Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin thế giới ngày 27/4/2010

Chính phủ Đức cân nhắc kiểm soát giao dịch quặng sắt

 

Bộ trưởng Bộ tài chính Đức - Wolfgang Schäuble đang tìm kiếm giải pháp để tăng tính pháp lý đối với hoạt động giao dịch hàng hóa, trong đó bao gồm cả đầu cơ quặng sắt. Trong một bài báo gần đây đăng trên tạp chí Manager Magazin, ông Schäuble nói: Tôi sẽ cân nhắc chặt chẽ hơn đối với các đạo luật về giao dịch kim loại thô”.

 

Phát biểu trong cuộc phỏng vấn đầu tháng này, ông Schäuble cũng đã nói: “chúng ta phải kiểm soát tất cả các sản phẩm, cũng như tất cả những ai tham gia thị trường theo luật. Luật pháp cũng nên được áp dụng vào hàng hóa vì chúng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế”.

 

Còn phát ngôn viên của Bộ tài chính Đức phát biểu với Steel Business Briefing rằng vấn đề này vẫn đang trong giai đoạn thảo luận, tuy nhiên có thể sẽ ban hành các luật lệ cho tất cả các vật liệu thô, trong đó bao gồm cả quặng sắt. Giá quặng sắt tăng lên gấp đôi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

 

Iran - Nhập khẩu thép cán phẳng tăng nhưng nhập khẩu thép thanh giảm

 

Theo Cục thống kê Hải quan Iran cho biết tình hình nhập khẩu các sản phẩm thép cán phẳng của nước này trong năm tài khóa 2009 kết thúc vào ngày 20/03/2010 tăng 59% so với năm trước đó, đạt 4,14 triệu tấn

 

Ngoài việc tăng cường nhập khẩu các sản phẩm thép, Iran còn đẩy mạnh nhập khẩu phôi thép. Theo số liệu của Cục hải quan, trong năm tài khóa 2009, Iran đã nhập khẩu 4,39 triệu tấn phôi, tăng 14% so với năm tài khóa 2008.

 

Ngược lại, nhập khẩu thép thanh lại giảm 20%, xuống còn 1,19 triệu tấn. Bên cạnh đó, Iran cũng nhập khẩu 496.000 tấn IPEs, loại thép thanh phổ biến nhất ở quốc gia trung đông này, tăng 87% so với năm tài khóa 2008.

 

Phát biểu với SBB, các chuyên gia thuộc ngành công nghiệp thép nói Iran dự tính ngưng nhập khẩu các sản phẩm này sớm nhất có thể khi sản xuất trong nước cải thiện và và đi vào ổn định, khả năng sẽ là năm sau. Hiện tại, vấn đề nhập khẩu thép cán phẳng vẫn sẽ duy trì ít nhất là thêm vài năm nữa.

 

 

Nhu cầu thép của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc có thể tăng 29 triệu tấn

 

Trong phiên họp cuối tuần, Lv Wenpeng, một quan chức của Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Trung Quốc (CAAM) dự báo tổng nhu cầu thép của ngành ô tô Trung Quốc trong năm 2010 tăng khoảng 45%, đạt khoảng 29 triệu tấn.

 

Theo quan điểm của Lv đối với ngành công nghiệp ô tô trong nước sẽ tiếp duy trì đà phát triển bền vững, khả năng doanh doanh số bán xe đạt 15 triệu chiếc, tăng khoảng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Lv cũng đưa ra tiên đoán ngân hàng sẽ duy trì chính sách hỗ trợ cho vay mua xe với lãi suất thấp, một yếu tố quan trọng để thị trường ô tô ở Trung Quốc không ngừng tăng tốc.

 

Theo số liệu công bố của CAAM hồi đầu năm nay, trong năm 2009, tổng khối lượng tiêu thụ thép của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đạt 20 triệu tấn.

 

 

Iran cấm xuất khẩu quặng sắt cô đặc

 

Theo nguồn tin do Steel Business Briefing khai thác từ công ty khai khoáng nhà nước Imidro, các nhà sản xuất quặng sắt nước này đã bị cấm xuất khẩu đối với sản phẩm quặng sắt cô đặc (quặng tinh).

 

Ahmadali Harati Nik, người đứng đầu công ty nói: do các công ty thép của Iran phải bổ sung sản lượng thêm 5,2 triệu tấn mới trong năm nay, và dự định năm tới sẽ tăng thêm 5 triệu tấn nữa, nên vấn đề quặng sắt sẽ được ưu tiên dùng cho sản xuất trong nước thay vì đem xuất khẩu.

 

Dù nghe tin này, nhưng các nhà sản xuất quặng của Iran không mấy lo lắng. Ông Hosein Molahoseinagha, giám đốc điều hành của hãng sản xuất quặng sắt Gole Gohar cho hay thay vì xuất đi loại quặng cô đặc, công ty sẽ xuất khẩu 2 tấn quặng thiêu kết (agglomerated iron ore) với giá trị cao hơn.

