Thị trường thép dẹt Việt Nam co hẹp
Thị trường thép dẹt (cán phẳng) ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục co hẹp lại trong thời gian gần đây do vẫn đang chịu tác động bởi chính sách tiền tệ thắt chặt của chính phủ.
Hiện tại, các nhà máy trong nước đang chào bán cuộn cán nóng HRC và cuộn cán nguội CRC với giá 750-755 USD/tấn và 905-910 USD/tấn.
Còn về nhập khẩu, các nhà sản xuất Nhật Bản đang chào bán HRC cho Việt Nam với giá 700 USD/tấn cfr, nhưng không được chào đón vì quá cao.
Trong khi đó, giá HRC của Trung Quốc chào bán cho Việt Nam với giá mềm hơn của Nhật Bản chỉ 635-655 USD/tấn cfr.
các nhà sản xuất Đài Loan sẽ nâng giá thép không gỉ trong tháng 3
Sau khi giá nickel tại sàn London (LME) phục hồi về trên mức 20.000 USD/tấn trong tuần này, đã tiếp thêm niềm tin để các nhà sản xuất thép không gỉ ở Đài Loan nâng giá bán tháng 3.
Trước đó, các nhà sản xuất dự kiến sẽ giá khoảng 2.000-3.000 Đài tệ/tấn, nhưng khi giá nickel có dấu hiệu đảo chiều xuống dưới 20.000 USD/tấn thì các nhà sản xuất cũng tính chỉ nâng giá khoảng 1.000-2.000 Đài tệ/tấn. Tuy nhiên sự phục hồi của giá nickel gần đây, các nhà sản xuất sẽ tiếp tục thực hiện việc nâng giá như dự kiến ban đầu.
Giá HRC xuất khẩu của Nga tăng 10-20 USD/tấn
Giá xuất khẩu thép cuộn cán nguội của Nga đã tăng trong thời gian gần đây do được lèo lái bởi nhu cầu đặt hàng từ nước ngoài lẫn nguồn cung trong nước thắt chặt.
Hiện tại, giá xuất khẩu HRC đã tăng khoảng 10-20 USD/tấn lên mức 620-650 USD/tấn fob.
Tuần rồi, nhà sản xuất Magnitogorsk Iron and Steel Works (MMK) đã bán HRC cho Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và châu Âu với giá 620-640 USD/tấn fob giao tháng 3, cao hơn mức giá giao tháng 2 là 615-630 USD/tấn fob.
Bên cạnh đó, nhà sản xuất Severstal của nước này cũng nâng giá xuất khẩu 20 USD/tấn lên mức 640-650 USD/tấn fob.
Phế nhập khẩu vào Đông Á tăng giá
Chào bán phế liệu vào các nước khu vực Đông Á đang tăng lên trong tuần này.
Tại Đài Loan, phế HMS 1&2 80:20 và phế vụn đang được Mỹ chào bán với giá 448 USD/tấn cfr và 453 USD/tấn cfr.
Tuần này, Đài Loan cũng đặt mua phế 80:20 với giá 440-441 USD/tấn cfr, trong khi giá nhập hồi tuần trước là 430-435 USD/tấn cfr.
Việc giá phế nhập khẩu của Đài Loan tăng gần đây là do doanh số bán thép cây cải thiện, cộng thêm giá cũng cao hơn nên đang khuyến khích các thương nhân đẩy mạnh nhập khẩu phế, một thương nhân ở Đài Bắc cho hay.
Một nguyên nhân khác khiến giá được đẩy lên cao hơn cũng do nguồn cung hạn hẹp do mùa thời tiết lạnh giá đang ảnh hưởng đến việc thu thập phế.
Cũng trong tuần trước, có khoảng 25.000 tấn phế HMS 1&2 80:20 và phế vụn được Việt Nam nhập từ Úc với giá 460 USD/tấn cfr, thấp hơn so với mặt bằng chung là do khách hàng Việt Nam là mối ruột. Nhưng hiện tại giá chào đã được nâng lên 480-490 USD/tấn cfr.
Tại Hàn Quốc, phế HMS 1 được nước đặt mua với giá 470-475 USD/tấn cfr trong tuần này. Còn giá chào mới đã là 458 USD/tấn cfr, nhưng các nhà xuất khẩu cho biết các khách hàng Hàn Quốc vẫn chưa có động tĩnh gì.
