1. Đồng tiền Việt Nam suy yếu có ảnh hưởng đến kinh doanh thép ở Việt Nam
Đồng tiền Việt Nam suy yếu so với đồng đô la Mỹ và thiếu đồng đô la Mỹ đã làm cho các ngân hàng địa phương thắt chặt cung cấp ngoại tệ đối với các nhà nhập khẩu thép ở Việt Nam.
Điều này đã làm cho các nhà nhập khẩu thép Việt Nam mua hàng với số lượng nhỏ hơn. Các nhà nhập khẩu nhỏ hơn đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc mở L/C và điều này làm ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu phôi thép, phế liệu và HRC.
Các nhà nhập khẩu Việt Nam phải thường xuyên sử dụng tỉ giá cao hơn nhiều trên các thị trường không chính thức để mua đôla. Tỉ giá chính thức của đồng USD so với VND là 17,787 nhưng tỉ giá trên “thị trường chợ đen” hiện tại lên đến 19,000.
2. Sản lượng thép thế giới vẫn giữ xu hướng tăng trong tháng 10
| |||||||
| October 2009 | Jan-Oct 2009 | Jan-Oct 2008 | % change | |||
EU27 | 14,126 | 111,469 | 176,187 | -36.7 | |||
Other Europe | 2,700 | 23,587 | 27,204 | -13.3 | |||
CIS | 8,992 | 79,848 | 102,589 | -22.2 | |||
N. America | 7,921 | 65,410 | 112,663 | -41.9 | |||
S. America | 3,877 | 30,384 | 41,761 | -27.2 | |||
Africa | 1,230 | 12,166 | 14,955 | -18.6 | |||
Middle East | 1,420 | 13,897 | 13,552 | +2.5 | |||
Asia | 71,221 | 640,697 | 639,363 | +0.2 | |||
Oceania | 690 | 4,685 | 7,270 | -35.6 | |||
Total | 112,177 | 982,143 | 1,135,544 | -13.5 |
Sản xuất thép thô của thế giới tăng trong tháng 10 - tăng trong 6 tháng liên tục – theo báo cáo của Hiệp hội thép thế giới đối với 66 quốc gia.
Tổng sản xuất trong tháng 10 đạt 112 tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3% so với tháng 9/2009. Trong 10 tháng đầu năm 2009, sản xuất thép của thế giới đạt 982 triệu tấn, giảm 13.5% so với mức 1,135 triệu tấn đã sản xuất trong từ tháng 1-10/2008.
Trung Quốc vẫn là quốc gia tăng sản xuất nhiều nhất, với mức sản xuất trong tháng 10 lfa 51.7 triệu tấn, cao hơn 42% so với mức 36 triệu tấn đã sản xuất trong tháng 10/2008. sản lượng sản xuất của đa số các quốc gia châu Á khác đều giảm so với năm trước, sản lượng ở Nhật Bản giảm 13% và sản lượng Đài Loan giảm 18%.
Sản xuất trong tháng 10 ở châu Âu tăng trong tháng 9 nhưng vẫn giảm 12% so với tháng 10/2008. So với cùng kỳ năm trước, sản lượng giảm 11% ở Đức, 16% ở Ý, Pháp và Tây Ban Nha, nhưng chỉ giảm 4% ở Anh và Ba Lan. sản xuất trong tháng 10 của Thổ Nhĩ Kỳ tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.
Sản xuất trong tháng vừa rồi ở CIS cao hơn 27% so với cách đây 1 năm, đạt gần 9 triệu tấn. Sản lượng tăng 43% ở Ukraine, 24% ở Nga và 14% ở Kazakhstan.
Sản lượng ở Bắc Mỹ tiếp tục giảm trong năm vừa rồi, sản lượng ở Mỹ giảm 12% trong tháng 10 so với tháng 10 năm trước, giảm 27% ở Canada và 9% ở Mexico. sản xuất ở Nam Mỹ giảm gần 5%.
sản xuất trong tháng 10 ở Trung Đông cao hơn 5.7% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng sản lượng ở châu Phi giảm 5%. Sản lượng ở Australia và New Zealand tăng 1.7% so với cùng kỳ năm trước.
