Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin thế giới ngày 4/5/2010

 

Hyundai tăng giá bán thép không gỉ CRC trong tháng 05

 

Hãng Hyundai đã quyết định nâng giá bán thép cuộn cán nguội không gỉ CRC austenitic vào tháng 05 năm nay thêm 319 won/tấn (283 USD/tấn), nhưng không tăng giá đối với sản phẩm thép cuộn cán lạnh ferritic.

 

Như vậy vào ngày 03/05, thép 304 CRC (2mm) sẽ có giá bán là 4,308 triệu won/tấn (3.829 USD/tấn). Còn loại 430 CRC có mức giá 2.145 triệu won/tấn (2.146 USD/tấn).

 

Quyết định này được đưa ra sau khi Posco thông báo nâng giá bán trong nước đối với mặt hàng thép không gỉ vào ngày 28/04, trong đó thép không gỉ HRC và CRC austenitic có giá bán trong tháng 05 tăng khoảng 300.000 won/tấn.

 

Hyundai đang nỗ lực duy trì sản lượng thép không gỉ CRC ở mức 10 – 11.000 tấn trong tháng này.

Venezuela đầu tư gần 1 tỉ USD vào sản xuất sắt, thép và nhôm

 

Chính phủ Venezuela thông báo kế hoạch đầu tư 933 triệu USD vào tập đoàn sản xuất nhà nước - Venezuelana de Guayana (CVG) trong vòng hai năm tới. Theo nguồn tin từ Steel Business Briefing, số tiền này sẽ được dùng vào sản xuất sắt, thép và nhôm.  

 

Tổng thống Hugo Chávez cho biết việc đầu tư này nhằm cải thiện tình hình tài chính cho các công ty chịu ảnh hưởng mạnh bởi cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu trong năm qua, cũng như để nâng cấp cơ sở hạ tầng và năng suất sản phẩm.

 

Việc đầu tư này sẽ giúp nhà máy trong nước Sidor tăng sản lượng thép nóng chảy lên khoảng 5,7 triệu tấn/năm thay vì 4,3 triệu tấn như hiện tại, trong đó trang bị lò nóng chảy và lò rót liên tục để góp phần nâng sản lượng phôi thép lên 1,2 – 2,1 triệu tấn/năm.

 

 

 

Tình hình sản xuất thép của Mỹ giảm trong tuần qua

 

Steel Business Briefing đăng tải số liễu từ Viện Sắt – Thép Hoa Kỳ cho biết tình hình sản xuất thép thô tại Mỹ trong tuần qua giảm vì công suất chỉ còn 73%.

 

Theo thống kê, các nhà máy của Hoa Kỳ trong tuần kết thúc vào ngày 01 tháng 05 sản xuất được 1,75 triệu tấn thép thô, giảm 0,6% so với tuần trước đó. Tuy nhiên so với một năm về trước, tình hình sản xuất khá hơn rất nhiều vì công suất hoạt động chỉ ở mức 41% với 984.000 tấn.

 

Như vậy, kể từ đầu năm đến hết ngày 01/05, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 29,94 triệu tấ, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

 

 

Xuất khẩu thép cây của Ý giảm 50 EUR/tấn

 

Theo nguồn tin từ Steel Business Briefing, giá thép cây xuất khẩu của Italia đã giảm 50 EUR (66 USD) mỗi tấn hàng trong tháng 04 do giá phế liệu giảm cũng như hạ giá thành để cạnh tranh.

 

Giá fob xuất khẩu hiện tại dao động động từ 510 - 525 EUR/tấn (675 – 694 USD/tấn), thấp hơn 30 EUR so với giá bán trong nước. Trên thị trường thế giới có sự cạnh tranh khá mạnh, cũng như lượng hàng xả ra nhiều, vì vậy để sống còn Italia buộc phải hạ giá thành xuất khẩu xuống thấp hơn.

 

Trong đó, đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong khu vực phải kể đến Thổ Nhĩ Kỳ vì hiện giá xuất khẩu fob của nước này chỉ ở mức 480 EUR/tấn. Ngoài ra còn phải kể đến các nước khác như Tây Ban Nha và Hy Lạp.

