Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin thế giới ngày 21/5/2010

Công ty Thép Thống Nhất đưa vào sản xuất nhà máy thép cuộn cán nguội

 

Công ty Cổ phần thép lá Thống Nhất bắt đầu sản xuất thương mại nhà máy thép cuộn cán nguội tại khu công nghiệp Phú Mỹ, thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nhà máy này có công suất thiết kế 200.000 tấn/năm.

 

Đại diện công ty cho biết: “chúng tôi sẽ tập trung vào sản xuất thép cuộn mạ kẽm cán nguội kích thước 0,30 – 0,36 mm, sử dụng trong lĩnh vực mái lợp. Hiện nhà máy đã đi vào sản xuất thử và sử dụng công nghệ của Nhật Bản, chủ yếu của tập đoàn Nippon Steel Corp.

 

Nhà máy thép cuộn cán nguội sẽ được sở hữu 62% cổ phần bởi Thống Nhất, công ty nhà nước Vietnam Steel Corp sẽ sở hữu 32%, còn lại là các công ty giao dịch như Hochiminh City Metal Corp, SMC Trading & Investment, Muoi Day Steel Trading và Southern Steel Sheet và một phần do các cổ đông tư nhân khác.

 

Năm ngoái, sản lượng thép cuộn cán nguội của Việt Nam đạt 631.000 tấn, tăng so với mức sản lượng 432.000 tấn của năm trước đó. Mức độ tăng sản lượng thép cuộn cán nguội hàng năm trong nước của Việt Nam từ 2006 – 2009 lần lượt là 168,75%, 82,33%, 10,2% và 46,06%.

 

Hiện tại, nhu cầu thép cuộn cán nguội của Việt Nam đã yếu đi vừa do chịu tác động từ các yếu tố nhạy cảm từ quốc tế, cũng như do tác động suy giảm từ thị trường thép cuộn cán nóng. Giá thép cuộn cán nguội loại cứng 0.3mm xuất xưởng trong tháng 05 là 830 USD/tấn, chưa bao gồm thuế VAT 10%. Một thương nhân cho biết khả năng trong tháng 06, giá bán sẽ mềm hơn.

 

 

 

 

Nhập khẩu phôi và HRC của Ukraina tăng trong bốn tháng đầu năm

 

Theo nguồn tin từ Công ty Luyện kim và Khai khoáng của Ukraina – UGMK, nhập khập khẩu thép cán của nước này trong bốn tháng đầu năm nay đạt 403.300 tấn, tăng 139% so với bốn tháng đầu năm ngoái, trong đó chủ yếu vẫn là gia tăng từ nhu cầu nhập khẩu phôi và thép cuộn cán nóng.

 

Trong đó, nhập khẩu phôi thép tròn đạt 128.900 tấn, chiếm 32% trong toàn bộ lượng nhập khẩu bốn tháng đầu năm, trong khi chỉ chiếm 23,5% trong tổng lượng nhập khẩu bốn tháng năm 2009. Còn nhập khẩu thép cuộn cán nóng cũng chiếm 27% trong tổng lượng nhập trong bốn tháng đầu năm 2010, cao hơn mức 13,1% trong tổng lượng nhập 04 tháng đầu năm ngoái. Tuy nhiên, lượng thép cây nhập khẩu từ mức 20% trong bốn tháng đầu năm ngoái đến cùng kỳ năm nay lại giảm mạnh chỉ chiếm 1,7%. Thép tấm cán nóng và thép ống cũng trượt giảm và chiếm lần lượt 6,3% và 4% trong tổng lượng nhập khẩu bốn tháng qua.

 

Vasily Adamenko, chuyên gia tiếp thị của UGMK giải thích: sự sụt giảm nhập khẩu thép cây phản ánh nhu cầu của ngành xây dựng đã yếu đi. Tuy nhiên, đó chưa hoàn toàn là nguyên nhân chính mà chủ yếu do sản xuất thép cây trong nước phục hồi nên dẫn đến giảm lượng nhập khẩu. Còn việc Ukraina đẩy mạnh nhập khẩu thép là để đáp ứng cho ngành công nghiệp chế tạo ô tô trong nước.