3. Chào giá HRC tăng mặc dù sức mua giảm ở Đông Nam Á
Chào giá xuất khẩu HRC Trung Quốc đã tăng mặc dù sức mua giảm trên các thị trường nhập khẩu ở khu vực Đông Nam Á. Giá thép nội địa Trung Quốc tăng là nguyên nhân tăng giá xuất khẩu.
Tồn kho HRC thương mại vẫn ở mức cao tại Việt Nam. Chào giá HRC thương mại của Trung Quốc loại 3mm trở lên phổ biến ở mức giá $510-515/t cfr sang Việt Nam, tăng $5-10/t so với cách đây 1 tuần.
Ở những khu vực khác, các thương gia cho biết, HRC thương mại của Trung Quốc loại 3mm trở lên có giá khoảng $500/t fob, tăng $10-20/t so với cách đây 10-14 ngày. “Chào giá đang tăng, nhưng sức mua HRC vẫn rất thấp” – 1 thương gia Đài Loan cho biết. Và có 1 thương gia trong khu vực này cho biết, gần đây có 5,000 t HRC được đặt hàng với giá $530/t cfr sang Thái Lan.
Giá HRC loại cán lại cũng đã tăng. Thép cuộn từ Đài Loan và Nga được chào giá $540-560/t cfr sang Việt Nam. Các nhà máy Trung Quốc không quan tâm đến xuất khẩu HRC cán lại nhưng vẫn đang nhắm đến mức giá $520/t fob.
4. Giá sàn của HRC ở Nga xuất sang Mỹ giảm còn mức thấp $300/t
Bộ thương mại Mỹ (DOC) đã giảm giá sàn đối với thép cuộn nhập khẩu từ Nga thêm $6/t, vẫn giữ xu hướng giảm trong đầu năm 2009.
Giá tham khảo HRC mới là $295/t FOB từ Nga đối với loại A36 trong quý 1/2010. Mức giá mới trong quý 1 đã giảm còn mức thấp $300 so với quý 1/2004.
HRC hợp kim thấp có giá sàn mới là $324/t, giảm từ mức $330/t. Mức giá sàn mới loại thép ống API là $377/t, giảm từ mức $384/t.
5. Giá và sức cung đều tăng đối với hàng nhập khẩu ở Mỹ về sản phẩm thép dây xây dựng từ Ý
Nhập khẩu thép dây xây dựng của Mỹ từ Ý tăng so với vài tháng trước do cung cấp cung cấp nội địa giảm cũng như giá rẻ.
Chỉ có hơn 11,000t nhập khẩu vào Mỹ trong tháng 10, gần 9,000 t trong tháng 9 và gần 20,000t trong tháng 8 – theo dữ liệu từ Bộ thương mại Mỹ.
Mỹ sẽ không nhập khẩu thép dây xây dựng cho đến cuối năm 2009, dự kiến ít hơn 1,000 t trong tháng 6. Và chỉ khoảng 5,000 t thép dây xây dựng được nhập khẩu từ Ý trong năm 2008.
6. RMDAS: Giá phế liệu ở Mỹ giảm đến $40/tấn già
| ||||||||
| Total US | Change | North Cent East | North Midwst | South | |||
Prompt. Indust. comp. | $276 | -$40 | $278 | $271 | $265 | |||
Shredded Scrap #2 | $236 | -$29 | $236 | $233 | $239 | |||
No. 1 HMS | $217 | -$28 | $214 | $223 | $216 |
Mặc dù giá phế liệu Mỹ tăng nhẹ trong thời gian gần đây nhưng chỉ số giá phế liệu sắt của Hiệp hội quản lý khoa học (MSA), Pittsburgh cho thấy giá phế liệu tháng 11 giảm liên tục đối với 1 số loại phế liệu.
Phế liệu tổng hợp công nghiệp giao ngay giảm $40/tấn già còn $265/ tấn già ở khu vực phía nam, giảm $271/tấn già ở khu vực Bắc Trung Tây, và giảm $278/tấn già ở khu vực Trung Bắc/Đông. Giá tháng vừa rồi khoảng $303 - $320/ tấn già.
Phế liệu vụn loại 2 giảm khoảng $29/ tấn già so với giá $258-267/ tấn già trong tháng 10. Giá tháng 11 khoảng $233/ tấn già ở Bắc Trung Tây, $236/ tấn già ở Trung Bắc/Đông, giá $239/ tấn già ở phía Nam.
