Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin thế giới ngày 24/01/2011

TSI:Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ nín thở vì giá phế nhập khẩu

Theo giá tham khảo mới nhất từ The Steel Index (TSI), giá phế nhập khẩu của Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ duy trì ổn định kể từ cuối tuần trước sau khi tăng mạnh trong những tuần gần đây. Giá nhập khẩu ở cả hai thị trường trên đã tăng 10% kể từ 04 tháng trước.

Giá phế 1&2 80/20 nhập khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước đã giảm 6 USD/tấn xuống còn 504 USD/tấn cfr, nhập sang cảng của nước này, giá phế suy yếu là do phần lớn khách hàng Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm ngưng đặt mua phế từ nước ngoài do giá đã tăng 44 USD/tấn so với 04 tuần trước.

Phế tháo dở từ contener được nhập sang Ấn Độ với giá 483 USD/tấn cfr, nhập sang cảng Nhava Sheva, tăng 0,2% so với tuần trước đó.

TSI cũng công bố giá thảm khảo phế vụn của Mỹ nhưng chỉ dựa trên những dữ liệu thu thập được, do đó mức giá công bố là chưa chính thức. TSI cho hay, giá phế vụn vào tuần kết thúc vào ngày 21/01, giá phế nội địa được điều chỉnh tăng nhẹ lên mức 477 USD/tấn (long) cao hơn 67 USD/tấn (long) so với 04 tuần trước.

 

Các giá chào phôi và thép cây xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ giảm xuống

Các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm ngưng nhập khẩu phế do  nhu cầu thép cây yếu, các giá chào phôi và thép cây xuất khẩu của nước này cũng được điều chỉnh hạ xuống. Cuối tuần trước, giá chào thép cây được ấn định ở mức 690-700 USD/tấn fob từ mức 705-710 USD/tấn trong tuần trước đó.

Mặc dù các đơn đặt mua phôi không nhiều nhưng nếu giá thị trường thép cây tiếp tục giảm xuống thì giá phôi có thể chỉ ở khoảng 650-660 USD/tấn fob, giảm xuống từ mức 670-680 USD/tấn fob.

Giới thương nhân phát biểu trên SBB rằng sự tăng giá phôi cũng như giá thép cây là quá nhanhvà hiện đang đổi chiều giảm xuống. “Hiện giá đang điều chỉnh giảm xuống từ mức tăng trước đó lên 720 USD/tấn.” dẫn lời một thương nhân nói.

Một thương nhân khác nói “khách hàng vẫn do dự với việc đặt mua hàng, vì vậy các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ không muốn đặt mua phế, điều này khiến cho giá phế càng suy yếu hơn. Hiện các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chọn một trong hai giải pháp, hoặc là đặt mua phế hoặc là cắt hiamr sản xuất.”

 

Tokyo Steel nâng giá thép dầm hình H

Nhà sản xuất thép xây dựng lớn nhất Nhật Bản cho biết sẽ nâng giá các sản phẩm thép cây trong tháng 02 để tương ứng với chi phí nguyên liệu thô gia tăng.

Nhà sản xuất này sẽ nâng giá thép dầm hình H 3.000 Yên/tấn lên mức 28.000 Yên/tấn.

Trước đó, nhà sản xuất đối thủ Nippon Steel đã nâng giá thép dầm hình H 10.000 Yên/tấn cũng do nguyên liệu thô tăng cao và các dự trữ thấp.

Hiện giá nguyên liệu thô vẫn đang tăng ổn định nhờ nhu cầu vẫn tăng mạnh ở các nước châu Á.

 

Chung Hung Steel nâng giá thép cabon tháng 02

Theo tin đã đưa, nhà sản xuất Đài Loan - Chung Hung Steel thông báo nâng giá thép cacbon tháng 02 thêm 850-1.300 Đài tệ/tấn, nhiều hơn mức kỳ vọng của thị trường.

Trong đó, thép cuộn cán nóng HRC được nâng thêm 1.100 Đài tệ/tấn, thép cuộn cán nguội CRC nâng thêm 850-1.050 Đài tệ/tấn; thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng HDG được nâng thêm 1.000-1.300 Đài tệ/tấn và thép cuộn mạ kẽm lạnh được nâng 1.000 Đài tệ/tấn.

Sau khi nhà sản xuất này thông báo nâng giá bán, các nhà xuất khác cũng quyết định nâng giá thêm 1.200 Đài tệ/tấn.

