Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin thế giới ngày 29/12/2010

Hebei Iron & Steel Group nâng giá thép tháng 01 thêm 70-200 NDT/tấn

Hebei Iron & Steel Group, nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc, đã thông báo nâng giá xuất xưởng cho hầu hết các sản phẩm thép giao tháng 01 thêm 70-200 NDT/tấn

Trong đó, các sản phẩm thép xây dựng được nâng thêm 70 NDT/tấn, còn các sản phẩm thép tấm được nâng thêm 200 NDT/tấn. Quyết định nâng giá của Hebei Steel càng tăng triển vọng đối với thị trường thép sau khi các nhà sản xuất hàng đầu khác đều nâng giá giao tháng 01.

Hôm 14/12, Baosteel-một trong những nhà sản xuất lớn nhất Trung Quốc đã thông báo nâng giá xuất xưởng cho hầu hết các sản phẩm thép giao tháng 01 thêm 2-2,5%, tức 100-300 NDT/tấn.

Wuhan Iron and Steel (Goup) Co. (WISCO), nhà sản xuất thép lớn thứ 03 của nước này cũng đã ra thông báo nâng giá thép giao tháng 01 hôm 18/12 thêm 60-300 NDT/tấn.

Anshan Iron and Steel Group (Angang Group), nhà sản xuất thép thuộc phía đông bắc Trung Quốc hôm 21/12 cũng đã thông báo nâng giá thép thêm 100-350 NDT/tấn.

Được biết, động thái nâng giá của các nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc là do giá quặng tiếp tục theo xu hướng tăng lên trong quý Một năm 2011.

Theo các báo giá mới nhất từ Rio Tinto và Vale, giá quặng giao quý Một năm 2011 sẽ cao hơn 7,6% so với quý Bốn năm 2010, điều này đồng nghĩa với giá quặng giao ngay sẽ tăng thêm 100 NDT/tấn.

 

Giá phế Hy Lạp tăng 86 USD/tấn trong tháng 12 này

SBB cho hay, thị trường phế liệu Hy Lạp đang ấm lên đồng thời giá mặt hàng này cũng được điều chỉnh tăng nhằm phù hợp với xu hướng giá trên toàn cầu, giới thương nhân nước này dự đoán giá phế sẽ tiếp tục tăng trong tháng 01 do được hậu thuẫn bởi xu hướng tăng giá thép cây tại thị trường trong nước.

Hiện tại, phế HMS 1&2 80:20 được chào bán tại thị trường Hy Lạp với giá 2.500 EGP/tấn (430 USD/tấn), tăng 500 EGP/tấn (86 USD/tấn) so với đầu tháng 12.

Bên cạnh đó, giá chào nhập khẩu phế tới nước này đang ở mức 470 USD/tấn cfr, tuy nhiên hiện không có nhiều hợp đồng chào bán sang nước này do các nhà cung cấp nước ngoài vừa kết thúc kỳ lễ giáng sinh nhưng lại tiếp tục chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ đón năm mới.

“Giá phế đang tăng lên từng ngày, và dường như sẽ tiếp tục tăng thêm nữa trong thời gian tới. Hiện chúng tôi chỉ hy vọng rằng nhu cầu cũng sẽ hỗ trợ cho việc tăng giá này,” một thương nhân Hy Lạp than phiền.

 

Giá quặng xuất khẩu của Ấn Độ sang Trung Quốc ổn định

Giá giao ngay quặng xuất khẩu của Ấn Độ sang Trung Quốc vẫn duy trì ổn định trong tuần qua do nguồn cung bị hạn chế. Tuy nhiên, một số thương nhân quan ngại việc nâng lãi suất ngân hàng của Trung Quốc sẽ làm giảm lực mua trong tuần tới.

Hiện giá quặng 63.5%/63% Fe được xuất sang nước này với giá 175-176 USD/tấn cfr, bằng mức giá của tuần trước. Mặc dù các giá chào của Ấn Độ vẫn không đổi nhưng có lẻ khách hàng Trung Quốc không muốn giao dịch tại mức giá này.