Giá HMS 1 giảm $28/ tấn già so với tháng trước. Giá tháng 10 là 247/ tấn già và giá tháng 11 là $214/ tấn già ở Trung Bắc/Đông, giá $216/ tấn già ở phía nam và $223/ ở Bắc Trung Tây.
7. Nhu cầu thép cuộn ở Pakistan giảm, người mua e ngại mua hàng
Nhu cầu thép cuộn ở Pakistan rất thấp do tình hình kinh tế và chính trị không ổn định ở quốc gia này. Các thương gia cho biết, việc ổn định thị trường dự kiến sẽ kéo dài đến ít nhất là đầu năm 2010, và thực sự cải thiện dự kiến sau quý 2/2010.
Nhà sản xuất địa phương Pakistan Steel không hoạt động tối đa công suất do vẫn thiếu nguyên liệu thô. Ngoài ra, còn do thiếu điện ở Pakistan. Mặc dù sản lượng thấp, nhưng vẫn không thiếu thép do nhu cầu cũng ở mức thấp.
Pakistan áp thuế nhập khẩu 10% đối với nguyên liệu cao cấp, và thuế nhập khẩu 20% đối với nguyên liệu loại 2. Và thuế VAT cũng hơn 20% và 1 số loại thuế khác, và làm cho chi phí nhập khẩu quá cao.
HRC loại cao cấp được chào giá $550/t cfr từ CIS và Trung Quốc sang Pakistan, và HRC loại 2 có giá 450-500/t cfr. HDG loại cao cấp được chào giá $750/t cfr từ Trung Quốc.
8. Giá thép ống hàn Trung Quốc tăng nhẹ
Giá thép ống hàn Trung Quốc tăng nhẹ vào ngày 16/11 do các nhà máy thép ống đã tăng giá tại xưởng làm giảm bớt sức ép chi phí. Tuy nhiên, đa số các thương gia đều dự đoán rằng giá sẽ giảm trở lại do giá niken vẫn chưa cao hơn.
Trên thị trường Thượng Hải ngày 20/11, các thương gia đang chào giá thép ống hàn 114x3.75mm ERW (Loại Q235) từ tỉnh Hà Bắc, bắc Trung Quốc khoảng RMB 3,850-3,900/t ($564-571/t) bao gồm 17% VAT, tăng khoảng RMB 50/t ($7/t) so với tuần trước.
Nhà sản xuất thép ống ERW lớn ở phía bắc Trung Quốc - Tianjin Youfa đã thông báo vào ngày 12/11 rằng công ty sẽ tăng giá tại xưởng đối với tất cả các loại ERW thêm RMB 50-60/t ($7-9/t). Mức giá mới của thép ống ERW 114x3.75mm lên đến RMB 3,760/t ($550/t) bao gồm VAT. Giá thép cuộn nhỏ cũng tiếp tục tăng trong những tuần vừa rồi. Các nhà máy thép ống không còn sự chọn lựa nào khác nhưng phải tăng giá tại xưởng để tránh lỗ.
Tuy nhiên, các thương gia cho biết, giá chỉ có thể giảm nhẹ trở lại nếu nhu cầu thị trường tiếp tục suy yếu. Trong khi đó, các nhà máy thép cuộn ở bắc Trung Quốc đã cắt giảm giá tại xưởng vào ngày 20/11 thêm RMB 70/t ($10/t) còn khoảng RMB 3,580/t ($524/t). Nguyên nhân cắt giảm giá là do giá giảm trên thị trường.
8. Giá thép không gỉ châu Á giảm $50/t
Giá thép tấm CR không gỉ xuất xứ Đông Á loại 304 giao hàng trong 1-2 tháng giảm $50/t còn $2,550-2,650/t cfr sang Trung Quốc trong tuần vừa rồi. Giá giảm theo như dự kiến của giới kinh doanh do nhu cầu tiếp tục yên ắng.
Giá đạt $2,600-2,700/t cfr sang Trung Quốc cách đây 1 tuần. Các giao dịch trong tuần vừa rồi là nguyên liệu của Đài Loan và Hàn Quốc. Không có giao dịch nào đối với nguyên liệu Nhật Bản vì các nhà sản xuất vẫn tiếp tục giữ mức chào giá cao khoảng $3,000/t, và hầu như không có phản ứng từ người mua với mức giá này.
