Giá thép cây tại Đài Loan giảm 13 USD/tấn
Các công ty thép của Đài Loan bao gồm Feng Hsin Iron & Steel, Hai Kwang Enterprise Corp và Wei Chih Steel Industrial Co trong tuần này đều đã hạ giá bán thép cây tại thị trường nội địa khoảng 400 đài tệ/tấn (13 USD/tấn) do giá phế liệu giảm.
Giá xuất xưởng thép cây SD280 có kích cỡ trung bình của Công ty Feng Hsin, trụ sở tại thành phố Đài Trung, còn khoảng 21.300 đài tệ/tấn (680 USD/tấn). Công ty Wei Chih có trụ sở ở phía nam Đài Nam có giá bán là 21.300 đài tệ/tấn (674 USD/tấn).
Còn đối với công ty Hai Kwang, theo bảng giá mới nhất, sản phẩm cùng loại niêm yết ở mức 20.800 đài tệ/tấn (665 USD/tấn), mức giá này so với tuần trước đã giảm đến 400 đài tệ mỗi tấn.
Thép cây của Đài Loan đã tăng giá mạnh kể từ cuối tháng ba, nhưng dấu hiệu giảm bắt đầu xảy ra từ tuần trước do các nhà sản xuất lớn ở khu vực này hạ giá sản phẩm vì nhu cầu tiêu thụ giảm và giá phế liệu cũng chững lại.
Xuất khẩu các sàn phẩm thép có kích thước dài của Trung Quốc tăng trong tháng 03
Steel Business Briefing trích dẫn số liệu thống kê từ Cục hải quan Trung Quốc cho biết, tình hình xuất khẩu các sản phẩm thép có kích thước dài đã tăng 253%, tức đạt 692.320 tấn trong tháng 03.
Như vậy, với lượng xuất khẩu trong tháng 03 gộp lại toàn quý Một năm 2010, tổng xuất khẩu các sản phẩm này bao gồm thép thanh, thép cây và thép cuộn đạt 1,6 triệu tấn, tăng 157% so với cùng kỳ quý Một năm 2009.
Trong khi đó, xuất khẩu thép thanh đạt 240.915 tấn, tăng 35% so với mức 128.074 tấn xuất khẩu trong tháng 02, đồng thời tăng 92% so với cùng năm ngoái
Một quan chức của Jinxi Iron & Steel, Công ty sản xuất các sản phẩm thép dầm dạng chữ H (H-beam) phát biểu với SBB, trong quý Một năm 2010, công ty xuất khẩu được 100.000 tấn. Dự kiến trong toàn bộ năm 2010, công ty sẽ xuất khẩu khoảng 400.000 tấn. Hồi quý Một năm 2009, Jinxi Iron & Steel xuất khẩu đạt 19.000 tấn và toàn bộ năm 2009 cũng chỉ đạt 260.000 tấn.
Trong khi đó, thép cây tăng 39%, đạt 23.934 tấn và thép cuộn tăng 33%, đạt 181.933 tấn trong tháng 03.
Tình hình xuất nhập khẩu thép của Italia trong quý Một
Theo nguồn tin của Steel Business Briefing (SBB) khai thác từ Hiệp hội các Nhà sản xuất Thép Italia – Federacciai cho biết, hoạt động xuất nhập khẩu thép của Ý với các quốc gia không thuộc thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã tăng trong quý Một năm nay.
Tổng xuất khẩu thép trong quý Một năm 2010 tăng 8,5% so với cùng kỳ quý Một năm 2009, đạt 1,2 triệu tấn, còn nhập khẩu tăng 7,1%, đạt 1,9 triệu tấn.
Trong đó, nhập khẩu thép cán phẳng tăng 11%, đạt 0,8 triệu tấn, còn xuất khẩu đạt 0,5%, tăng 87% so với quý Một năm 2009.
Đối với các sản phẩm thép có kích thước dài, nhập khẩu trong quý Một năm nay lại giảm 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 0,1 triệu tấn, đồng thời xuất khẩu cũng giảm 25,5% xuống còn 0,3 triệu tấn.
Còn nhập khẩu thép đúc và phôi phẩm cũng cao hơn 18,9%, đạt 0,8 triệu tấn, trong khi xuất khẩu lại giảm 10,2% xuống còn 0,1 triệu tấn.
Giá thép HDG của Trung Quốc giảm do chưa rõ xu hướng
Do ảnh hưởng bởi giá thép cuộn cán nguội giảm giá, nên giá thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng (HDG) cũng yếu đi kể từ cuối tuần trước. Do xu hướng chưa phân hóa rõ ràng, nên nhiều thương nhân đã “án binh bất động”, tiếp tục chờ đợi và theo dõi những diễn biến mới của thị trường.