“Tuần trước, loại quặng trên được khách hàng Trung Quốc mua với giá 178 USD/tấn cfr, nhưng bây giờ lực mua tại mức giá này không còn mạnh như trước nữa,” một nhà xuất khẩu ở bang Odisha nói.

Tuy nhiên, hầu hết giới thương nhân Ấn Độ vẫn rất lạc quan vì cho rằng thị trường sẽ duy trì ổn định cho đến giữa tháng 01. “Khả năng giá quặng sẽ duy trì ổn định trng một hoặc hai tuần tới,” một thương nhân ở Kolkata nhận định. Cuối tuần trước, thương nhân này đã bán 45.000 tấn quặng 63.5%/62.5% Fe cho một nhà nhập khẩu Trung Quốc với giá 154 USD/tấn fob (tương đươcng với 173 USD/tấn cfr), vận chuyển từ Vishakhapatnam tới cảng chính của trung Quốc.

Tuy nhiên, một số nguồn thị trường cho rằng giao dịch với mức này đã là chạm đỉnh. Một đại diện của nhà sản xuất phía bắc Trung Quốc cho rằng việc tăng lãi suất ngân hàng cũng gây áp lực giảm giá tại thị trường giao ngay.

“Chúng tôi nhận thấy lực mua đang yếu dần tại thị trường giao ngay. Hầu hết các giao dịch gần đây chủ yếu là của thương nhân Trung Quốc trong khi các nhà sản xuất thép của nước này vẫn “án binh bất động”

 

Tây Bắc Âu nâng giá thép cây và cuộn

Các nhà sản xuất thép cây và thép cuộn ở vùng tây bắc châu Âu đã nâng giá bán để bắt kịp đà tăng của giá phế.

Giá thép cây ở khu vực này hiện đã chạm mức 550 EUR/tấn (725 USD/tấn), có hiệu lực ngay đối với các đơn hàng giao ngay tại Đức và Scandinavia.

Trong khi thép cuộn dùng để kéo lưới tại Đức có giá bét nhất cũng ở mức 520 EUR/tấn. Còn ở những nơi khác như Pháp và Thụy Điển giá tăng chậm hơn. Một nhà sản xuất của Đức nói rằng, mức giá tăng này vẫn chưa thấm tháp vào đâu so với mức tăng của giá phế liệu.

Trong tháng 12 này, giá phế liệu của Đức đã tăng thêm 40 EUR/tấn so với tháng 11. Theo dự đoán của một nhà sản xuất Đức và một nhà sản xuất Pháp, giá phế khả năng còn tăng thêm 10-30 EUR/tấn trong những tuần tới vì hiện tại tuyết phủ dày dẫn đến nguồn cung bị hạn chế.

Trong khi lực mua trong khu vực cũng đang điều chỉnh thấp theo mùa, một số nhà sản xuất có quy mô nhỏ của Đức dự kiến sẽ tiến hành tạm ngưng sản xuất vài tuần lễ trong mùa đông, còn Pháp ngưng sản xuất trong 10 ngày. Vì vậy, nguồn cung ra thị trường sẽ giảm bớt trong tháng 01 và hỗ trợ tốt cho giá.

 

CAMU: giá phế Trung Quốc tăng 30 USD/tấn trong năm 2011

Theo nguồn tin từ SBB cho biết, giá phế nội địa của Trung Quốc sẽ duy trì đà tăng ổn định trong năm 2011 do chính sách ưu đãi thuế sắp kết thúc và thêm vào đó là nhận được nhiều yếu tố thuận lợi trên thị trường.

“Gía thu mua phế nội địa của các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ tăng ít nhất thêm 200 NDT/tấn (30 USD/tấn) trong năm 2011 do chính sách ưu đãi thuế sắp kết thúc,” dẫn lời ông Yan Qiping, tổng thư ký Hiệp hội sản xuất phế kim loại của trung Quốc (CAMU) nhận định trong một bản báo cáo gần đây. Hiện tại, giá phế HMS (lớn hơn 6mm) tại thị trường phía đông Trung Quốc là 3.300 NDT/tấn (498 USD/tấn) bao gồm 17% VAT.