 

Nguồn phôi thép nhập khẩu vào Ukraina chủ yếu có xuất xứ từ Oskol Electro-Metallurgical Works (OEMK) và Byelorussian Steel Works (BMZ) của Nga, chiếm 90%. Nhà sản xuất thép ống Interpipe của Ukraina tiêu thụ đến 85% lượng phôi nhập khẩu. Ngoài ra, 92% trong tổng nhập khẩu thép tấm cán nóng Ukraine trong bốn tháng đầu năm 2010 cũng xuất phát từ công ty Magnitogorsk Iron & Steel Works (MMK) và Severstal của Nga.

 

 

 

 

 

Lực cầu phế liệu ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn yếu

 

Giá nhập khẩu phế liệu ở Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này tiếp tục giảm do lực mua từ các nhà sản xuất trong nước vẫn yếu.

 

Một trader ở Thổ Nhĩ Kỳ cho biết lô hàng phế liệu 32.000 tấn HMS 1&2 70:30 từ các nhà cung cấp châu Âu bán cho một nhà máy của Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này với giá 349 USD/tấn cfr.

 

Các nhà cung cấp của Mỹ cũng đưa ra giá chào bán đối với phế liệu HMS 1&2 80:20 là 395 USD/tấn cfr và phế liệu vụn là 400 USD/tấn cfr, thấp hơn từ 5 – 10 USD/tấn so với giá chào trong tuần trước.

 

Còn các nhà cung cấp thuộc vùng Đông Âu trong tuần này cũng có giá chào bán dao động từ 355 – 360 USD/tấn đối với loại phế liệu vụn A3, thấp hơn từ 10 – 15 USD/tấn so với tuần trước.

 

 

 

 

 

Phế liệu ở Tây Ban Nha đồng loạt giảm giá

 

Theo nguồn tin khai thác của Steel Business Briefing, giá tất cả các loại phế liệu ở Tây Ban Nha đã đồng loạt giảm giá 20 EUR/tấn (24 USD/tấn) vào hôm thứ Tư, ngày 19/05.

 

Trong đó, phế liệu loại E8 (loại phế liệu phát sinh mới) và E40 (phế liệu vụn) chỉ còn 280 – 300 EUR/tấn, tương đương với giá hồi cuối tháng 03, còn loại E3 (loại phế liệu cũ) cũng chỉ còn 260 EUR/tấn.

 

Tuy nhiên, theo các nguồn tin trên thị trường, một số nhà máy vẫn chưa chấp nhận mức giá này vì các dự trữ phế liệu trong kho vẫn còn cao, mà nhu cầu tiêu thụ thép lại khá yếu.

 

Một thương lái phế liệu kỳ vọng việc giảm giá sẽ nhanh chóng kết thúc vào cuối tháng này, vì vậy khả năng lên giá cao hơn nữa là rất triển vọng.   

 

 

 

 

Giá thép không gỉ Trung Quốc hạ nhưng không ai mua

 

Giá thép không gì giao ngay tại thị trường Phật Sơn (Trung Quốc ) trong tuần này tiếp tục xuống giá, trong đó loại 304 đã giảm từ 2.100 – 2.400 NDT/tấn (307 – 351 USD/tấn) do các thương nhân và các nhà dự trữ đã không còn kiên nhẫn, buộc hạ thêm giá chào bán để thu hút lực mua từ khách hàng. Tuy nhiên, nhu cầu vẫn dè dặt vì các đầu mối tiêu thụ cho rằng nickel vẫn đang hình thành xu hướng đi xuống, thêm vào đó tình hình khủng hoảng tài chính khu vực châu Âu cũng tác động không nhỏ đến xuất khẩu thép.

