Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin thế giới ngày 28/08/2012

Các nhà sản xuất Mỹ khó có thể nâng giá thép tấm trong tháng 9

Các nhà sản xuất thép của Mỹ như Nucor đã thông báo nâng giá thép tấm vừa 50 USD/tấn vào đầu tháng 8 này do bị lèo lái bởi giá phế, tuy nhiên các nhà sản xuất sẽ gặp khó khăn trong việc nâng giá trong tháng 9 tới vì sẽ vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ thép nhập khẩu giá rẻ dù giá phế tại thị trường nội địa vẫn còn tăng đó.

Trên thực tế, giá thép tấm cỡ vừa tại thị trường nội địa của Mỹ đã giảm 160 USD/tấn kể từ giữa tháng 3 và hiện đang ở mức 780-800 USD/tấn.

Trong khi đó, thép tấm vừa tiêu chuẩn hàng hóa nhập tại cảng Houston có giá vào khoảng 720-740 USD/tấn ngắn cif, thấp hơn 60 USD/tấn ngắn so với giá chào bán của các nhà sản xuất trong nước.  

 

Nhu cầu và giá thanh gân Đài Loan kỳ vọng tăng sau mùa bão

Nhu cầu thép thanh gân tại Đài Loan được báo cáo là vẫn duy trì ở mức thấp, điều này đang gây khó khăn cho các nhà sản xuất để nâng giá bán.

Được biết, các nhà sản xuất như Feng Hsin, Hai Kwang và Tung Ho Steel vẫn chưa có động thái điều chỉnh nào đối với giá thép thanh gân, vẫn giữ ổn định lần lượt tại các mức 19.200 Đài tệ/tấn, 18.700 Đài tệ/tấn và 19.500 Đài tệ/tấn trong tuần này.

Thị trường đang kỳ vọng nhu cầu và giá thép thanh gân tại Đài Loan sẽ tăng lên sau mùa bão.

 

Trung Quốc tiếp tục điều chỉnh giá chào HRC xuất khẩu

Việc một số nhà sản xuất thép trong nước hạ giá xuất xưởng, cùng với việc các khách hàng nước ngoài ngừng nhập hàng để nghe ngóng tình hình đã tác động đến các nhà xuất khẩu Trung Quốc, buộc họ điều chỉnh giá thép cuộn cán nóng xuống thấp hơn nữa để thu hút người mua trong tuần rồi.  

Theo đó, thép cuộn cán nóng HRC có boron và tiêu chuẩn thương mại đã được các nhà xuất khẩu điều chỉnh giá xuống chỉ còn 520 USD/tấn fob từ mức 525-535 USD/tấn fob của tuần trước đó.

 

Giá thép dẹt nhập khẩu vào châu Âu đều giảm

Cuối tuần rồi, thép cuộn cán nguội nhập khẩu vào nam Âu đã điều chỉnh xuống mức 575-600 EUR/tấn (722-753 USD/tấn) cfr giao tháng 10 và 11 từ mức 585-610 EUR/tấn cfr của tuần trước đó và giá nhập vào nam Âu cũng giảm xuống 455-570 EUR/tấn cfr từ mức 565-580 EUR/tấn cfr.

Về thép cuộn cán nóng HRC, giá nhập khẩu vào bắc Âu và nam Âu cũng trở yếu trong tuần qua. Trong đó chào bán vào bắc Âu xuống còn 520-545 EUR/tấn (653-684 USD/tấn) cfr, trong khi tuần trước đó giá là 530-555 EUR/tấn giao tháng 10 và 11.

 

Phôi thép xuất khẩu Hàn Quốc yên ắng

Hoạt động xuất khẩu phôi thép của Hàn Quốc sang các khách hàng truyền thống như Iran và Đông Nam Á hầu như vẫn trong trạng thái yên ắng từ vài tuần qua.

Trong tuần rồi, Hyundai Steel đã tổ chức đấu giá và họ đã đặt mục tiêu chốt giá trên mức 600 USD/tấn fob, tuy nhiên không ai đặt mua ở mức này vì người mua muốn mua ở mức thấp hơn.

 

Thép tấm không gỉ châu Âu giảm 10 EUR/tấn tuần qua

Giá thép dẹt không gỉ tại thị trường châu Âu đã giảm 10 EUR/tấn (13 USD/tấn) trong tuần qua do theo chiến lược hạ giá bán của các nhà sản xuất nhằm thu hút người tiêu dùng sau khi kết thúc kỳ nghỉ hè.

Hiện thép tấm cán nguội không gỉ CRC 304 2mm đang giao dịch quanh mức 1.050-1.080 EUR/tấn (1.318-1.355 USD/tấn) giao tháng 10, giảm từ mức 1.060-1.100 EUR/tấn trong tuần trước nữa.

Nhu cầu hiện nay vẫn khá uể oải do người tiêu dùng đang trong kỳ nghỉ hè, đặc biệt là khu vực miền nam, một thương nhân ở Hà Lan cho hay.

 

Thị trường HRC Ấn Độ yếu kém

Thị trường thép cuộn cán nóng tại thị trường nội địa Ấn Độ giao dịch rất yếu do nhu cầu thấp, mà điều này đang ảnh hưởng và kéo giá thép nhập khẩu khẩu cùng đi xuống.

Tại thị trường nội địa, HRC kết cấu từ 3mm trở lên có giá xuất kho tại dao động từ 35.000-35.500 Rs/tấn (629-638 USD/tấn), nhưng nếu khách hàng đặt mua với khối lượng lớn thì giá chỉ 34.000 Rs/tấn (611 USD/tấn).

Trong khi giá HRC nhập khẩu đứng ở mức 573 USD/tấn tại mức thuế nhập khẩu 7,3%.

Tình hình khó khăn về thanh khoản, sự thiếu niềm tin đối với thị trường, cũng như nhu cầu tiếp tục suy yếu sẽ càng tạo thêm nhiều sức ép cho thị trường trong nước.