Với chính sách thuế hiện tại của Cục Thuế Trung Quốc, các nhà sản xuất được giảm một nữa thuế VAT khi mua phế liệu thay vì phải đóng cả 17% VAT. Tuy nhiên, chính sách ưu đãi thuế sẽ hết hiệu lực từ ngày 01/01/2011, điều này cho thấy ngành công nghiệp phế sẽ đối mặt với gánh nặng từ thuế và các nhà sản xuất thép sẽ phải chịu chi phí đầu vào tăng lên, Yan giải thích.

Trong khi đó, giới trong ngành tin rằng giá thép Trung Quốc sẽ tăng lên trong năm tới do giá phế nhập khẩu cao hơn, điều này cũng sẽ hỗ trợ cho phế nội địa tăng giá.

“Nỗ lực của chính phủ trong việc khuyến khích các nhà sản xuất thép dùng phế nhằm tiết kiệm năng lượng cũng như giảm thiểu lượng khí thải carbon có thể kiến các nhà sản xuất thép sử dụng phế nhiều hơn và làm tăng nhu cầu phế trong năm tới,” một nhà sản xuất thép hàng đầu phía bắc Trung Quốc cho biết. Theo nhà sản xuất này, nhu cầu tăng lên sẽ làm hạn chế nguồn cung nội địa, do đó sẽ đẩy giá phế tăng thêm nữa.

 

Kardemir nâng giá thép cây và thép hình

Nhà sản xuất Kardemir của Thổ Nhĩ Kỳ thông báo nâng giá bán cho các sản phẩm thép cây và thép hình, và thời hạn hiệu lực bắt đầu từ ngày hôm qua (thứ Ba ngày 28/12/2010).

Trong đó, giá xuất xưởng thép cây được nâng thêm 22 TL/tấn lên mức 1.039 TL/tấn, tương đương với 1.226 TL/tấn nếu tính 18% thuế VAT.

Kardemir nâng giá thép hình và thép góc thêm 15-20 EUR/tấn. Trong đó thép hình IPN-UPNs 160mm có giá mới là 540 EUR/tấn, loại 180-200mm là 565 EUR/tấn, loại 220-300mm là 570 EUR/tấn và loại 320-550mm có giá 585 EUR/tấn, tất cả là giá xuất xưởng. Còn thép hình HEA-HEBs 120-260mm có giá bán là 585 EUR/tấn và thép hình IPEs 160mm là 555 EUR/tấn, cũng là giá xuất xưởng.

Trong khi giá thép góc 150x150x15mm được nâng lên mức 565-580 EUR/tấn, tùy chất lượng; loại khổ 180x180x18mm là 600 EUR/tấn và loại 200x200x16mm cũng có giá 600 EUR/tấn.

 

Trung Quốc đóng cửa các nhà sản xuất thép lạc hậu

SBB dẫn tin từ các nguồn công nghiệp Trung Quốc cho biết, chính phủ nước này đang tiến hành đóng cửa các nhà sản xuất thép và quặng đã lỗi thời, lạc hậu nhằm đảm bảo đủ nguồn cung phế cho ngành sản xuất thép của nước này.

“Theo số liệu thống kê cho thấy năm ngoái có khoảng 30 triệu tấn phế được tiêu thụ bởi các nhà sản xuất thép không hợp pháp và có phương tiện kỷ luật lạc hậu, điều này làm lảng phí nguồn phế trong nước,” trích dẫn từ một báo cáo của Hiệp Hội sản xuất phế kim loại Trung Quốc (CAMU).

Theo dữ liệu từ CAMU, tổng nguồn phế nội địa của Trung Quốc trong năm 2009 đạt khoảng 76 triệu tấn. Trong đó có khoảng 30,4 triệu tấn phế được tháo dở từ nhà ở, và hầu hết các nhà sản xuất lạc hậu và bất hợp pháp đều sử dụng nguyên liệu này trong sản xuất thép. Trong năm 2009, Trung Quốc đã nhập khẩu 13,7 triệu tấn phế nhằm bổ sung nguồn phế nội địa bị thiếu hụt.

