Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin thế giới ngày 22/02/2011

Thị trường thép cây Ai Cập dần phục hồi trở lại

Thị trường thép cây Ai Cập đã dần hồi phục trở lại, và hiện giá bán lẻ mặt hàng này được ấn định ở mức 4.300-4.400EGP/tấn (729-747 USD/tấn).

Mặc dù các nhà sản xuất có thể sẽ điều chỉnh giá giảm nếu như giá phôi và phế liệu tiếp tục trượt dốc, nhưng khả năng giá thép tháng 03 vẫn duy trì ổn định ở mức hiện tại.

Giới thương nhân nhận định các đơn đặt mua từ người tiêu dùng trực tiếp sẽ tăng trở lại trong những ngày tới và lượng thép tồn sẽ xuống mức thấp. Do đó, họ dự định đặt mua thêm các lô hàng mới từ nhà sản xuất.

Các nguồn thị trường cho biết các dự án xây dựng mới có trị giá khoảng 15 tỷ EGP (2,5 tỷ USD) có thể sẽ góp phần làm tăng lượng tiêu thụ thép ở nước này.

 

Nhu cầu thép cây tại Ả Rập  suy yếu

Các nhà tham gia thị trường cho biết nhu cầu thép cây tại Ả Rập Saudi chậm lại vào tuần trước sau khi dự báo giá giá thép tháng 02 tăng đã không thành hiện thực. Tuy nhiên nhu cầu thép tháng 03 có thể tăng trở lại.

Cùng với xu hướng tăng giá nguyên liệu thô cũng như thép cây trên thị trường toàn cầu hồi cuối tháng 01, các nhà sản xuất Ả Rập Saudi được dự đoán là sẽ nâng giá thép cây lên 2.900 SAR/tấn (773 USD/tấn sau khi duy trì ổn định kể từ tháng 04/2010. Tuy nhiên, chính phủ nước này đã không ủng hộ chocác nhà sản xuất nâng giá .

Một thương nhân cho biết sau khi các nhà sản xuất công bố giá thép tháng 02, lực mua yếu dần do giá thép không tăng như dự báo trước đó. Tuy nhiên, nếu giá vẫn duy trì ổn định thì tôi dự đoán nhu cầu tháng 03 có thể tốt hơn.

 

Nhập khẩu thép ống không hàn Thổ Nhĩ Kỳ tăng 47% trong năm 2010

Theo Cục Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nhập khẩu thép ống không hàn của nước này trong năm 2010 đạt 202.213 tấn, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 12/2010, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập khoảng 18.807 tấn thép ống không gỉ, tăng 15% so với tháng 11 và tăng 19% so với tháng 12/2009.

Trung Quốc được biết như là nhà cung cấp lớn nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2010, với 66.903 tấn, lớn thứ hai là Nga với 45.224 tấn và tiếp theo là Ukraina với 32.101 tấn.

 

Ấn Độ:Tiêu thụ thép thành phẩm tháng 01 tăng

Theo bộ sắt thép Ấn Độ cho biết, tiêu thụ thép của nước này trong tháng 01 đạt 5,15 triệu tấn, tăng 13,5% so với mức 4,54 triệu tấn trong tháng 12.

Tuy nhiên, tiêu thụ thép tháng rồi chỉ tăng 1,2% so với mức 5,09 triệu tấn hồi tháng 01/2010. Trong đó, tiêu thụ thép có chứa carbon tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 4,86 triệu tấn, còn thép có chứa hợp kim thì giảm 16,1% xuống còn 287.000 tấn.

“Các con số này thật là thất vọng, tiêu thụ thép quý Một thường cao hơn so với các quý còn lại của năm, đây là lý do tại sao tiêu thụ tháng 01/2011 nhiều hơn so với tháng 12/2010. Và con số tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2010 cũng không nói lên diều gì” dẫn lời một chuyên gia phân tích ở Mumbai nói

Kể từ tháng 04/2010 đến tháng 01/2011, Ấn Độ tiêu thụ khoảng 49,46 triệu tấn thép, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tiêu thụ thép chứa carbon tăng 7,3% lên mức 46,32 triệu tấn, còn thép có chứa hợp kim tăng 6,2% lên mức 3,14 triệu tấn.

“Dường như nhu cầu từ người tiêu dùng đang ít dần do giá thép quá cao. Trước đây, chúng tôi dự đoán tiêu thụ thép trong năm tài khóa này tăng 09-10% so với năm ngoái. Nhưng hiện mức tăng dự đoán chỉ ở khoảng 07-08% mà thôi,”

 

Tokyo Steel nâng giá thép tháng 03

Hôm qua, Tokyo Steel thông báo nâng giá thép tháng 03 thêm 3.000 Yên/tấn (36 USD/tấn) do giá phế tăng cao.