Mặc dù giá niken tăng trong tuần này sau khi giảm $1,500/t trong tuần trước, nhưng các thương gia cho rằng còn quá sớm để nói rằng việc tăng giá liên tục này sẽ làm cho giá thép không gỉ tăng. “Giá niken vẫn giao động. Khi giá niken trên $17,000/t, chúng tôi nhận được nhiều đợt hỏi hàng hơn. Nhưng một khi giá giảm dưới $17,000/t, hỏi hàng sẽ ngưng.” – 1 thương gia ở Nam Trung Quốc cho biết. Giá niken 3 tháng là $17,015-20/t vào ngày 19/11, tăng khoảng $600/t.
9. Kinh doanh quặng sắt nhập khẩu giao ngay vẫn ổn định ở Trung Quốc
Sau 2 tuần tăng giá liên tục, giá quặng sắt nhập khẩu giao ngay ở Trung Quốc vẫn ổn định và giao dịch ít hơn.
Giá quặng sắt tinh luyện của Ấn Độ giao ngay loại 63.5% đã tăng từ $92-95/t CFR sang Trung Quốc lên $103-106/t trong nửa tháng vừa rồi. Tuy nhiên, giá đã ổn định hơn trong tuần vừa rồi, và sức mua đã giảm mạnh.
1 thương gia Thượng Hải cho biết, giá giao ngay trung bình khoảng $105/t trong tuần vừa rồi.
10. Giá FeCr nhập khẩu của Trung Quốc vẫn ổn định
Giá nhập khẩu FeCr cacbon cao (6-8% C, 58-60% Cr) của Ấn Độ vẫn không thay đổi ở mức giá 77-80 US cents/lb cif sang Trung Quốc trong tuần vừa rồi do giá quặng sắt và sự “lưỡng lự” của người bán Ấn Độ đã làm cho giá giảm hơn nữa.
Các thương gia dường như lạc quan hơn trong tuần này, giá dự kiến vẫn ổn định trong ngắn hạn. Giá quặng Cr vẫn đang tăng. Nếu giá quặng Cr không giảm, thì sẽ thật là khó để cho giá FeCr giảm.
11. Giá gang Trung Quốc tăng nhẹ, giao dịch yếu
Giá gang nội địa Trung Quốc tiếp tục tăng, mặc dù tăng chậm hơn so với tuần trước và giao dịch cũng yếu.
Ở tỉnh Hà Bắc – bắc Trung Quốc, giá gang sản xuất thép loại L10 khoảng RMB 2,640 -2,700/t ($387-395/t), bao gồm 17% VAT (EXW), tăng RMB 30-50/t so với tuần trước.
Giá tăng nhanh chóng trong đầu tháng này đã khuyến khích các nhà sản xuất tăng chào giá lên đến RMB 150/t. Tuy nhiên, trong tuần vừa rồi, giá ít tăng mạnh và sức mua vẫn yếu.
12. Nhập khẩu phế liệu của Pakistan vẫn thấp trong tháng 10
Nhập khẩu phế liệu của Pakistan tiếp tục giảm trong tháng 10 do nhu cầu thấp vì các khó khăn trong nội bộ Pakistan.
Theo cục thống kê Pakistan, trong tháng 10 Pakistan đã nhập khẩu 112,014t thép phế liệu, giảm gần 15% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù vẫn tăng 12% so với tháng 9.
Trong từ tháng 7-10, tổng nhập khẩu phế liệu của Pakistan đạt 494,095t, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu trong tháng 11 dự kiến sẽ không cao hơn – 1 thương gia địa phương cho biết.
| ||||||
| 2008 | 2009 | % change | |||
October | 131,282 | 112,014 | -14.7 | |||
Jul-Oct | 576,940 | 494,095 | -14.4 |
13. Trung Quốc đã sản xuất 567 triệu tấn thép thô trong năm 2009
Luo Bingsheng - Phó chủ tịch của Hiệp hội sắt thép Trung Quốc (CISA) dự đoán rằng Trung Quốc sẽ sản xuất 567 triệu tấn thép thô trong năm 2009 nếu sản xuất vẫn ở mức hiện tại. Con số này có thể cao hơn 10% so với mức gần 500 triệu tấn mà Trung Quốc đã sản xuất trong năm 2008.