 

Theo khẳng định của một số thương nhân, Italia đã hạ giá xuất khẩu thép cây xuống khỏi mức bình quân 510 EUR/tấn và thậm chí giá xuất sang Algeria hiện chỉ ở mức 490 EUR/tấn.

 

Khu vực bắc Phi là thị trường tiêu thụ thép cây lớn nhất của các nhà sản xuất Italia, đặc  biệt là Algeria vì lĩnh vực xây dựng của quốc gia này đang trong thời kỳ hưng thịnh nhất.  Một quan chức trong ngành của Algeria nói chúng tôi kỳ vọng nhu cầu thép cây sẽ tiếp tục tăng mạnh đến năm 2012 và hy vọng Bộ trưởng Bộ công nghiệp sẽ có nhiều dự án xây dựng mới để mở rộng sản xuất tại địa phương.

 

 

Sản lượng thép thô của Hà Bắc tăng 32% trong quý Một

 

Theo báo cáo của Bộ công nghiệp và Công nghệ Thông tin, sản lượng thép thô của Hà Bắc, tỉnh sản xuất lớn nhất của Trung Quốc, trong quý Một năm 2010 đạt 39,76 triệu tấn, tăng 32% so với quý Một năm 2009.

 

Riêng trong tháng 03, sản lượng thép thô của Hà Bắc đạt 13,91 triệu tấn, tương đương với mức sản xuất 448.710 tấn/ngày, tăng 2% so với tháng 03 năm 2009, nhưng lại giảm 2% so với tháng 02 năm nay. Tuy nhiên, sản lượng trong tháng 03 vẫn được đánh có mức cao thứ hai kể từ khi Cục thống kê Quốc gia bắt đầu tiến hành theo dõi số liệu này.

 

Theo SBB, với sản lượng tháng 03, Hà Bắc đang trên đường hoàn thành mục tiêu 164 triệu tấn trong năm 2010. Năm ngoái, sản lượng thép thô của Hà Bắc đạt 135 triệu tấn, tăng 18% so với năm 2007.

 

Trong quý Một, Hà Bắc chiếm 25,3% tổng sản lượng thép thô của cả nước.

 

Một số nhà máy sản xuất phôi thép địa phương than bị lỗ vì giá vẫn đang giảm kể từ giữa tháng 04. Trong khi một nhà máy khác ở phía bắc Hà Bắc cho biết bị lỗ tuần rồi vì thiếu điện sản xuất.

 

 

 

Doanh số bán ô tô của Mỹ trong tháng 04 tăng 20%

 

Nhờ sự phục hồi tốt của ngành sản xuất ô tô trong nước, cả ba hãng sản xuất ô tô lớn nhất Mỹ tiếp tục đưa ra những báo cáo cho thấy doanh số bán ô tô duy trì mức tăng đều đặn 20% trong tháng 04.

 

Trong đó, doanh số bán ô tô của Ford trong tháng 04 tăng 20% so với tháng 04 năm 2009, đạt 162.996 chiếc, nhưng lại thấp hơn doanh số bán 178.500 chiếc trong tháng 03.

 

Doanh số bán ô tô của hãng General Motors trong tháng 04 cũng tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 183.091 chiếc và giảm nhẹ so với tháng 03.

 

Còn doanh số bán ô tô của Chrysler trong tháng qua đạt 95.703 chiếc, tăng 25% so với tháng 03 năm 2009, nhưng giảm 3% so với doanh số bán trong tháng 03.

 

 

Công ty Sahaviriya của Thái muốn mua lại nhà máy sản xuất thép tấm của Anh

 

Hãng sản xuất thép của Thái - Sahaviriya Steel Industries (SSI) có thể sẽ tham gia đàm phán để mua lại nhà máy sản xuất thép tấm hiện đang bỏ không Corus của Teesside Cast Products.

 

Theo thông tin từ Ủy ban Thương mại ngành Thép (Steel trade union Community), SII đã có cuộc viếng thăm công ty thép của Vương quốc Anh vào tuần trước và đã đánh tiếng về muốn mua lại Corus.