 

Thép cuộn không gỉ cán nóng 304 loại 3mm trong tuần này đã giảm thêm 2.300 – 2.400 NDT/tấn xuống còn 19.800 – 20.000 NDT/tấn (2.9000 – 2.929 USD/tấn), trong khi thép cuộn không gỉ cán nguội 304/2B loại 2mm cũng hạ từ 2.100 – 2.300 NDT/tấn xuống mức dao động từ 20.600 – 21.000 (3.017 – 3.075 USD/tấn). Kể từ đầu tháng 05 đến nay, giá thép không gỉ 304 đã mất 3.000 – 3.200 NDT/tấn.

 

Dù giá cả liên tục xuống giá, nhưng hoạt động giao dịch vẫn yếu. Người mua vẫn khá thận trọng trong thời điểm nhạy cảm này và vẫn tiếp tục chờ đợi thêm liệu giá còn giảm nữa hay không.

 

Một trader ở Trung Quốc nói rằng, các thương nhân suốt ruột muốn đẩy hàng ra, nhưng khách hàng chẳng mấy mặn mà đối với việc gom thêm hàng, hơn nữa giá thép không gỉ đã tăng quá nhanh hồi đầu năm, nhưng đến khi giảm lại nhỏ giọt.

 

Hiện tại, các nhà mua hàng vẫn đứng ngoài lề để theo dõi giá nickel. Hôm 19/05, giá nickel trong ba tháng tại Sàn giao dịch Kim loại London đã giảm thêm 1.800 USD xuống mức dao động từ 21.125 – 21.130 USD/tấn.

 

 

 

 

 

Giá thép cây ở Ả Rập Saudi ổn định do nhu cầu vẫn duy trì tốt

 

Mặc dù nhu cầu thép cây ở khu vực Trung Đông đã chậm lại và đã làm giảm giá bán trong khu vực, nhưng tình hình tiêu thụ thép cây ở Ả Rập Saudi vẫn khả quan, và đây được xem là điểm đến đầy hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu thép trên thế giới, trong đó gồm các nước thuộc tổ chức Hợp tác vùng vịnh GCC cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.

 

Hiện tại giá thép cây của Ả Rập Saudi đang ổn định ở mức 2.800 – 2.900 SAR/tấn (746 – 773 USD/tấn). Các công trình xây dựng ở nước này là nguyên nhân thúc đẩy nhu cầu tăng mạnh.

 

Các nguồn tin địa phương kỳ vọng sẽ không có thay đổi đối với giá bán trong tháng 06, tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào các giá chào trên thế giới, mà đã theo đà đi xuống từ tháng qua.

 

 

 

 

Thị trường xuất khẩu thép cuộn Đông Âu đóng băng

 

Theo nguồn tin từ Steel Business Briefing, giá thép cuộn được chào bán từ Nga và Ukraine đã đồng loạt giảm giá, trong đó thép cuộn cán nóng HRC từ Ukraina có giá chào bán chỉ dao động từ 620 – 650 USD/tấn, và HRC của Nga cũng chỉ dao động ở mức 650 – 680 USD/tấn fob Black Sea. Mặc  dù giá chào đã giảm, nhưng các đầu mối tiêu thụ vẫn chưa có quyết định gom hàng.

 

Nhiều thương nhân nhận định thị trường vẫn trầm lắng dù giá đã được hạ xuống thấp hơn, bởi các nhà tiêu thụ cho rằng thị trường thép vẫn chưa tạo đáy. Thậm chí để cứu vãn, một số thương nhân của Ukraina cũng đã hạ giá chào bán thép cuộn cán nóng xuống mức thấp không thể thấp hơn được nữa là 540 – 550 USD/tấn fob Black Sea, nhưng nhận lại cũng chỉ là những cái lắc đầu từ chối từ người mua.