 

Thổ Nhĩ Kỳ-Sản xuất thép thô được dự báo tăng 15% trong năm 2011

Sản lượng thép thô dùng sản xuất thép dài của Thổ Nhĩ Kỳ tăng 6% lên mức 21,8 triệu tấn trong năm 2010, và tổng sản xuất thép thô tăng 14,6% lên 29 triệu tấn.

Veysel Yayan, tổng thư ký hiệp hội các nhà sản xuất thép THổ Nhĩ Kỳ  cho biết, sản xuất thép thô trong năm 2011 được dự báo tăng 15% lên mức 33 triệu tấn.

Yayan phát biểu trên SBB rằng sản xuất thép dài tăng chủ yếu là do các nhà máy mới bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2010 như Yolbulan-Bastug (sản xuất thép cây), Ozkan Demir-Celik (sản xuất thép hình) và Tosyali (sản xuất thép hình), cho dù một số nhà sản xuất khác đã giảm công suất sản xuất xuống.

Yayan cũng cho biết trong năm 2011, sản lượng thép thô của các nhà máy mà bắt đầu sản xuất kể từ nữa cuối năm 2010 sẽ tăng thêm nữa.

 

Thổ Nhĩ Kỳ tạm ngưng nhập khẩu phế

SBB dẫn tin từ các nguồn thị trường cho biết, các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm ngưng đặt mua phế từ nước ngoài sau khi giá nhanh chóng chạm đỉnh, tuy nhiên nguồn cung hạn hẹp ở Mỹ và Châu Âu cũng như xu hướng thị trường vẫn không rõ ràng.

Sau khi các giá chào gần đây từ Mỹ đối với phế HMS 1&2 80:20 và phế vụn ở mức 515-520 USD/tấn cfr, không có đơn đặt mua cũng như chào bán nào kể từ cối tuần trước. Trong khi một số các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng giá phế Mỹ sẽ điều chỉnh giảm xuống do các nhà sản xuất đã dần tạm ngưng đặt mua phế, tuy nhiên giới thương nhân cho rằng các nhà cung cấp sẽ không giảm giá xuất khẩu do các nhà cung cấp sẽ không muốn bán với giá rẻ hơn tại thời điểm này khi mà thời tiết đang ảnh hưởng tới nguồn cung.

Bên cạnh đó, phế nội địa hiện cũng dược bán trở lại thị thị trường THổ Nhĩ Kỳ do các nhà cung cấp đợi giá lên kể từ giữa tháng 12. Điều này đang hỗ trợ cho các nhà sản xuất trongnwowcs khi mà họ đang dần rút khỏi thị trường phế nước ngoài.

Các nhà cung cấp phế HMS 1&2 70:30 Châu Âu vẫn chào bán với giá 489 USD/tấn cfr kể từ tuần trước, nhưng hiện vẫn chưa có đơn đặt mua nào.

Giới thương nhân cũng tin rằng giá phế trong tuần tới có khả năng theo xu hướng tăng, do kỳ nghỉ tết Trung Quốc sắp đến gần và các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ tăng cường thu gom phế dự trữ trước khi nghỉ tết, điều này sẽ đẩy giá phế lên cao hơn. “ giá phế nội địa Mỹ giao tháng 02 sẽ được công bố vào cuối tuần tới, và hiện được dự báo tăng khoảng 15 USD/tấn,” một nhà cung cấp ở Mỹ nói.

Tại thị trường CIS, giá xuất khẩu phế A3 giảm 10 USD/tấn xuống còn 480-485 USD/tấn nhưng nhanh chóng sẽ phục hồi trở lại. Giá tháng 03 được dự báo ở trên mức 510-515 USD/tấn cfr và tháng 04 trên 525 USD/tấn do nhu cầu thép thành phẩm từ Thổ Nhĩ Kỳ được dự báo chạm mức cao trong thời gian này.

 

Thổ Nhĩ Kỳ tạm hoãn nhập khẩu phế

Các nhà sản xuất của Thổ Nhĩ Kỳ đã trì hoãn nhập khẩu phế liệu do nhu cầu thép thành phẩm trong nước đã yếu, chào bán thép và phôi xuất khẩu của nước này cũng giảm.

Cuối tuần rồi, chào bán thép cây của Thổ Nhĩ Kỳ có giá 690-700 USD/tấn fob từ mức 705-710 USD/tấn fob của tuần trước đó.