Như vậy, sản phẩm thép của nhà sản xuất này đã tăng 14.000 Yên/tấn kể từ tháng 12/2010 nhưng giới phân tích Nhật Bản vẫn tỏ ra ngạc nhiên vì mức tăng này không nhiều lắm.

Giá thép trên thị trường vẫn duy trì mạnh kể từ sau Tết, và thêm vào đó là chi phí nguyên liệu thô đang tăng lên, ông Naoto Ohori, giám đốc của công ty này giải thích. “Với tình hình giá nguyên liệu thô như hiện tại, chúng tôi phải nâng giá thép thành phẩm để bù đắp chi phí sản xuất,” ông Naoto Ohori nói. Công tác thu mua phế cũng không thuận lợi và khả năng giá cũng sẽ tăng thêm nữa, ông nói thêm.

Mặc dù Tokyo Steel tăng giá không nhiều như được dự đoán trước đó, nhưng tổng mức tăng kể từ tháng 12 là khá lớn và khả năng công ty sẽ hãm đà tăng thêm nữa, một thương nhân phát biểu trên SBB. Tuy nhiên, sự tăng giá tháng 04 thêm nữa là có thể do các nhà sản xuất hợp nhất hiện đang đồng loạt tăng giá.

Kể từ tháng 12, Tokyo Steel nâng giá thép dài thêm 14.000 Yên/tấn và hầu hết các sản phẩm thép dẹt được nâng thêm 13.000 Yên/tấn, còn thép tấm được nâng 11.000 Yên/tấn.

Bên cạnh đó, Tokyo Steel cho biết sẽ tái tham gia trở lại thị trường xuất khẩu và hiện nhà sản xuất này đang chào giá thép cuộn cán nóng HRC tháng 03 ở mức 830 USD/tấn fob. “Các đơn đặt hàng nước ngoài đang tăng lên và chúng tôi hiện đang nhắm đến giá chào bán HRC sang Đông Nam Á với 830 USD/tấn fob,“ ông Ohori cho biết. Còn thép dầm hình H cũng đang được hướng đến mức 920 USD/tấn fob nhưng chưa có ai đặt mua.

Sản xuất tháng 02 của công ty này ước đạt khoảng 140.000 tấn nhưng sản lượng tháng 03 sẽ tăng 180.000 tấn nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu vốn đang tăng lên.

 

Khả năng giá phế tại Trung Quốc giảm trong tháng 03

Mặc dù giá thép Trung Quốc đã chớm phục hồi hôm thứ Hai nhưng cả thương nhân lẫn nhà sản xuất nước này đều dự đoán giá phế có thể giảm trong tháng tới do giá thép thành phẩm có thể đảo chiều vì lực mua yếu.

Lingyuan Iron & Steel (Linggang), nhà sản xuất thép ở tỉnh Liêu Ninh thuộc phía tây bắc Trung Quốc, hôm 20 tháng 02 đã hạ giá thu mua phế 20 NDT/tấn (03 USD/tấn, lèo lái giá thu mua phế HMS (>6mm) xuống còn 3.810 NDT/tấn (580 USD/tấn), bao gồm thuế 17% VAT.

Động thái giảm giá này có thể bắt nguồn từ sự suy yếu của giá thép cuối tuần trước,” một đại diện của Liggang nói. Mặc dù giá thép thành phẩm nhích nhẹ hôm thứ Hai, nhưng khả năng nhà sản xuất này vẫn giữ nguyên giá thu mua phế do thị trường thép không ổn định cho lắm.

 Tuy nhiên, không có nhà sản xuất lớn nào theo chân Liggang điều chỉnh giảm giá thu mua phế. Một một số nhà sản xuất phía bắc dự đoán giá thép tuần tới có thể suy yếu trở lại do lượng thép tồn còn ở mức cao và thêm vào đó là nhu cầu từ giới tiêu dùng trực tiếp không mạnh. Điều này có thể tác động đáng kể đên thị trường phế trong tuần tới.

“Bên cạnh sự ảnh hưởng của giá thép, giá phế nội địa cũng có thể giảm xuống do nguồn cung phế tháng tới được dự báo là khá phong phú,” một nhà khinh doanh ở phía đông nói.