 

  

 

Sản lượng thép thế giới tăng ổn định trong tháng 04

 

Sản lượng thép thô của thế giới vẫn duy trì đà phục hồi và tương đương với sản lượng trong tháng 03 là 122 triệu tấn và cũng là mức cao trong vòng 22 tháng qua. Như vậy, tổng sản lượng thép thô trong bốn tháng đầu năm đạt 468 triệu tấn, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2009.

 

Theo số liệu thu thập từ 66 quốc gia của Hiệp hội Thép Thế giới, công suất hoạt động bình quân của ngành công nghiệp thép trong tháng 04 đạt 83,4%, như vậy cao hơn so với mức 81,5% trong tháng 03.

 

Trong đó, tại khu vực châu Á, sản lượng thép từ Trung Quốc đạt 55,4 triệu tấn trong tháng 04, đây là mức kỷ lục, đồng thời cũng tăng 27% so với tháng 04/2009. Trong khi đó, sản lượng thép thô ở một số nước khác như Nhật Bản tăng 57%, Hàn Quốc tăng 23%, Đài Loan Tăng 161% và Ấn Độ tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Ở vùng Bắc Mỹ, sản lượng cũng tăng mạnh so với cách đây một năm là 71% trong tháng 04, trong đó Mỹ tăng 79%, Canada tăng 83% và Mexico tăng 33%. Vùng Nam Mỹ cũng được đánh giá với mức sản lượng tăng khả quan là 37% trong tháng 04 vừa qua.

 

Liên minh châu Âu, sản lượng thép thô của Đức trong tháng 04 năm nay đã tăng 107% so với cùng kỳ năm ngoái, Italy tăng 58%, Pháp tăng 76%, Tây Ban Nha tăng 36%, Anh tăng 34% và Thổ Nhĩ Kỳ tăng 21%.

 

Khu vực Đông Âu, sản lượng trong tháng 04 cũng đã vượt mức cùng kỳ năm ngoái là 28%. Trong đó Nga tăng 29%, Ukraine tăng 39% và Moldova tăng 47%. Duy chỉ có KazakhstanBelarus báo cáo giảm.

  

  

Giá thép cây của Nhật tăng do giá phế liệu cao hơn

 

 

Giá thép cây tại Nhật Bản đã tăng 1.000 yên/tấn (10,9 USD/tấn) kể từ đầu tháng 05 do các nhà sản xuất đang nỗ lực thích nghi với việc giá phế liệu cao hơn.

 

Thép cây loại (16-25mm) có giá bán bình quân tại Tokyo là 68.000 yên/tấn (742USD/tấn), còn tại Osaka là 65.000 yên/tấn.

 

Theo các thương nhân, hầu hết các nhà sản xuất đang đướng đến mục tiêu nâng giá thép cây lên 75.000 yên/tấn để phù hợp với tình hình giá cả phế liệu tăng cao như hiện nay, cũng như để bảo toàn giá trị lợi nhuận. Các nhà phân phối cũng có cùng quan điểm muốn giá thép cây cao hơn thì mới có cơ hội mang đến sự tăng giá ổn định.

 

Tokyo Steel Manufacturing đã duy trì giá bán các sản phẩm trong tháng 06, trong đó có thép cây loại 16-25mm không thay đổi ở mức 64.000 yên/tấn cif, tương đương với 67.000 yên/tấn đã tính phí vận chuyển.

 

Kyoei Steel, nhà sản xuất thép cây lớn nhất của Nhật, đã nâng giá bán thép cây tổng cộng 20.000 yên/tấn kể từ tháng 02 và hiện đang ở mức 75.000 yên/tấn. Kyoei sẽ có quyết định đối với những thay đổi giá bán trong tháng 06 hay không sẽ còn phải chờ đến cuối tháng 05 này. Tuy nhiên hầu hết các thương nhân kỳ vọng hãng sản xuất thép sẽ duy trì ổn định giá bán, nhưng vẫn còn tùy thuộc vào mức độ dao động của giá phế liệu.