Ông cũng dự đoán rằng thặng dư xuất khẩu thép thô của Trung Quốc trong năm 2009 có thể chỉ đạt 1.2 triệu tấn giảm đáng kể đến 97% so với năm 2008. Trung Quốc đã xuất khẩu 18.42 triệu tấn thép thành phẩm từ tháng 1-10, giảm 66% so với cùng kỳ năm trước, so với mức nhập khẩu 14.86 triệu tấn thép thành phẩm, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Do sản lượng thép cao hơn và nhu cầu yếu, nên tồn kho thép thành phẩm và bán thành phẩm ở Trung Quốc đã đạt khoảng 60 triệu tấn, tăng gần 30 triệu tấn so với đầu năm.
Tuy nhiên, tồn kho CRC và HDG đã giảm ở nhiều khu vực ở Trung Quốc, mà có thể làm cho giá giảm hơn nữa đối với những sản phẩm này cho đến cuối tháng 12.
Mặc dù tồn kho HRC không có dấu hiệu giảm, nhưng giá thị trường đã tăng trong thời gian gần đây.
14. Sản lượng thép thô của Nhật Bản tăng 6.4%
Sản xuất thép thô của Nhật Bản trong tháng 10 tăng 6.4% so với tháng trước, đạt 8.79 triệu tấn, cùng với việc tăng sản xuất các lò nung nhiều hơn nữa – theo Hiệp hội thép Nhật Bản (JISF).
Sản lượng từ các lò chuyển đổi tăng 8.34% so với tháng 9 lên 6.98 triệu tấn, nhưng lại giảm 8.6% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất tại các lò nung điện phân giảm 0.6% so với tháng 9 và giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng từ các lò chuyển đổi tăng 8.34% so với tháng 9 lên 6.98 triệu tấn, nhưng lại giảm 8.6% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất tại các lò nung điện phân giảm 0.6% so với tháng 9 và giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Kinh tế, Bộ Công thương dự kiến sản lượng quý 4 sẽ tăng 10.5% so với quý trước lên 26.78 triệu tấn.
| ||||||
| Oct 09 | % chg m-o-m | % chg y-o-y | |||
Crude steel | 8,794.8 | 6.4% | -12.9% | |||
H-beams | 273.1 | -0.1% | -27.3% | |||
Rebars | 750.4 | -0.3% | -9.8% | |||
Wire rods (ord) | 71.7 | 30.2% | -14.5% | |||
Heavy plate | 932.3 | 3.8% | -23.9% | |||
HRC | 3,731.1 | 7.2% | -4.1% | |||
CRC | 1,841.7 | 4.6% | -10.8% | |||
Galvanize | 1,035.7 | 0.6% | -20.9% |
15. Giá tham khảo quặng sắt tăng đều: TSI
Giá tham khảo quặng sắt hằng ngày mới nhất do TSI đưa ra trong thứ 6 vừa rồi cho thấy, giá cả 2 loại quặng sắt đều tiếp tục tăng đều trong tuần này. Cước tàu hàng tuần trung bình trên 3 tuyến chính sang Trung Quốc đã tăng trong tuần này.
Giá tham khảo quặng sắt tinh luyện loại sắt 62% trong tuần là $104.20/t CFR sang cảng Thiên Tân, Trung Quốc. Giá này tăng $3.30/t (3.3%) so với tuần trước, và chỉ thấp hơn mức giá cao trong năm trước là $105.90/t.
Giá tham khảo quặng sắt tinh luyện loại sắt 58% cũng tăng trong tuần vừa rồi, và cuối tuần tăng $1.30/t so với mức tuần trước, tăng 1.5% so với thứ 6 tuần trước.
Cùng với giá giao hàng, cước tàu hàng ngày từ Bờ Tây Ấn Độ cũng ổn định hơn. Cước tàu từ Australia và Brazil sang Trung Quốc tiếp tục tăng hơn 20% so với tuần trước, và cước tàu từ Brazil tăng gần 10%.