 

Phía đại diện Corus nói sẽ càng dồn nhà máy vào thế khó nếu mở các cuộc đàm phán công khai vì nó tác động đến các khách hàng mua tiềm năng, do vậy, các cuộc đàm phán nên được tiến hành trong điều kiện bảo mật.

 

Hiện SII sản xuất thép cuộn cán nóng với công suất khoảng 4 triệu tấn/năm và một công ty trực thuộc của nó sản xuất thép tấm với công suất 1 triệu tấn/năm. Các nguồn nguyên liệu cho sản xuất của công ty Thái này phụ thuộc chủ yếu vào Nhật Bản và các Công ty cung cấp lơn khác.

 

 

Chính phủ Philippine xem xét xóa bỏ thuế nhập khẩu thép cuộn

 

Chính phủ Philippine đang xem xét tình hình tiêu thụ trong nước để xóa bỏ đánh thuế nhập khẩu 7% đối với thép cuôn cán nóng (HRC) và thép cuộn cán nguội (CRC).

 

Theo nguồn tin từ Steel Business Briefing, Ủy ban Thuế và các Vấn đề liên quan (CTRM) đã đề xuất vấn đề này hôm 28/04. Dù phía CTRM từ chối bình luận, nhưng theo các hãng tin địa phương khẳng định chính phủ đã chủ trương dỡ bỏ hàng rào thuế quan nhập khẩu hai mặt hàng này.

 

Nhưng chính phủ cũng đưa ra điều kiện cho công ty thép Global Steel Philippines Inc (GSPI), nhà cung cấp thép cuộn duy nhất trong nước, phải khôi phục lại các nghĩa vụ đóng thuế nếu như có hoạt động sản xuất.

 

Tuy nhiên, Phát ngôn viên của GSPI lại cho hay: “ Chúng tôi đã lên kế hoạch sản xuất và sản lượng mục tiêu trong năm nay khoảng 800.000 tấn. Hiện chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ văn bản chính thức nào từ chính phủ”.   

 

Theo nguồn tin từ SBB, Manila đã tăng thuế nhập khẩu đối với hai loại thép HRC và CRC lên 7% vào tháng 10/2007 từ mức 3% trước đó sau khi sản lượng thép của GSPI đã đạt được một nửa trong tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm.

 

Một quan chức của GSPI nói với SBB rằng chính phủ nên xem xét vấn đề khó khăn chúng tôi đối mặt trong sáu tháng qua là suy thoái, nhưng chúng tôi vẫn chịu áp thuế nhập khẩu ở mức 7%. Do thị trường có cải thiên hơn trong thời gian gần đây, nên chúng tôi dự dịnh sản xuất 60% công suất, đồng thời sẽ theo dõi chặt chẽ về tình hình cung – cầu.

 

Mỹ kết thúc vụ điều tra bán phá giá OCTG của Trung Quốc

 

Từ kết quả cuối cùng của vụ việc điều tra thương mại các sản phẩm ống dẫn dầu (OCTG) nhập khẩu từ Trung Quốc, Ủy ban Thương Mại Quốc tế Mỹ (ITC) đã đưa ra biểu

quyết cuối cùng về việc nhập khẩu đã gây tổn hại và đe dọa nền sản xuất của Mỹ.

 

 

Theo kết quả điều tra của ITC, Trong năm 2008, Trung Quốc đã tuồn khối lượng lớn mặt hàng OCTG vào Mỹ với khoảng 2,2 triệu tấn, trị giá 2,8 tỉ USD, chiếm 33% tổng tiêu thụ của 6,7 triệu tấn trên toàn nước Mỹ trong năm đó, khiến các nhà sản xuất Mỹ không bán được hàng, dẫn đến tình trạng ứ đọng vì không thể cạnh tranh với hàng giá rẻ từ quốc gia châu Á này.

 

Vì vậy, để cạnh tranh công bằng, Bộ thương mại Mỹ (DOC) sẽ đưa ra lệnh chống bán phá giá bằng cách áp dụng mức thuế nhập khẩu các sản phẩm thép từ Trung Quốc dao động từ 29,86 – 99,14% thay vì mức dao động từ 10,49 – 14,95% như áp dụng hồi năm 2009.