Tại Thượng Hải, giá HDG loại 1,0mm có giá chào bán là 5.420 Nhân dân tệ/tấn (794 USD/tấn) đã bao gồm thuế VAT 17%. Như vậy, mức giá này đã giảm khoảng 100 Nhân dân tệ mỗi tấn (15 USD/tấn) so với giá bán từ giữa tháng 04. Còn tại Thiên Tân, giá chào bán sản phẩm HDG tương tự là 5.400 Nhân dân tệ/tấn (791 USD/tấn), cũng giảm 100 Nhân dân tệ mỗi tấn từ đỉnh cao nhất giữa tháng 04. Dù tốc độ giảm giá đã dịu bớt kể từ đầu tuần này, nhưng giao dịch trên thị trường vẫn khá trầm lắng.
Hiện trên thị trường đang xuất hiện nhiều tin mà có thể tạo thuận lợi hoặc gây bất lợi cho việc kinh doanh, trong đó, thông sẽ hỗ trợ tốt cho thị trường là các nhà máy lớn sẽ tiếp tục tăng giá bán xuất xưởng, còn thông tin khiến thị trường thêm căng thẳng là giá thép sẽ giảm trong một hay hai tháng tới sau khi chạm đỉnh, và nhu cầu tiêu thụ thép bước vào chu kỳ thấp điểm nhất trong năm.
Posco và CSC tăng giá xuất khẩu thép HRC tại Nhật
Theo nguồn tin từ Steel Business Briefing (SBB), công ty thép Posco của hàn Quốc và China Steel Corp của Đài Loan đã quyết định tăng giá xuất khẩu đối với loại thép cuộn cán nóng (HRC) tại thị trường Nhật Bản đối với các hợp đồng giao trong quý Hai từ tháng 04 – 06 thêm khoảng 15.000 yên/tấn (160 USD/tấn) lên 70.000 yên/tấn (746 USD/tân).
Theo giới thương nhân Nhật Bản, gần đây, Posco đã trì hoãn việc giao hàng đến Nhật do công ty của xứ sở Kim Chi đối mặt với sự cố nguồn cung eo hẹp. Vì vậy, thay vì xuất đi, công ty này buộc phải tập trung cung ứng hàng cho nhu cầu trong nước cũng như một số nơi có giá bán cao hơn và nhu cầu tiêu thụ mạnh hơn.
Khả năng, Posco chỉ có thể cung ứng lượng hàng dưới mức 20.000 mà các nhà nhập khẩu của Nhật đã đặt hồi đầu năm nay. Hiện hợp đồng thép cuộn cán nóng HRC của các công ty Nhật giao trong tháng 05, cùng loại với sản phẩm của Posco và CSC tại thị trường này có giá 72.000 yên/tấn.
Cả Anshan Iron & Steel của Trung Quốc đã nâng giá xuất khẩu 20 USD/tấn đối với thép cuộn cán nóng HRC lên mức 715 USD/tấn (67.000 yên/tấn) tại thị trường Nhật Bản.
Nhập khẩu thép của Mỹ tăng 25% trong tháng 03
Theo số liệu thống kê sơ bộ của chính phủ Mỹ, tổng nhập khẩu hầu hết các sản phẩm thép của nước này trong 03 đạt 1,79 triệu tấn, tăng 25% so với mức 1,44 triệu tấn trong tháng 02.
Cũng trong tháng 03, nhập khẩu thép nửa thành phẩm tăng 12%, đạt 363.300 tấn. Đây là những sản phẩm dùng cho ngành công nghiệp chế biến với công dụng tăng năng suất nóng chảy. Theo ông David Phelps, chủ tịch của Viện American Institute for International Steel nói nhập khẩu tăng phản ánh rõ nét về các điều kiện thị trường có sự cải thiện đáng kể.
Các thị trường nhập khẩu thép chủ yếu của Mỹ là Brazil với 99.400 tấn, tăng 350%, Venezuela là 6.300 tấn từ 300 tấn trong tháng 02, Pháp lên 29.450 tấn từ mức 8.400 tấn trong tháng 02, Đức là 85.000 tấn, tăng 150%, Anh 26.500 tấn tứ mức 19.600 tấn trong tháng 02, Mexico là 231.950 tấn, giảm 15%, Canada là 620.300 tấn, tăng 25%.
Ngoài ra, Mỹ còn nhập khẩu ở một số nước nữa như Nga là 58.680 tấn, tăng 19%, Nhật là 124.700 tấn, tăng 19% và Trung Quốc là 52.960 tấn, tăng 18%.
Nguồn: Sacom-STE