Còn ở Trung Quốc, nhu cầu nhập khẩu phế khá yếu do giá phế trong nước đang đi xuống.
Tokyo Steel Manufacturing nâng giá thu mua phế liệu
Trong tháng 2 này, nhà sản xuất thép Nhật Bản - Tokyo Steel Manufacturing đã có bốn nầng nâng giá thu mua phế liệu, với tổng cộng 2.500-4.000 Yên/tấn (31,25-50 USD/tấn), và lần nâng giá mới nhất là 1.000-1.500 Yên/tấn (12,5-18,8 USD/tấn) được áp dụng cho tất cả các loại phế ở các chi nhánh trên toàn quốc bắt đầu từ ngày 23/2.
Dù nhà sản xuất này liên tục nâng giá thu mua, nhưng một nhà kinh doanh phế ở Tokyo nói rằng nhà sản xuất này khó gom được nhiều hàng vì hiện nay xuất khẩu đang được giá hơn.
Tại chi nhánh sản xuất ở Okayama, Tokyo Steel đã phải trả với giá 33.500 Yên/tấn (392 USD/tấn) để để giành quyền mua phế H2 với các nhà máy từ Hàn Quốc đang chào mua ở mức 33.000 Yên/tấn fob.
Một thương nhân khác cũng nói: “Chúng tôi vẫn thích xuất khẩu hơn là bán phế cho Tokyo Steel, nhưng nếu Tokyo Steel chấp nhận trả cao hơn khoảng 34.000-34.500 USD/tấn thì họ sẽ có hàng”.
Như vậy, giá thu mua phế H2 mới của Tokyo Steel tại các chi nhánh bao gồm Okayama và Kyushu tăng 1.500 Yên lên mức 33.500 Yên/tấn và 33.000 Yên/tấn; tại Takamatsu và Utsunomiya tăng 1.000 Yên lên 32.000 Yên/tấn và 33.000 Yên/tấn và tại Tahara cũng tăng 1.500 Yên lên 33.500 Yên/tấn.
Giá phôi Trung Quốc tăng theo giá thép cây
Sau khi giá thép cây tại miền bắc Trung Quốc liên tục tăng kể từ đầu tuần, giá phôi ở khu vực này cũng có phản ứng lên nhẹ.
Tại thành phố Đường Sơn (Hà Bắc), phôi 150x150mm Q235 do các nhà máy lớn sản xuất trong ngày thứ Tư hôm qua đã tăng 30 NDT/tấn (5 USD/tấn) lên mức 3.680 NDT/tấn (584 USD/tấn), đã gồm VAT 17% và thanh toán bằng tiền mặt. Trong khi hai ngày đầu tuần, giá không có gì thay đổi so với thứ Sáu cuối tuần.
Giá thép xây dựng tại miền bắc Trung Quốc tăng trong mấy ngày qua đã hỗ trợ cho thị trường phôi trong khu vực, tuy nhiên cũng không dám khẳng định đà tăng này có thể duy trì lâu hay không vì nhu cầu đối với nguyên liệu này vẫn khá u ám, đại diện một nhà sản xuất phôi ở Đường Sơn cho hay.
Trên thị trường kỳ hạn, giá thép cây giao tháng 5 tại Sàn Thượng Hải đóng cửa trong phiên thứ Tư hôm qua cũng tăng 0,5% so với ngày thứ Ba trước đó sau khi chốt mức 4.251 NDT/tấn (675 USD/tấn).
Giá thép cây tại Bắc Kinh tăng 100 NDT/tấn trong 3 ngày
Giá thép cây tại miền bắc Trung Quốc tiếp tục tăng trong tuần này. Tuy nhiên việc giá tăng nhanh khiến lực mua có phần chậm lại.
Từ ngày 20-22/2/2012, giá thép cây tại thị trường Bắc Kinh đã tăng đến 100 NDT/tấn (16 USD/tấn). Trong ngày 22/2 hôm qua, thép cây HRB335 18-25mm do Hegang sản xuất được thương nhân chào bán ở mức 4.220-4.230 NDT/tấn (670-672 USD/tấn), đã gồm VAT 17%, trong khi loại HRB400 cùng kích thước và cũng do Hegang sản xuất được chào bán ở mức 4.240-4.250 NDT/tấn.