“Nếu các nhà máy lạc hậu và bất hợp pháp ngừng sản xuất thì nguồn cung phế nội địa cho các nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn có thể sẽ được cải thiện và Trung Quốc có thể giảm phụ thuộc vào nguồn phế nhập khẩu từ nước ngoài.” một nhà sản xuất thép hàng đầu ở phía đông Trung Quốc nói.

Tuy nhiên, chính quyền các tỉnh cũng như Trung Ương vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát các nhà sản xuất bất hợp pháp và lạc hậu đã thực sự đóng cửa sản xuất hay chưa, một đại diện của Tangshan Iron & Steel thuộc phía bắc Trung Quốc phát biểu trên SBB.

 

 

Xuất khẩu cuộn trơn Trung Quốc tiếp tục giảm trong tháng 11

Xuất khẩu thép cuộn trơn của Trung Quốc đã bước qua tháng giảm thứ hai liên tiếp trong tháng 11 và cũng là mức thấp nhất kể từ đầu năm nay.

Theo một nguồn tin cho biết, các nhà sản xuất lớn của Trung quốc đã nhận được rất ít đơn đặt hàng kể từ cuối tháng 11 trước khi giá thép tại thị trường trong nước bắt đầu xu hướng tăng vào đầu tháng 12. Việc giá thép trong nước tăng trong tháng 12, đồng nghĩa các nhà xuất khẩu của nước này cũng nâng giá xuất khẩu, chắc chắn sẽ tác động mạnh đến lượng xuất khẩu trong tháng.

Một thương nhân ở Thượng Hải tin rằng, nhu cầu của nước ngoài đối với sản phẩm thép dài sản xuất từ Trung Quốc sẽ trầm lắng hơn trong tháng 01 tới.

Theo số liệu thống kê từ Cục hải quan, xuất khẩu thép cuộn trơn trong tháng 11 đạt 106.562 tấn, giảm từ mức 172.931 tấn trong tháng 10, và đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 10/2009. Tổng xuất khẩu cuộn trơn 11 tháng đầu năm đạt 2,2 triệu tấn, tăng 139% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, xuất khẩu thép cây trong tháng 11 đạt 28.675 tấn, mặc dù vẫn ở mức thấp nhưng vẫn tăng 25% so với tháng 10. Tổng xuất khẩu thép cây 11 tháng đầu năm đạt 213.824 tấn, tăng 25% so với 11 tháng đầu năm 2009.

Tổng xuất khẩu thép dài của Trung Quốc (bao gồm thép cây, cuộn trơn, thép thanh và thép hình) trong tháng 11 đạt 443.212 tấn, tăng 13% so với tháng 10.

 

Giá thép cây Đài Loan tiếp tục tăng trong tuần này

Tuần này, giá thép cây của Đài Loan vẫn tiếp tục tăng do các nhà sản xuất nước này nâng giá bán theo xu hướng của giá phế liệu. Như vậy giá đã tăng từ 300-500 Đài tệ/tấn (10-17 USD/tấn), khả năng đà đi lên vẫn duy trì trong ngắn hạn.

Feng Hsin Iron & Steel đã nâng giá xuất xưởng thép cây khổ vừa SD280 lên mức 21.000 Đài tệ/tấn (713 USD/tấn) trong tuần này, tức tăng thêm 300 Đài tệ/tấn so với tuần trước. Trong khi nhà sản xuất  Hai Kwang Enterprise Corp nâng giá xuất xưởng sản phẩm cùng loại thêm 400 Đài tệ/tấn lên mức 20.600 Đài tệ/tấn và Wei Chih Steel Industrial Co nâng giá 500 Đài tệ/tấn lên mức 20.700 Đài tệ/tấn.

Giá thép cây ở Đài Loan đã bắt đầu tăng nhanh chóng kể từ tháng 12 theo nhịp của giá phế. Hơn nữa, giá tăng cũng kéo theo lượng đơn đặt hàng từ người mua.