Về tình hình phôi thép, hiện không có nhiều đơn đặt hàng. Nếu giá thép cây tiếp tục giảm, giá phôi cũng sẽ điều chỉnh theo xuống mức 650-660 USD/tấn fob từ 670-680 USD/tấn fob.  

Giới thương nhân cho biết, giá phế cũng như thép cây đã tăng quá nhanh và quá mạnh, còn hiện tại mức độ điều chỉnh đã bắt đầu chậm lại sau khi giá chạm mức 720 USD/tấn.

Một nhà tham gia thị trường cho hay, nhu cầu đặt hàng vẫn chậm, vì vậy các nhà sản xuất thổ Nhĩ Kỳ không muốn nhập thêm nhiều phế vì sợ khả năng giá phế sẽ điều chỉnh giảm. Ngoài ra, các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang tính đến việc giảm công suất sản xuất.

Tuy nhiên theo dự báo của một số nguồn tin, khả năng giá phôi và thép cây ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng khoảng 5-10 USD/tấn một khi các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua phế trở lại.

 

Taigang nâng giá thép không gỉ 304

Nhà sản xuất thép không gỉ Trung Quốc- Shanxi Taigang Stainless Steel đã nâng giá bán trong nước đối với sản phẩm thép cuộn cán nguội không gỉ CRC 304 thêm 1.200 NDT/tấn (182 USD/tấn) và sản phẩm thép cuộn cán nóng không gỉ HRC 304 thêm 700 NDT/tấn (106 USD/tấn) cho các hợp đồng giao tháng 02, đồng thời nâng sản phẩm CRC 430 thêm 300 NDT/tấn (46 USD/tấn).

Trong đó, HRC 304 3-12mm và CRC 304 2B 2mm đã được điều chỉnh lên mức 25.300 NDT/tấn (3.843 USD/tấn) và 26.800 NDT/tấn. Còn CRC 430 2B 2mm được nâng lên 12.500 NDT/tấn. Giá trên là giá xuất xưởng và đã bao gồm VAT 17%.

Một thương nhân ở miền nam Trung Quốc nói, việc nâng giá của  Taigang là không hợp lý. Nhu cầu không theo kịp với đà nâng giá này, tuy nhiên đây có thể là lần nâng giá cuối cùng của nhà sản xuất này để cố gắng kết thúc hợp đồng ở giá cao. Thương nhân này dự báo khả năng giá thép không gỉ sẽ giảm giá trong ngắn hạn.

Bởi thị trường nickel đã tăng nóng trong vài tuần qua khiến một số người quan ngại về triển vọng giá sẽ sớm hạ nhiệt.

Giá nickel giao kỳ hạn ba tháng tại Sàn giao dịch Kim loại London đóng cửa giao dịch ngày 20/01 ở mức 25.670/5 USD/tấn, tăng 500 USD/tấn so với đầu tháng. Tuần rồi, có thời điểm giá đã vọt lên mức 26.000 USD/tấn.

 

Brazil chuyển sang nhập khẩu do thép không gỉ nội địa tăng mạnh

SBB dẫn tin từ các nhà phân phối Brazil cho biết, do gần đây giá nickel toàn cầu tăng trở lại nên ArcelorMittal Inox Brazil, nhà sản xuất thép dẹt không gỉ Brazil đã nâng giá thép thành phẩm thêm 350-500 R/tấn (200-300USD/tấn) kể từ tháng 12.

Thép cuộn cán nguội 2B nội địa được cho là hiện có giá giao ngay là 11.550-11.700 R/tấn (6.916-7.005 USD/tấn). Tuy nhiên, các nhà quan sát thị trường cho rằng giá thép dẹt không gỉ có thể tăng thêm nữa nếu như nickel duy trì giá ở mức cao như hiện tại.

“Chúng tôi cho rằng giá nickel toàn cầu đang tác động đến chi phí sản xuất của Brazil, nhưng không có nước nào đẩy giá cao đến như vậy. Đó là lý do tại sao tôi chuyển sang dùng hàng nhập khẩu vì giá nhập từ Hàn Quốc chỉ ở mức 3.700-3.850 USD/tấn cfr mà thôi. Và các nhà phân phối khác đều có xu hướng quay lại với hàng nhập khẩu.” một nhà phân phối Brazil nói.

Giá nickel tại sàn giao dịch kim loại LME tăng 25% kể từ cuối tháng 11, và hiện được giao dịch với giá 26.300 USD/tấn.