 

Trong khi giám đốc điều hành của một công ty khác cho rằng ngành công nghiệp này không phải tất cả phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu, mà cái chính nên ưu tiên cho sản xuất trong nước.  

 

Năm tài khóa 2009 kết thúc vào cuối tháng 03/2010, Iran xuất khẩu được 4,79 triệu tấn quặng sắt, chủ yếu sang Trung Quốc và Pakistan.

 

 

Giá phế liệu của Đức giảm do nhu cầu từ Thổ Nhĩ Kỳ yếu đi

 

Giá phê liệu của Đức gần đây đã chững lại và hiện đang có dấu hiệu giảm xuống sau khi tăng mạnh đến 80 EUR/tấn trong tháng Tư.

 

Theo đánh giá ban đầu của Steel Business Briefing, sở dĩ giá phê liệu của Đức tăng mạnh là do nhu cầu tăng mạnh, đặc biệt là từ Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng giới quan sát cho rằng vệc bùng nổ giá không xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ thực tế, mà chủ yếu do đầu cơ mà ra, dẫn đến tăng, tăng mãi.

 

Tuy nhiên đánh giá này đi ngược lại với quan điểm của Liên đoàn Phế liệu Đức (BDSV). BDSV nhận định giá phế liệu sẽ còn tiếp tục tăng dựa trên số liệu thống kê đơn hàng từ các nhà máy trong nước. Giám đốc điều hành của BDSV phát biểu với SBB rằng: “giá có dấu hiệu chững lại do khách hàng lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ tạm thời giảm thu mua, và một số khách hàng khác ngừng mua mà thôi”. Tin này đã gây phản ứng giảm giá.

 

Hiện, giá bán phế liệu đã giảm khoảng 10 – 20 EUR/tấn so với thời điểm tăng mạnh nhất. Kể từ giữa tháng Tư, sau khi giá chạm mức cao nhất trong năm, nhiều thương nhân kinh doanh phế liệu đã giảm giao dịch, hay ký kết hợp đồng, như một cách để giảm thiểu tổn thất nếu giá cứ tiếp tục leo thang. Thời điểm giá leo lên mức cao nhất trong tháng Tư theo BDSV là 321 EUR/tấn.

 

 

 

Nhập khẩu phế liệu của Nhật giảm 22%

 

 Theo số liệu công bố của Hiệp hội Vật liệu Thô của Nhật Bản, do tình hình kinh tế suy thoái cũng như nhu cầu về thép xây dựng trong nước giảm đã dẫn đến việc cắt giảm nhập khẩu phế liệu 22% xuống còn 29,4 triệu tấn trong năm tài khóa 2009.  

 

 Báo cáo trước Liên đoàn Sắt - Thép, Hiệp hội cho biết tình hình sản xuất thép cây trong năm tài khóa 2009 tính đến cuối tháng 03 vừa qua đã giảm 15% so với năm tài khóa 2008 và cũng giảm gần 30% so với năm tài khóa 2007 vì sản lượng chỉ đạt 8,4 triệu tấn.

 

 Do vậy, trước tình hình tiêu thụ và sản xuất thấp nên nhập khẩu phế liệu trong năm tài khóa 2009 cũng được đánh dấu giảm lần đầu tiên kể từ năm 2002, với tổng nhập khẩu dưới mức 30 triệu tấn.

 Ngoài nhập khẩu, trong năm tài khóa 2009, Nhật cũng đã xuất khẩu được 9,1 triệu tấn phê liệu, tăng 75% so với năm tài khóa 2008 và cũng là mức cao nhất, theo báo báo từ Steel Business Briefing.

 

Dự báo sản lượng thép không gỉ trong quý Một 2010

 

 Hãng nghiên cứu hàng hóa - Macquarie Commodities Research kỳ vọng sản lượng thép không gỉ toàn cầu đã trở lại thời điểm đỉnh cao nhất 7,8 triệu tấn trong quý Một năm nay như hồi quý Một năm 2007.

 

 Theo báo cáo của Macquarie Commodities Research tuần trước, nếu tính toán chính xác, sản lượng thép không gỉ sẽ tăng 53% so với cùng kỳ quý Một năm ngoái và tăng 11% so với quý Tư năm 2009. Trong đó, quốc gia có đóng góp quan trọng nhất để đạt được mức sản lượng này là Trung Quốc chiếm 47%.

 

 Để thị trường thép không rỉ tiếp tục duy thế mạnh, nhiều nhà sản xuất dự định tăng sản lượng trong quý Hai năm nay tính từ tháng 04 đến tháng 06, Macquarie cho biết thêm. Theo khảo sát sơ bộ, sản lượng trong quý Hai có khả năng tăng 28% so với cùng kỳ quý Hai năm ngoái, đồng thời tăng 3% so với quý Một năm 2010. Sản lượng thép không gỉ cả năm 2010 ước chừng đạt khoảng 30,9 triệu tấn, tăng 19,6% so với năm 2009.