Phát ngôn viên của Wei Chih nói cục diện giá của công ty hầu như do sự chi phối của nhu cầu không chỉ khách hàng nước ngoài mà còn cả nhu cầu tích trữ của người tiêu dùng trong nước. Tôi cho rằng nhu cầu sẽ vẫn duy trì tốt ngay cả sau tết âm lịch do nhiều khu vực trong nước đang rơi vào tình trạng thiếu nguồn cung.

 

Ả Rập Saudi giữ nguyên giá thép cây giao dịch tháng 01

Giới thương nhân Ả Rập Saudi cho biết giá thép cây tại thị trường trong nước cho tới thời điểm này vẫn duy trì không đổi cho các đơn hàng giao tháng 01, và dường như vẫn duy trì mức giá 2.900 SAR /tấn cho tới tuần đầu của năm mới. Dựa vào xu hướng trên thị trường, nếu giá quốc tế tiếp tục tăng lên thì khả năng giá thép cây tại nước này cũng sẽ được điều chỉnh cho các giao dịch trong tháng 02.

Một thương nhân phát biểu trên SBB rằng “Chúng tôi đang quan sát tình hình đặt mua phế của Thỗ Nhĩ Kỳ, và hiện chúng tôi nghe nói các đơn đặt phế với số lượng không nhiều, đó là lý do tại sao chúng tôi nhận thấy khó để biết được thị trường nước nào đang dẫn đầu. Mặc dù thị trường quốc tế có nhiều triển vọng nhưng liệu nhu cầu có hỗ trợ cho giá tăng lên hay không thì đó vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.”

 Một số thương nhân khác thì cho rằng giá thép tăng lên là do phải chịu áp lực từ chi phí đầu vào, do đó sự tăng giá không liên quan gì đến nhu cầu. Vì vậy, có lẻ giá sẽ tiếp tục tăng thêm nữa trong quý Một năm 2011.

 

Sn lượng thép thô Nht Bn quý Mt 2011 d báo gim 3,2%

Sản lượng thép thô Nhật Bản trong quý Một năm 2011 được dự báo giảm 3,2% so với quý Bốn năm 2010 xuống còn 26,88 triệu tấn do lượng tồn tại các nhà máy cũng như trên thị trường đang tăng lên. Tuy nhiên, SBB dẫn tin từ Bộ kinh tế Thương Mại và Công nghiệp Nhật Bản (Meti) cho biết nhu cầu thép được dự báo sẽ tăng lên.

Meti dự báo tổng nhu cầu thép của Nhật Bản trong quý Một sẽ tăng 0,2% lên 24,22 triệu tấn, do nhu cầu từ các ngành sản xuất và ngành chế tạo ô tô tăng lên.

Nhu cầu từ ngành sản xuất được dự báo sẽ tăng 1,4% lên 7,4 triệu tấn. Còn ngành chế chạo ô tô trong quý Một cũng được dự báo tăng 4,4% lên mức 2,8 triệu tấn do các doanh nghiệp tăng cường sản xuất trước khi kết thúc năm tài khóa 2010. Nhu cầu từ ngành sản xuất máy móc thiết bị xây dựng cũng hồi phục trở lại và được dự báo tăng 2,5% lên mức 1,08 triệu tấn.

Tuy nhiên, nhu cầu từ ngành xây dựng sẽ giảm 6,8% xuống còn 4,5 triệu tấn do điều kiện thời tiết mùa đông gây cản trở trong việc phát triển các dự án xây dựng.

Meti dự báo xuất khẩu sẽ giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng sẽ tăng 3,4% so với quý Bốn lên mức 8,86 triệu tấn nhằm đáp ứng nhu cầu mạnh từ Trung Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á.

Một thương nhân phát biểu trên SBB rằng các nhà sản xuất than phiền vì đồng Yên mạnh lên đã tác động tiêu cực đến xuất khẩu, tuy nhiên xuất khẩu thép Nhật Bản vẫn duy trì ở mức cao và thương nhân này tin rằng đồng Yên mạnh lên không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu.

Meti cho biết sản lượng thép thô của Nhật Bản tr0ng năm tài khóa 2010 (tháng 04/2010-tháng 05/2011) được dự đoán tăng 14,1% lên mức 110,08 triệu tấn.