 

Thép ống không hàn Trung Quốc tiếp tục tăng giá

Do giá phôi tròn của Trung Quốc tăng mạnh, cũng như giới kinh doanh vẫn tin tưởng vào triển vọng thị trường trong tương lai đã hỗ trợ tích cực cho giá thép ống hàn của nước này tiếp tục tăng trong tuần qua.

Tại Thượng Hải vào ngày 21/01, ống không hàn GB/8163 219x6mm sản xuất tại Sơn Đông và Giang Tô có giá bán 6.000 NDT/tấn (911 USD/tấn), bao gồm VAT, tăng 100 NDT/tấn so với tuần trước đó.

Một số thương nhân đã nâng giá bán ống không hàn một lần nữa vào hôm thứ Sáu tuần rồi sau khi nghe tin một số nhà sản xuất phôi lớn thông báo nâng giá bán cho các hợp đồng giao cuối tháng 01. Hơn nữa, giá nguyên vật liệu thô tiếp tục diễn biến theo chiều hướng lên đã tiếp thêm niềm tin về triển vọng thị trường sau tết vì vậy các nhà sản xuất nâng giá xuất xưởng để bảo toàn giá trị lợi nhuận.

Giá thép ống hàn được kỳ vọng ổn định ở mức này đến cuối tháng.

Còn về giao dịch, hiện trầm lắng hơn do giới kinh doanh đã rời khỏi thị trường, các nhà sản xuất không thể giao hàng vì các công ty vận tải cũng đã đóng cửa để chuẩn bị đón tết.

Vào ngày 21/01, các nhà sản xuất phôi bao gồm Huaigang, Changqiang, Luli và Zhongtian đã nâng giá xuất xưởng 50 NDT/tấn, nâng giá phôi tròn 20# lên mức 5.340-5.460 NDT/tấn, bao gồm VAT.

 

Shagang nâng giá thép cây và cuộn trơn

Nhà sản xuất ở miền Đông Trung Quốc - Shagang Group thông báo sẽ nâng giá thép cây cho các hợp đồng giao vào cuối tháng 01 thêm 150 NDT/tấn (23 USD/tấn), đồng thời nâng giá thép cuộn trơn thêm 100 NDT/tấn cùng thời điểm này.

Shagang quyết định nâng giá thép xây dựng theo xu hướng của chi phí nguyên vật liệu thô tăng cao, bất chấp nhu cầu điều chỉnh thấp trong mùa đông do các dự án xây dựng ngoài trời đang bị ngưng lại.

Sau khi nâng, giá thép cây HRB335 16-25mm của Shagang được điều chỉnh lên 4.950 NDT/tấn (751 USD/tấn), bao gồm 17% VAT. Còn thép cuộn trơn sẽ có giá mới là 4.950 NDT/tấn, bao gồm VAT. Lần nâng giá mới nhất tiếp theo đợt nâng giá 50 NDT/tấn hồi giữa tháng 01.

Phản ứng của thị trường giao ngay từ quyết định của Shagang là ổn định giá, tuy nhiên hoạt động giao dịch thì trầm lắng hơn do hầu hết các nhà kinh doanh đã đóng cửa rời khỏi thị trường để chuẩn bị đón tết.

Giá cả được cho là sẽ ổn định cho đến cuối tháng này do giá xuất xưởng của các nhà sản xuất vẫn cao, cũng như giá các nguyên liệu thô vẫn diễn biến theo chiều hướng lên dù thiếu lực mua trên thị trường.

 

Giá nguyên liệu thô tăng 23% trong 06 tháng

Theo báo cáo từ Credit Suisse cho biết, chi phí nguyên liệu thô làm thép đã tăng 23% kể từ tháng 07/2010, lèo lái giá thép thành phẩm tăng lên 558 USD/tấn từ mức 454 USD/tấn. Các chi phí đầu vào gồm có quặng, than và phế.

Cũng theo bản báo cáo trên, chi phí nguyên liệu thô cũng như giá bán thép HRC tăng gần 71 USD/tấn trong tháng 12/2010, nhưng tính tới thời điểm hiện tại đã tăng khoảng 132 USD/tấn, dựa vào giá giao ngay tại thị trường Đông Á.