Thị trường đã thoát khỏi vòng luẩn quẩn giảm giá kể từ sau khi nhà sản xuất thép xây dựng lớn nhất ở miền bắc Hegang nâng giá xuất xưởng đối với các sản phẩm thép cây. Trong đó gồm HRB335 18-25mm được nâng thêm 170 NDT/tấn lên mức 4.200 NDT/tấn và thép cây HRB400 18-25mm được nâng thêm 100 NDT/tấn lên 4250 NDT/tấn.
Việc nâng giá từ Hegang đã tạo một cú hích đối với thị trường, tuy nhiên vẫn chưa chắc chắn được rằng nỗ lực của họ có mang lại sự thành công hay không khi mà giao dịch chủ yếu vẫn là giữa các thương nhân với nhau, trong khi nhu cầu thực sự từ giới tiêu thụ trực tiếp vẫn khá yên ắng.
Tồn CRC tại Trung Quốc vẫn tăng
Tồn thép cuộn cán nguội tại 26 thành phố lớn của Trung Quốc tiếp tục tăng lên trong tuần qua, nhưng đã chậm hơn so với những tuần trước
Theo số liệu cung cấp từ Hiệp hội Gang Thép Trung Quốc, tồn kho CRC tại 26 thành phố lớn trong tuần kết thúc vào ngày 17/2 tăng 30.000 tấn (1,8%) so với tuần kết thúc vào ngày 10/2. Trong tuần kết thúc vào ngày 3/2, tồn CRC được cho là tăng mạnh nhất hơn 110.000 tấn.
Về giá, trong ngày hôm qua, giá CRC SPCC 1.0mm tại khu vực Thượng Hải vẫn chưa có biến động nào so với cuối tuần trước, giá vẫn giữ nguyên mức 4.940-5.000 NDT/tấn (784-794 USD/tấn), trong khi cùng loại sản phẩm ở Lecong (Quảng Đông) giá giảm 20 NDT/tấn xuống mức 4.980-5.030 NDT/tấn. Tất cả đã gồm VAT 17%.
Tuy nhiên giá sẽ không có cơ hội giảm mạnh bởi nhu cầu đang nhích dần lên.
Hyundai Steel nâng giá bán HRC trong nước và xuất khẩu
Nhà sản xuất Hyundai Steel của Hàn Quốc dự định sẽ nâng gía bán tại thị trường nội địa đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC thêm 30.000 Won/tấn (26,5 USD/tấn) vào tháng 3 tới sau khi nâng giá 20.000-30.000 Won/tấn trong tháng này.
Tuy nhiên, các nhà bán lẻ trong nước đang rất lo ngại về việc người tiêu dùng trong nước sẽ khó chấp nhận giá mới, vì chỉ trong hai tháng giá tăng quá nhiều 50.000-60.000 Won/tấn (44-53 USD/tấn).
Một nhà bán lẻ ở Seoul nói: “Dù nhà sản xuất nâng giá xuất xưởng trong tháng 2, nhưng chúng tôi vẫn chưa dám tăng giá bán đến khách hàng. Hiện giá chào bán đến tay người tiêu dùng của các nhà bán lẻ đối với sản phẩm HRC SS400 3.0mm do Hyundai sản xuất vào hôm thứ Tư là 820.000-830.000 NDT/tấn (724-750 USD/tấn).
Trong khi đó, đại diện của Hyundai nói: “Chúng tôi đang nhắm đến mục tiêu nâng giá thêm 30.000 Won/tấn nữa trong tháng tới, nhưng cũng có thể nâng thấp hơn dự kiến tùy vào hoàn cảnh của các khách hàng”. Vị đại diện này cũng nói thêm rằng mức nâng này là hợp lý để bù lại mức lợi nhuận giảm mạnh kể từ cuối năm trước”.
Về xuất khẩu, Hyundai cũng sẽ nâng giá chào bán HRC giao tháng 4 thêm 30 USD/tấn do đơn đặt hàng từ nước ngoài tăng, cộng với xu hướng giá HRC trên thị trường thế giới vẫn đang diễn biến theo chiều tích cực.