Theo như SBB đã đưa tin, giá phế Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng kể từ ngày 01/01 do nguồn cung thắt chặt và các nhà sản xuất tăng cường gom phế tích trữ cho những ngày đông về.

 

Các nhà sản xuất Trung Quốc tiếp tục nâng giá xuất xưởng

Các nhà sản xuất thép dài Trung Quốc tiếp tục thông báo nâng giá xuất xưởng nhằm cải thiện niềm tin đối với thị trường cũng như để kìm hãm đà giảm giá giao ngay. Hôm thứ Hai, giá thép tại sàn giao dịch Thượng Hải tăng nhẹ trở lại.

Shagang, nhà sản xuất thép thuộc phía đông Trung Quốc hôm qua đã nâng giá thép cây (16-25mm HRB335) và cuộn trơn (6.5mm Q235) giao cuối tháng 02 thêm 100 NDT/tấn (15 USD/tấn) lên mức 5.150 NDT/tấn (784 USD/tấn), bao gồm 17%VAT.

Cũng hôm thứ Hai rồi, nhà sản xuất thép phía nam Trung Quốc là Hebei Iron & Steel đã điều chỉnh giá thép cây 16-25mm HRB335 giao tháng 03 tăng 50 NDT/tấn lên mức 4.900 NDT/tấn (746 USD/tấn), còn thép cuộn trơn 6.5mm Q235 tăng 50 USD/tấn lên mức 4.880 NDT/tấn. Cả hai mức giá trên đều bao gồm 17% VAT.

Tại Hàng Châu, nhiều thương nhân giữ nguyên giá chào bán không đổi vì nán đợi xu hướng thị trường rõ ràng hơn. Tuy nhiên một số đã điều chỉnh giá thép cây 16-25mm HRB335 do Shagang sản xuất tăng 50 NDT/tấn lên mức 4.950 NDT/tấn, bao gồm 17% VAT.

Thép cây 16-25mm HRB335 tại Thương Hải do nhà máy tuyến hai sản xuất hiện có giá là 4.760-4.780 NDT/tấn. Một số thương nhân giữ nguyên giá không đổi trong khi số khác tăng giá 10-20 NDT/tấn nhằm thử sức mua trên thị trường.

Tại Bắc Kinh, giá thép cây 16-25mm HRB335 hôm thứ Hai bắt đầu tăng thêm 60 NDT/tấn lên mức 4.770 NDT/tấn. Các giao dịch đã cải thiện hơn khi giá tăng lên, nhưng liệu giá có thể duy trì ổn định ở mức này hay không, tất cả đều tuy thuộc vào các giao dịch trong những ngày sắp tới.

“Vẫn còn quá sớm để cho rằng nhu cầu cải thiện đáng kể, tuy nhiên đến tháng 03 tới thì mọi thứ chắc sẽ rõ ràng hơn.” một thương nhân Thương Hải nói.

 

Giá HRC ở tây nam Trung Quốc ổn định

Kể từ đầu tuần này, giá thép cuộn cán nóng tại Thượng Hải Và Le cong đã ổn định và đà giảm giá HRC tại thị trường phía tây nam Trung Quốc cũng chậm hơn. Tuy nhiên, thị trường vẫn ảm đạm và số đơn đặt mua mà thương nhân nhận được từ khách hàng là rất khiêm tốn.

Tại Trùng Khánh, giá chào HRC Q235 5.5mm hiện ở mức 4.780 NDT/tấn (728 USD/tấn), bao gồm 17% VAT, hầu như không có gì thay đổi so với hôm thứ Sáu tuần trước sau khi điều chỉnh giảm 200 NĐT/tấn hôm 11-18/02. Tuy nhiên, một số thương nhân vẫn điều chỉnh giá bán giảm 50 NDT/tấn, xuống còn 4.730 NDT/tấn, bao gồm 17% VAT nhằm đẩy mạnh doanh số bán. Họ quan ngại giá sẽ còn giảm thêm nữa do lực mua quá yếu.

Một số thương nhân cho rằng mức giá hiện tại vẫn chưa hấp dẫn người tiêu dùng trực tiếp tại thị trường Trùng Khánh.

Họ cho rằng giá giao dịch tại sàn cũng như trong các hợp đồng tương lai tăng mạnh là yếu tố chủ yếu hậu thuẫn cho giá HRC tại Thượng Hải và Le cong ổn định và tại thị trường tây nam Trung Quốc giảm chậm lại. Nếu nhu cầu từ giới tiêu dùng trực tiếp vẫn yếu thì giá HRC khả năng sẽ giảm trở lại, họ nhấn mạnh.

