sẽ vượt qua mức 46 triệu tấn. Hiện taị, công suất tiêu thụ đã tăng 87% so với mức 50% những tháng đầu năm 2009.
Nhưng theo ước tính của Tổ chức cố vấn tài chính Steubing, sản lượng thép của Đức sẽ vượt mức 40 triệu tấn trong năm nay. Phát biểu với Steel Business Briefing, các nhà phân tích của Steubing nói sản lượng thép trong quý Một đã đạt 10,9 triệu tấn, thì cớ gì trong quý Hai và cả những quý tiếp theo lại không thể đạt mức sản lượng tương đương.
Cứ cho là nửa cuối năm 2010, sản lượng sẽ yếu hơn, nhưng chắc chắn vẫn nằm trên 20 triệu tấn. Do vậy, giả thuyết 38 triệu tấn của Hiệp hội cho cả năm, thì sản lượng trong nửa cuối năm còn lại sẽ chỉ khoảng 17 triệu tấn, rõ ràng là mức quá thấp.
STEEL INDEX – GIÁ THÉP CUỘN TĂNG HẦU HẾT Ở CÁC NƠI
Tham khảo mới nhất từ The Steel Index, giá thép cuộn ở tất cả các nước khu vực châu Âu và Mỹ đều tăng trong tuần qua, đặc biệt là Mỹ.
Giá thép cuộn US HDG theo niêm yết của FOB Midwest là 852 USD/ short tấn (939 USD/tấn), tức tăng 3,3% so với một tuần trước. Trong khi loại HRC và CRC đều tăng từ 25 - 27 USD/ short tấn. Thời gian giao hàng cũng được kéo dài hơn đến 8 tuần, bao gồm cả CRC và HDG.
Ở Bắc Âu, loại thép CRC tăng đến 4 EUR trên mỗi tấn hàng, còn HRC cũng leo giá và hiện tại được niêm yết với mức 535 EUR/tấn (726 USD/tấn). Trong khi đó, thép HDG tăng hơn 1% kể từ tuần trước, nhưng thời gian giao hàng bị co hẹp lại trong vòng 7 tuần.
Giá thép tham khảo loại CRC ở miền nam Châu Âu cũng được bán cao hơn 15 EUR mỗi tấn so với tuần trước, đạt mức giá 615 EUR/tấn (835 USD/tấn). Cả HRC và HDG cũng dao động tăng từ 12-19 EUR so với giá trong tuần trước và thời gian giao hàng cũng rút ngắn lại, riêng với HRC được áp dụng thời hạn giao hàng hiện tại là 5,2 tuần.
Giá HRC tham khảo tại thị trường nội địa của Thổ Nhĩ Kỳ là 792 USD/tấn, còn CRC răng 24 USD mỗi tấn so với giá bán trong tuần qua.
HYUNDAI XUẤT KHẨU THÉP TẤM ĐÓNG TÀU
Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam (Vinashin) đã trở thành đối tác mua ván tấm đóng tàu dài hạn từ nhà máy sản xuất Hyundai Steel có trụ sở tại Dangjin, phía nam Seoul. Bản ghi nhớ đã được ký kết giữa hai bên tại Hà Nội hồi tuần trước, theo đó Vinashin đồng ý nhập 100.000 tấn thép tấm từ Dangjin mỗi năm.
Ngày 8.4, Hyundai đã công bố chính thức sản xuất thương mại đối với nhà máy luyện thép ở huyện Dangjin có công suất 4 triệu tấn mỗi năm. Hyundai đang nhắm đến mục tiêu nâng cao sản lượng thép tấm trong tháng này, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng mạnh không chỉ từ các hãng đóng tàu trong nước, ngoài nước, mà còn từ các nhà thầu khác.
Tháng trước, Hyundai đã tiêu thụ được 20.000 tấn thép tấm, trong đó có thép tấm đóng tàu. Hyundai dự tính tăng doanh số bán lên gấp ba lần, khoảng 64.000 – 65.000 tấn trong tháng này, theo nguồn tin từ Steel Business Briefing. Kể từ tháng này cho đến tháng 07, Hyundai bắt đầu thực hiện kế hoạch tăng năng suất để hoàn thành mục tiêu 1,05 triệu tấn/năm, trong đó có 600 – 700,000 tấn thép tấm đóng tàu và những mặt hàng cùng loại khác.
Quý Một năm 2010, từ tháng 1 đến tháng 3, doanh số bán thép tấm của Công ty sản xuất thép lớn nhất Hàn Quốc – Posco đã giảm 8,% xuống còn 1,12 triệu tấn. Nguyên nhân do sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ từ các hãng đóng tàu trong nước. Tuy nhiên, Posco được kỳ vọng sẽ nâng sản lượng trong quý Hai năm nay vì sức mua từ các nhà đóng tàu đã cải thiện đáng kể sau khi giá thép tấm nhập khẩu từ Nhật Bản lên giá.
TRUNG QUỐC TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ VÀO ĐƯỜNG SẮT
Theo số liệu ban đầu do Steel Business Briefing (SBB) khai thác từ Bộ đường sắt Trung Quốc, nền kinh tế số một châu Á vẫn tiếp tục mở rộng các đầu tư vào xây dựng hệ thống hạ tầng đường sắt.
Trong quý Một năm 2010 chứng kiến việc đầu tư tăng 22%, đạt 78 tỉ Nhân dân tệ, tương đương với 11 tỉ USD. Dù số liệu này cho thấy mức đầu tư giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng mức độ tăng dần theo tháng, chẳng hạn tháng 3 tăng lên 34,2 tỉ nhân dân tệ từ 20,3 tỉ nhân dân tệ trong tháng 2.
Hoạt động xây dựng đường sắt diễn ra sôi động hơn do được hậu thuẫn bởi thời tiết thuận lợi, ấm áp. Theo số liệu mới nhất từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), sản lượng thép dành cho ngành đường sắt trong tháng 3 đạt 388.000 tấn, tăng từ mức 328.000 tấn trong tháng 02. Như vậy, bình quân mỗi ngày trong tháng 3, ngành đường sắt tiêu thụ tương đương 12.516 tấn, nhiều hơn 7% so với ước tính của SBB.
Nhìn chung, đầu tư vào ngành đường sắt của Trung Quốc trong năm 2010 sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng đều đặn của năm 2009, tức sẽ đẩy mạnh đầu tư xây dựng ngành đường sắt 17%, khoảng 700 tỉ nhân dân tệ (103 tỉ USD). Trong năm 2009, đầu tư vào ngành đường sắt của Trung Quốc là 601 tỉ nhân dân tệ, (88 tỉ USD).