 

Giá thép dầm hình H Trung Quốc tăng giá

Giá thép dầm hình H của Trung Quốc đã tăng giá kể từ tuần trước do các nhà sản xuất lớn nâng giá bán, trong khi nguồn cung thì vẫn thắt chặt, đặc biệt đối với sản phầm có kích thước nhỏ.

Một thương nhân ở Thượng Hải cho biết, nhà cung cấp thép dầm lớn là Ma’anshan Iron & Steel (Magang) tập trung vào sản xuất thép dầm hình H khổ 175x175mm phục vụ dự án xây dựng đường ray xe lửa nối Bắc Kinh đến Thượng Hải từ đầu tháng 12 dẫn đến giảm nguồn cung thép dầm kích thước nhỏ ra thị trường. Tuy nhiên, tháng 01 năm tới, nguồn cung sẽ được nới lỏng hơn.

Tại Thượng Hải, thép dầm hình H 200x200mm do Magang sản xuất được bán ở mức 4.750 NDT/tấn (717 USD/tấn), đã bao gồm VAT, tăng 100 NDT/tấn (15 USD/tấn) so với tuần trước và tăng 270 NDT/tấn so với cuối tháng 11. Cùng sản phẩm này bán tại Thiên Tân giá là 4.600 NDT/tấn.

Còn thép dầm hình H 400x400mm cũng do Magang sản xuất có giá bán tại Thượng Hải là 4.880-4.900 NDT/tấn.

Magang đã nâng giá thép dầm hình 200x200mm và 400x400mm cho tháng 01 năm tới thêm 210 NDT/tấn và 130 NDT/tấn lần lượt tại các mức 4.110 NDT/tấn và 4.280 NDT/tấn, chưa thuế VAT.

 

Giá HRC và thép tấm sẽ tăng trong thời gian tới

Bất chấp lực mua từ thị trường thép tấm và thép cuộn cán nguội vẫn yếu, giá giao ngay hai loại thép này ở Thượng Hải và Quảng Đông hầu như vẫn duy trì ổn định do giới thương nhân tin rằng lượng hàng bán ra của các nhà máy lớn sẽ giảm đi do họ đang bắt đầu cho giai đoạn bảo trì hàng năm ở các xưởng cán.

Giới thương nhân nói rằng nhà sản xuất Shagang ở miền Đông Trung Quốc sẽ bắt đầu bảo trì 20 ngày ở nhà máy sản xuất thép băng cán nóng kể từ ngày 29/12, đồng nghĩa với mức sản lượng bị tổn thất là 200.000 tấn. Và đến ngày 15/02, nhà sản xuất này tiếp tục cho ngưng sản xuất thêm từ 30-35 ngày để nâng cấp trang thiết bị sản xuất, cũng như bảo dưỡng máy móc, do vậy sản lượng HRC ước tính mất 300.000 tấn.

Liuzhou Iron & Steel thì vẫn đang trong giai đoạn bảo trì trong 15 ngày ở xưởng sản xuất thép băng cán nóng, đồng thời dự tính sẽ bảo dưỡng các nhà máy sản xuất thép tấm trong tháng 01 năm tới, do vậy mà sản lượng thép tấm ước tính sẽ mất khoảng 15.000-30.000 tấn.

Một nhà sản xuất khác là Tangshan Iron & Steel hiện cũng đang trong giai đoạn bảo trì một trong những nhà máy sản xuất thép tấm, mà ước tính sản lượng bị tổn thất là 40.000 tấn.

Một số trader cho biết, lực mua trên thị trường yếu đi nhưng không phải vì thế mà họ vội vã bán ra, bởi họ tin giá sẽ còn tăng nữa sau kỳ nghỉ lễ năm mới, vì ít nhất nguồn cung không còn gây lo lắng.

Sau khi giá thép tấm và HRC giảm nhẹ từ 20-30 NDT/tấn (3-5 USD/tấn) để phản ứng lại việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nâng lãi suất 0,25%, nhưng sau đó, giới thương nhân đã quyết định thu mua đối với hai mặt hàng này nhằm nỗ lực “cứu giá” ít nhất cũng ở mức ổn định, hoặc tăng trở lại.