Một vài thương nhân lạc quan cho rằng giá HRC sẽ không có cơ hội giảm thêm nữa, mà ngược lại, chi phí sản xuất tăng nóng có thể khiến các nhà sản xuất tiếp tục điều chỉnh giá thép lên. Điều quan trọng hơn là thị trường tín dụng đang thắt chặt nên khoản vay của thương nhân cũng đắt hơn, do đó họ sẽ không điều chỉnh giá giảm nhiều thậm chí ngay cả khi lực mua xuống mức thấp.

 

Trung Quốc:Giá HRC giao ngay và giao kỳ hạn đều giảm

Thị trường thép băng Trung Quốc bắt đầu chững lại từ tuần trước, nhưng giá xuất khẩu thì đang tăng lên. Dù vậy, giá giao ngay đã giảm 150 RMB/tấn (23 USD/tấn) khi giới thương nhân nhận thấy nhu cầu không đủ mạnh để hỗ trợ cho các nhà sản xuất nâng giá thép tháng 03 và thêm vào đó là sản xuất cũng đang tăng lên. Gía quặng giao ngay cuối tuần trước cũng được điều chỉnh giảm nhẹ.

Các nhà sản xuất đã nâng giá HRC thêm 200-400 RMB/tấn (30-61 USD/tấn). Sau khi điều chỉnh, HRC SS400 5.5mm giao tháng 03 do Baosteel sản xuất có giá là 4.792 RMB/tấn (727 USD/tấn), bao gồm 17% VAT.

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Sắt Théo Trung Quốc, sản xuất thép thô của nước này trong tháng 01 tăng 4% so với tháng 12/2010, trong khi đó khảo sát của Hiệp Hội Sắt Thép thế giới thì cho rằng con số tăng chỉ là 2,5%. Tại thị trường Thượng Hải, lượng HRC tồn tuần trước là 1,77 triệu tấn, còn tại Le cong là 1,15 triệu tấn, tăng lần lượt 40.000 tấn và 30.000 tấn so với cuối tháng 01.

Lượng thép tồn HRC bắt đầu phục hồi trở lại từ cuối tháng 01 do lực mua trước Tết Nguyên Đán không mạnh lắm. Mặc dù các kỳ nghỉ đã kết thúc nhưng trữ lượng tồn tiếp tục tăng một phần là do giá HRC giảm nên khách hàng tạm ngưng thu gom để chờ giá giảm thêm nữa.

Bên cạnh đó, giá thép cây và HRC trong các hợp đồng tương lại tại Thương Hải giảm 3% vào tuần trước.

 

Sản lượng thép thô toàn cầu tăng lên mức cao trong 08 tháng

Theo số liệu khảo sát từ 66 quốc gia của Hiệp hội Sắt Thép Thế giới, sản xuất thép thô toàn cầu trong tháng 01/2011 tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 05/2010.

Sản xuất thép thô trong tháng 01 đạt 119 triệu tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 2,8% so với mức 116 triệu tấn của tháng 12/2010. Sản lượng thép thô toàn cầu tăng chủ yếu là do sản xuất tại khu vực Châu Âu và Châu Á tăng mạnh.

Trong đó, sản lượng thép thô Trung Quốc đạt 52,8 triệu tấn, tăng 2,5% so với tháng trước đó. Còn các nước Châu Á khác như Nhật Bản tăng 5,3% so với tháng trước, Hàn Quốc tăng 0,6%. So với tháng 01/2010, tổng sản xuất thép tháng 01/2011 của Châu Á tăng 3,3%.

Bên cạnh đó, nhờ sự đóng góp sức tăng 16% của Đức-nhà sản xuất thép lớn nhất Châu Âu mà sản lượng thép thô EU tăng mạnh 10% so với cùng kỳ năm 2010, lên mức 14,2 triệu tấn.

Tuy nhiên, sản xuất thép tháng 01 của bắc Mỹ giảm 1,1% xuống còn 9,4 triệu tấn. Sản xuất thép tháng 01 của Mỹ tăng nhẹ nhưng Mexico thì sụt giảm. Còn tại nam Mỹ, sản xuất thép của Brazil tăng 16% đã lèo lái sản xuất của cả khu vực tăng 11,4%.

Sản lượng thép thô CIS vẫn không có gì thay đổi so với tháng 12/2010, ở mức 9,6 triệu tấn, tuy nhiên tăng 14% so với cùng kỳ năm 2010.