 

 Do sản lượng thép không gỉ trên toàn cầu phục hồi mạnh đã đẩy giá nickel tăng cao hơn trong mấy tuần gần đây vì nó chiếm 45% thành phần trong sản xuất thép không gỉ. Nhu cầu ngày một tăng, nhưng tình trạng nguồn cung phế liệu nickel cho sản xuất lại đang rơi vào tình trạng thiếu hụt.

 

 Xuất khẩu thép ống không hàn của Trung Quốc tăng hơn 2%


 Steel Business Briefing (ABB) trích dẫn số liệu từ Cục hải quan Trung Quốc cho biết tình hình xuất khẩu thép ống không hàn của nước này tăng nhẹ trong tháng 03, đạt 278.681 tấn, tức tăng khoảng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

 Trong quý Một, tính từ tháng 01 đến tháng 03, tổng khối lượng xuất khẩu thép ống không hàn của Trung Quốc đạt 766,268 tấn, giảm 11% so với cùng kỳ quý một năm 2009. Riêng trong tháng 01, khối lượng xuất khẩu đạt 226,632 tấn và tháng 02 là 260.824 tấn.

 

 Thép ống không hàn của Trung Quốc được tiêu thụ mạnh nhất ở các nước mới nổi, trong khi ở các thị trường chính trước đây như Bắc Mỹ và châu Âu lại giảm đáng kể vì những nơi này đang muốn áp dụng lệnh trừng phạt thương mại đối với việc nhập khẩu thép của Trung Quốc, vì cho rằng quốc gia châu Á này gian lận, bán phá giá thép. Các thương nhân ở miền đông Trung Quốc nói mặc dù châu Phi và Nam Mỹ không quá xa lạ, nhưng cần xây dựng và phát triển các thị trường mới đầy tiềm năng này.

 

 Cũng theo một số liệu khác cho thấy, xuất khẩu các sản phẩm ống thép dẫn dầu (OCTG) của Trung Quốc trong tháng 03 đạt 130.697 tấn, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng xuất khẩu trong tháng 02 đạt 115.471 tấn và tháng 01 đạt 113.372 tấn. Như vậy, tổng xuất khẩu trong ba tháng (quý Một) đạt 359.660 tấn, giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái. 

 

 Còn xuất khẩu ống thép dẫn dầu và khí đốt tự nhiên trong tháng 03 đạt 98.129 tấn, giảm 21,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn trong tháng 02, xuất khẩu đạt 69.375 tấn và tháng 01 là 98.390 tấn. Tổng khối lượng xuất khẩu trong ba tháng (quý Một) đạt 265.897 tấn, tăng 20,7% so với cùng kỳ quý Một năm 2009.

 

 Dự báo giá thép tại Trung Quốc còn tăng 

 

Han Weidong, Giám đốc tiếp thị của hãng sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc  - Hebei Iron & Steel (Hegang), dự báo giá thép tại thị trường Trung Quốc còn tiếp tục lên nữa bởi giá nguyên vật liệu thô đầu vào cho sản xuất đã tăng cao, đồng thời thanh khoản trên thị trường rất mạnh.

 

 Ông Han đã đưa nhận định này trong cuộc họp của ngành tại Thượng Hải vào cuối tuần trước. Han cũng nói thêm rằng Bắc Kinh sẽ nâng giá thép cây qua mức 5.000 Nhân dân tệ/tấn (732 USD/tấn) trong vài tháng nữa. Theo nguồn tin của Steel Business Briefing, hiện thép cây tại Bắc Kinh được bán với giá dưới 4.700 nhân dân tệ/tấn (689 USD/tấn), đã bao gồm 17% thuế giá trị gia tăng VAT.

 

 Giá thép tại thị trường lớn nhất châu Á này đã tăng mạnh kể từ tháng ba năm nay trước khả năng leo giá chóng mặt của nguyên vật liệu thô. Theo ước tính của Han, so với cùng thời điểm này năm ngoái 2009, giá nguyên vật liệu thô năm nay đã tăng thêm từ 1.400 – 1.500 nhân tệ/tấn (205 – 220 USD/tấn). Thêm vào đó, mức thanh khoản trên thị trường khá cao, hậu quả từ việc mất kiểm soát chính sách tiền tệ của chính phủ. 

 

 Thanh khoản trên thị trường sẽ còn cao nếu chính phủ vẫn đặt mục tiêu mức cho vay Ngân hàng trong năm nay là 7,5 nghìn nhân dân tệ, tức tương đương với 1,1 nghìn tỉ USD. Năm 2009, mức cho vay Ngân hàng của Trung Quốc đã chạm kỷ lục 9,6 nghìn tỉ Nhân dân tệ, tăng 95% so với năm 2008. 

 

 Do có nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài, nên nhiều nhà máy ở Trung Quốc chỉ có thể đáp ứng khoảng 60 – 80% khối lượng đơn hàng cho các đại lý trong nước trong tháng 04 và tháng 05. Hơn nữa, bán ra thị trường nước ngoài thu được nhiều lợi nhuận hơn vì giá tăng nhanh hơn, cao hơn so với giá trong nước.