Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin thị trường tiền tệ ngày 05/5

Một ngày khá sôi động trên thị trường tiền tệ với chỉ báo Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần vừa rồi, buổi nói chuyện của chủ tịch Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ Ben Bernanke và quyết định lãi suất tại Anh quốc cùng với khu vực đồng tiền chung Châu Âu.

CHỈ SỐ KINH TẾ MỸ CÔNG BỐ KHÔNG TỐT GIÚP USD PHỤC HỒI

USD tăng giá so với các đồng tiền chính khác khi dầu và hàng hóa giảm mạnh do các chỉ số kinh tế Mỹ công bố không tốt. Dầu giảm giá ngày thứ tư liên tiếp khi nguồn cung của Mỹ tăng, dự trữ dầu thô (thực tế 3.4M, dự báo 1.9M) và các chỉ số kinh tế công bố cho thấy dấu hiệu nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại, thay đổi việc làm phi nông nghiệp ADP (thực tế 179K, dự báo 200K), ISM phi sản xuất (thực tế 52.8, dự báo 57.9).

AUD/USD giảm mạnh sau khi NHTW Trung Quốc báo cáo kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu của họ, AUD là đồng tiền hàng hóa và Trung Quốc là đối tác nhập khẩu nguyên liệu thô hàng đầu của Úc, cho nên việc Trung Quốc thắt chặt tiền tệ có tác động mạnh đến giá trị của AUD. Sáng nay AUD/USD tiếp tục giảm giá sau khi doanh số bán lẻ công bố giảm mạnh (thực tế -0.5%, dự báo 0.6%, kỳ trước 0.8%)

Trên thị trường chứng khoán Mỹ, số liệu kinh tế u ám khiến nhà đầu tư lo lắng về tốc độ phục hồi của nền kinh tế, thị trường chứng khoán Mỹ vì vậy giảm điểm đến ngày thứ 3 liên tiếp. Chốt phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 83,93 điểm tương đương 0,66% xuống 12.723,58 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 9,30 điểm tương đương 0,69% xuống 1.347,32 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 13,39 điểm tương đương 0,47% xuống 2.828,23 điểm. Nhóm cổ phiếu năng lượng và công nghệ chịu tác động nặng nề nhất, chỉ báo về sự lo lắng của nhà đầu tư tăng đến phiên thứ 4 liên tiếp. Báo cáo gần đây cho thấy lĩnh vực dịch vụ của Mỹ tăng trưởng chậm lại và hoạt động tuyển dụng của các công ty tư nhân tháng 4/2011 không đạt dự báo của giới chuyên gia.

THỊ TRƯỜNG CHỜ ĐỢI THÔNG TIN TỪ ECB

Trong khi các đồng tiền có lãi suất cao khác đều giảm mạnh thì EUR vẫn giữ vững ở vùng giá cao quanh 1.48, Herakles Polemarchakis – một cố vấn kinh tế của thủ tướng Hy Lạp phát biểu nước này không cần tái cơ cấu các khoản nợ bây giờ và chỉ nên cân nhắc mở rộng các khoản vay quốc tế.

Thị trường vẫn nhận định ECB sẽ phát đi thông điệp tăng lãi suất trong phiên họp chiều tối nay, cho nên EUR vẫn đang được mua vào. Bộ trưởng tài chính Pháp Lagarde phát biểu đồng euro mạnh là một lợi điểm đối với các công ty trong vùng khi nó giúp giảm chi phí nguyên vật liệu định giá bằng USD và lạm phát là mối quan tâm của ECB hơn là tăng trưởng.

SOROS BÁN VÀNG

Vàng giảm theo bạc khi sàn Comex yêu cầu tăng tỉ lệ ký quỹ các hợp đồng bạc, bạc giảm giá 19% kể từ 29/4 sau khi có thông báo này. CME Group chủ sở hữu sàn Comex yêu cầu tăng tỷ lệ ký quỹ tối thiểu đối với các hợp đồng bạc tương lai đến mức 16,200 USD/hợp đồng từ 14,513 USD/hợp đồng. Cách đây một năm mức ký quỹ là 4,250 USD, giá bạc tăng 57% trong năm nay. Vàng tiếp tục giảm mạnh sau tin tức Soros Fund Management bán ra nhiều vàng và bạc họ đang nắm giữ.

Yếu tố hỗ trợ cho vàng là lạm phát đang gia tăng tại các khu vực trên thế giới, lạm phát tháng 4 của Nga có thể tăng với tốc độ nhanh nhất từ tháng 10/2009 khi giá cả thực phẩm tăng cao và tình trạng thiếu hụt xăng dầu, chỉ số này sẽ được công bố trong hôm nay. Đối với thị trường vàng, Trung Quốc tăng lãi suất chỉ có tác động ngắn hạn, điều nhà đầu tư quan tâm là khi nào Mỹ sẽ bắt đầu tăng lãi suất. Dữ liệu của IMF cho thấy Nga mua vào 18.8 tấn và Thái Lan mua vào 9.3 tấn trong tháng 3, Mexico mua vào 93.3 tấn từ tháng 1.

DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG HÔM NAY


Một ngày khá sôi động trên thị trường tiền tệ với chỉ báo Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần vừa rồi, buổi nói chuyện của chủ tịch Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ Ben Bernanke và quyết định lãi suất tại Anh quốc cùng với khu vực đồng tiền chung Châu Âu.

Tại Mỹ, thị trường mong đợi buổi nói chuyện của chủ tịch Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ sẽ có tác động nhất định đến thị trường tiền tệ trong phiên giao dịch hôm nay.

Tiếp đến, chỉ báo năng suất lao động lĩnh vực phi nông nghiệp, đo lường hiệu suất lao động/ giờ, được kỳ vọng cắt giảm 0.5%.

Cuối cùng, chỉ báo Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần vừa rồi, đo lường số lượng người tại Mỹ điền vào đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, đây là chỉ báo có tính tổng quan thị trường lao động, dự báo ở mức 410 ngàn đơn vị trong kỳ báo cáo lần này.

Tại Canada, chỉ báo Cấp phép xây dựng tháng 3, đo lường số lượng giấy phép xây dựng công trình mới giúp định hướng được khuynh hướng tương lai trên lĩnh vực xây dựng đã tăng 9.9% trong tháng 2 và một con số tưang 2.4% được dự báo cho kỳ báo cáo này.

Tại Châu Âu, chỉ báo đơn đặt hàng công nghiệp, đo lường số lượng đơn hàng lâu bền trong lĩnh vực sản xuất được kỳ vọng tăng 2.4% trong tháng 2, kỳ báo cáo tháng 3 được kỳ vọng giảm 2.0% với mức tăng 0.4%. So với cùng kỳ năm, lĩnh vực sản xuất tăng 16.5% và được kỳ vong tăng xa hơn nữa ở mức 20.1%.

Cũng tại Châu Âu, quyết định lãi suất được dự báo duy trì ở mức 1.25% sau khi tăng 0.25% trong tháng 4 vừa qua.

Tại Anh, chỉ báo PMI lĩnh vực dịch vụ dựa trên cuộc khảo sát các nhà quản lý về các đơn đặt hàng trong tương lai có xu hướng tăng 4.5 điểm lên mức 57.1 điểm trong tháng 3 và hiện được dự báo giảm ở mức 55.8 điểm trong tháng 4.

Cuối cùng, quyết định lãi suất tháng 4 tại Anh giữ nguyên ở mức 0.5% và được dự báo sẽ còn duy trì mức lãi suất này trong thời gian dài nữa.

Nguồn: Giavang.net 

ĐỌC THÊM