 

Steel Index: giá thép cuộn Bắc Âu lập kỷ lục mới trong 12 tháng

Giá tham khảo mới nhất từ TSI cho thấy giá tất cả các loại thép cuộn và thép tấm tại thị trường bắc Âu tăng mạnh kể từ tuần trước, lập đỉnh cao mới trong 12 tháng. Giá thép cuộn Thổ Nhĩ Kỳ vẫn ổn định nhưng giá xuất khẩu CRC Trung Quốc tăng mạnh 08% lên mức 740 USD/tấn fob.

Giá xuất xưởng tham khảo thép cuộn CRC ở bắc Âu tăng 32 EUR/tấn lên mức 737 EUR/tấn (997 USD/tấn). Giá tham khảo HRC và HDG cũng duy trì đà tăng ổn định, trong khi đó giá tham khảo thép tấm tăng 04%. Thời hạn giao hàng trung bình của thép cuộn mạ màu cũng ngắn hơn.

Tại thị trường nam Âu, giá xuất xưởng tham khảo HRC nhích nhẹ lên 632 EUR/tấn (855 USD/tấn). Giá CRC cũng tăng đáng kể và cả hai đều lập đỉnh cao mới trong 12 tháng. Thời hạn giao hàng trung bình cho hầu hết các sản phẩm thép cuộn lâu hơn, trong đó HDG có thời hạn là 5,5 tuần.

Tại thị trường Bắc Mỹ, giá tham khảo CRC và HRC do Midwest sản xuất tăng nhẹ nhưng cũng đủ chạm đỉnh cao trung bình hàng năm. Giá tham khảo HDG của Midwest hiện ở mức 977 USD/tấn short (1077 USD/tấn) và thép tấm ở mức 955 USD/tấn short (1.053 USD/tấn). Thời hạn giao hàng trung bình cho thép tấm và thép cuộn cũng lâu hơn.

Giá xuất xưởng tham khảo thép cây bắc Âu giảm 02% xuống còn 557 EUR/tấn (754 USD/tấn). Tuy nhiên thị trường nam âu vẫn duy trì giá thép cây không đổi.

 

Nhật Bản, Hàn Quốc nâng giá chào CRC sang Hong Kong và Trung Quốc

Các nhà sản xuất thép Châu Á đồng loạt nâng giá chào xuất khẩu thép cuộn cán nguội sang Hong Kong, Quảng Châu và các khu vực khác thuộc phía nam Trung Quốc nhằm phản ứng lại chi phí nguyên liệu thô tiếp tục gây sốt trên thị trường.

“Tôi nghe đồn rằng các nhà sản xuất Nhật Bản nhắm đến việc nâng giá chào xuất khẩu CRC tháng 04 lên 1.100 USD/tấn fob. Như vậy, giá đã tăng gần 250 USD/tấn so với các giao dịch tháng 03.” một thương nhân Hong Kong nói.

Ông đang chờ các nhà cung cấp Nhật Bản thông báo giá chào và khả năng sẽ biết được vào cuối tháng này.

Tuy nhiên, giới thương nhân cũng như người tiêu thụ ở phía nam Trung Quốc vẫn đang thương thảo với các nhà sản xuất Nhật Bản do mức giá họ đưa ra quá cao và người mua khó mà chấp nhận được mức giá này. Hơn nữa, họ biết là không thể thuyết phục giới tiêu thụ trực tiếp chấp nhận ngay mức giá này.

Một thương nhân ở Quảng Châu phát biểu trên SBB rằng, các nhà sản xuất Hàn Quốc cũng đang chào CRC tháng 04 sang Hong Kong với giá 900-950 USD/tấn fob, tương đương với 925-975 USD/tấn cfr. So với Quảng Châu, các thương nhân tại thị trường Lecong tuần trước chào giá CRC nội địa ở mức 5.600-5.670 USD/tấn (852-863 USD/tấn), bao gồm VAT.

Niềm tin đối với thị trường tăng trong vài tuần trước, nhưng nhu cầu thực sự không mạnh như các nhà sản xuất dự báo trước đó, thương nhân Quảng Đông nói. Một thương nhân Hong Kong khẳng định rằng nhà sản xuất Hàn Quốc chào bán CRC giao tháng 04 sang Hong Kong với giá 980 USD/tấn.

Giá các sản phẩm mạ màu khác cũng tăng nhanh chóng theo xu hướng của CRC. Một số nhà sản xuất Hàn Quốc đang chào bán thép tấm mạ kẽm mạ điện giao tháng 04 sang Hong Kong với giá 1.080 USD/tấn cfr từ mức giá giao tháng 03 là 900 USD/tấn.