 

Trung Quốc cân nhắc điều chỉnh chính sách xuất khẩu thép

Theo giới trong ngành cho biết, Chính phủ Trung Quốc đang xem xét điều chỉnh chính sách xuất khẩu mặt hàng thép của nước này, đặc biệt là việc hoàn thuế VAT đối với thép dẹt có thành phần boron.

Bắc Kinh đang cân nhắc về việc giảm hoàn thuế VAT xuất khẩu đối với các sản phẩm thép dẹt có boron do các nhà xuất khẩu đã tập trung vào xuất khẩu sản phẩm này nhằm né tránh việc đóng thuế.

Trong đó, sản phẩm thép cuộn cán nóng có boron được hoàn thuế xuất khẩu VAT 9% và thép tấm được hoàn thuế VAT đến 13%, trong khi các sản phẩm HRC và tấm không có boron thì không được hưởng chính sách ưu đãi trên. Do vậy, những sản phẩm có boron thường có giá xuất khẩu rẻ hơn 50 USD/tấn so với những sản phẩm không có boron, nên giá cả cạnh tranh hơn, gây khó khăn cho xuất khẩu HRC và tấm không có boron.

Tháng 11 vừa qua, xuất khẩu thép tấm và HRC của Trung Quốc đạt tổng cộng 679.668 tấn, tăng 65.000 tấn (11%) so với mức 614.205 tấn trong tháng 10, nhưng lại giảm 36% so với cùng kỳ tháng 11 năm ngoái, đạt 1,06 triệu tấn.

 

Các nhà sản xuất Ấn Độ dự định nâng giá HRC tháng 01

Các nhà sản xuất thép Ấn Độ đang tiến hành đợt nâng giá bán cơ bản mới đối với các sản phẩm thép cuộn cán nóng giao tháng 01 năm tới thêm 1.500-2.000 Rs/tấn (33,27-44,35 USD/tấn) do nhu cầu trong nước tăng mạnh, cũng như để bủ đắp cho chi phí sản xuất đầu vào tăng cao.

Đầu tuần này, một nhà sản xuất hàng đầu ở miền tây Ấn Độ đã nâng gía cơ bản thêm 1.800-2.000 Rs/tấn, như vậy giá của sản phẩm HRC 2mm tiêu chuẩn thương mại có giá xuất xưởng mới là 31.800-32.000 Rs/tấn.

Ngoài ra, nhà sản xuất JSW Steel cũng đang nhắm đến việc nâng giá thép thêm 3-5% cho tháng 01 sau khi đã nâng giá 750 Rs/tấn hồi giữa tháng 12. Khả năng giá xuất xưởng sẽ được nâng lên mức 33.500-34.000 Rs/tấn trong tháng tới, tức cao hơn 2.000 Rs/tấn so với đầu tháng 12.

Tata Steel cũng được kỳ vọng là sẽ nâng giá thép cuộn thêm 1.500 Rs/tấn trong tháng tới và Steel Authority of India Ltd cũng có kế hoạch nâng giá 1.500 Rs/tấn.

Một thương nhân ở Mumbai cho biết, nhu cầu đã tốt hơn trong tháng này, hơn nữa hàng tồn dự trữ cũng đã xuống thấp, cộng thêm việc một số xưởng sản xuất của Ispat Industries đóng cửa hoạt động gây giảm sản lượng HRC khoảng 250.000 tấn/tháng, đây là những động lực hỗ trợ cho giá cả thị trường.

Về nhập khẩu, trong tháng này, nhập khẩu thép cuộn vẫn tiếp tục diễn ra. Đơn đặt hàng nhập khẩu thép cuộn trong tháng này có giá dao động từ 625-665 USD/tấn cfr hầu hết từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và hàng tái xuất khẩu của Việt Nam. Theo một số ước tính, trong tháng 12, nhập khẩu thép HRC của Ấn Độ vào khoảng 400.000 tấn. Nhưng do nhu cầu trong nước tăng tốt nên thép nhập khẩu không đe dọa đến hàng sản xuất trong nước thời gian này.