 

Năm 2009, nhập khẩu thép OCTG của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm đáng kể do chịu ảnh hưởng bởi cuộc điều tra. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê sơ bộ, trong tháng 03 năm nay, đã có 18.000 tấn OCTG của Trung Quốc đã được nhập vào Mỹ, điều này đang đặt ra nhiều nghi vấn liệu có sai sót trong dữ liệu hay do nguyên nhân khác.

 

 

 

Ezz Steel sẽ không thay đổi giá bán thép HRC

 

Theo hãng tin Steel Business Briefing (SBB), nhà xản xuất thép Ezz Steel của Ai Cập chưa có sự thay đổi nào về giá trong tháng 05 đối với thép cuộn cán nóng (HRC) do nhu cầu trong nước vẫn dậm chân tại chỗ.

 

Hiện tai Ezz Steel vẫn đang bán thép HRC với giá 4.350 pao Ai cập/tấn (773 USD/tấn) đã bao gồm thuế bán hàng 10%. Nhiều thương nhân cho rằng, giá bán này dường như sẽ được duy trì cho đến hết tháng 05 năm nay.

 

Do tình hình tiêu thụ tại ở Ai Cập chậm lại, nên giá thép HRC của Ukraine chào bán cho quốc gia Kim tự tháp cũng chỉ ở mức 700 USD/tấn.

 

Trên thị trường hiện đã xuất hiện một số ý kiến trái ngược, một số tin rằng sức tiêu thụ sẽ phục hồi trở lại một khi giá cả đã đi vào ổn định, nhưng một số khác vẫn e sợ sức mua của người tiêu dùng sẽ yếu đi vào hè này vì đây là thời kỳ tiêu thụ thấp điểm nhất trong năm.

 

Giá thép cây của Đài Loan tiếp tục giảm

 

Các công ty lớn của Đài Loan chuyên sản xuất thép cây tiếp tục hạ giá bán tại thị trường nội địa trong tuần này do xu hướng giá phế liệu trên thị trường thế giới vẫn duy trì đà giảm, theo lời một quan chức trong ngành phát biểu với Steel Business Briefing (SBB).

 

Theo bảng báo giá mới của các công ty sản xuất, kể từ đầu tuần này, giá thép cây đã giảm khoảng 200 – 700 đài tệ (6 – 22 USD/tấn).

 

Công ty Feng Hsin Iron & Steel ở miền trung Đài Trung và Wei Chih Steel Industrial ở miền nam Đài Nam có giá bán xuất xưởng thép cây chuẩn SD280 kích cỡ trung bình hiện ở mức 20.400 đài tệ/tấn (650 USD/tấn), trong khi tuần trước giá bán là 20.600 đài tệ/tấn (656 USD/tấn), như vậy trong hai tuần qua, giá thép loại này tổng cộng đã giảm 700 đài tệ. Còn Công ty Hai Kwang Enterprise Corp ở miền nam thành phố Kaohsiung tuần này cũng hạ giá thép TWD xuống còn 20.600 đài tệ/tấn, giảm 200 đài tệ so với giá bán trong tuần trước.

 

Các nhà quan sát thị trường cho rằng giá thép cây sụt giảm mỗi ngày càng tạo áp lực cho kéo dài đối với giá phế liệu. Tuy nhiên các quan chức ngành thép lạc quan hơn vì cho rằng sẽ có nhiều nhân tố hỗ trợ cho giá thép tăng trở lại, quan trọng nhất là nguồn cung sẽ thắt chặt hơn trong dịp hè. Hè này, các nhà máy cán thép của Đài Loan sẽ cắt giảm sản lượng khoảng 20 – 30% do chi phí điện năng dùng cho sản xuất sẽ tăng mạnh trong suốt các tháng hè bắt đầu từ ngày 10/05/2010 cho đến đầu tháng 10.

 

Ngoài ra, một yếu tố khác giúp giá thép tăng trở lại là nhu cầu hàng xuất khẩu vẫn mạnh dù giá đang giảm từng ngày. Theo đại diện của Wei Chih, hiện các nhà sản xuất thép cây của Đài Loan đã nhận được rất nhiều đơn hàng, đặc biệt từ các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.