Một chuyên gia phân tích tại Macquarie Research nói với SBB rằng “thị trường thép luôn tốt hơn nếu có sự hạn chế về nguồn cung, với nguồn nguyên liệu thô đang thiếu hụt như hiện tại thì sẽ kìm hãm sản xuất tại các nhà máy. Mọi thứ đều là lẻ tất yếu, các nhà sản xuất luôn tăng giá trước khi chi phí nguyên liệu thô tăng lên, nhưng sự tăng giá này sẽ giảm xuống theo thời gian.”

Một chuyên gia phân tích thuộc công ty khác cũng nhận định “Giá thép tăng lên là do chí phí nguyên liệu thô ngày càng leo thang, và thêm vào đó là sự thiếu hụt nguồn cung than cốc do bị ảnh hưởng từ các trận lũ ở Queensland, mặc dù các nhà sản xuất đang đẩy giá lên nhưng họ chỉ có thể thực hiện được ý định này nếu như nhu cầu thực sự mạnh.”

 

Sản lượng thép thế giới tăng 15% trong năm 2010

Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Thế giới, sản lượng thép thô trên thế giới trong năm 2010 đã tăng 15% so với năm 2009, đạt 1,4 tỉ tấn. Trong đó, Mỹ, Đức, Canada và Bỉ là những nước có mức tăng sản lượng hàng năm cao nhất.

Tổng sản lượng thép ở khu vực châu Á trong năm 2010 tăng 11,6%. Khu vực châu Âu tăng 24,6%. Khu vực Bắc Mỹ tăng 35,7%. Khu vực Nam Mỹ tăng 15,9%.

Trong đó Trung Quốc vẫn là nước đứng đầu về sản lượng thép thế giới với mức tăng 9,3% lên 626,7 triệu tấn. Giai đoạn 2008-2009, sản lượng của nước này tăng 14,7% và 2007-2008 tăng 2,2%.

Nhật Bản là quốc gia có sản lượng lớn thứ hai sau Trung Quốc trong năm 2010 với 109,6 triệu tấn, tăng 25,2% so với 2009. Sau đó là Mỹ đạt 80,6 triệu tấn, tăng 38,5%; kế đến là Nga 67 triệu tấn, tăng 11,7%; tiếp theo là Ấn Độ 66,8 triệu tấn, tăng 6,4% và cuối cùng đứng thứ sáu là Hàn Quốc với 58,5 triệu tấn, tăng 20,3%.

Riêng Trong tháng 12, sản lượng thép thế giới đạt 116,2 triệu tấn, tăng 1,3% so với tháng 11/2010, nhưng lại giảm 1,9% so với sản lượng theo ngày cũng trong tháng 11/2010. Trong tháng 12, công suất sản xuất trên toàn thế giới ở mức 73,8%, giảm từ mức 75,2% trong tháng 11.

 

Giá phôi tại Việt Nam tăng bằng với giá thép thành phẩm

Các nhà sản xuất phôi của Việt Nam đã nâng giá phôi trong nước lên mức 15-15,4 triệu VND/tấn (714-733 USD/tấn) từ mức 14,0-14,2 triệu VND/tấn (667-676 USD/tấn), chưa bao gồm thuế VAT. Phát biểu với hãng tin SBB, một nhà cán lại của Việt Nam cho biết giá mới này đã tăng quá cao và không khả thi vì đã điều chỉnh lên ngang bằng với giá thép thành phẩm.

Giá thép xây dựng của Tổng công ty thép Việt Nam không thay đổi kể từ tháng 12, mọi đề xuất nâng giá của nhà sản xuất này đều bị chính phủ bác bỏ. Tại thị trường miền nam, thép cuộn trơn hiện có giá từ 14,6-14,9 triệu đồng/tấn và thép cây có giá từ 14,7-15,3 triệu đồng/tấn.

Một nhà cán lại khác nói, kỳ vọng chính phủ sẽ chấp thuận cho việc nâng giá trước tết.

Trong khi một thương nhân tại Tp. HCM cũng cho hay, hiện nay mọi người có vẻ như sẽ chấp nhận mua vào với mức giá đã nâng như hiện tại vì cũng chẳng có cơ hội nào để mua với giá rẻ hơn nữa.

Các nhà cung cấp Việt Nam cũng đang hướng đến mục tiêu xuất khẩu phôi ra nước ngoài với giá 685-700 USD/tấn fob, tuy nhiên một giám đốc quản lý của một nhà máy địa phương nói muốn ưu tiên cho thị trường trong nước vì nguồn cung cũng chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu nội địa.