THỊ TRƯỜNG ƯA CHUỘNG CÁC TÀI SẢN AN TOÀN Nguồn tin: Giavang.net
USD – Index tăng giá trở lại khi các đồng tiền mạnh khác đều giảm giá với vai trò tài sản rủi ro, chứng khóan và các đồng tiền có lãi suất cao bị bán mạnh khi căng thẳng khủng hoảng nợ tại châu Âu lên cao và các chỉ số kinh tế EU công bố sụt giảm mạnh.
Chốt phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 130,78 điểm tương đương 1,05% xuống 12.381,26 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 15,90 điểm tương đương 1,19% xuống 1.317,37 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 44,42 điểm tương đương 1,58% xuống 2.758,90 điểm. Phiên hôm qua chứng kiến sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu nguyên liệu thô (-1,44%); cổ phiếu năng lượng (-1,65%); cổ phiếu tài chính (-1,37%); cổ phiếu công nghệ (-1,71%).
Ông Mark Bronzo, chuyên gia quản lý quỹ tại Security Global Investors nói: “Chúng tôi thấy thị trường đang diễn biến theo hướng thận trọng hơn bởi nhà đầu tư lo lắng về rủi ro từ khủng hoảng nợ công cùng với dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã qua đỉnh. Những nỗi sợ này trở nên trầm trọng hơn bởi khả năng QE2 chuẩn bị kết thúc và khả năng chính phủ Mỹ hạn chế chi tiêu.”
Phiên hạ ngày hôm qua khiến chỉ số S&P 500 rơi xuống dưới mức trung bình trong 50 ngày qua, dấu hiệu cho thấy thị trường tiếp tục mất điểm. Tại thị trường châu Âu, chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh hạ 1,89%; chỉ số Euro Stoxx 50 hạ 2,09%; chỉ số CAC 40 của thị trường Pháp hạ 2,1%.
KHỦNG HOẢNG NỢ TIẾP TỤC GÂY ÁP LỰC LÊN EUR
EUR/USD tiếp tục giảm giá mạnh khi khủng hoảng nợ công đang trầm trọng và PMI sản xuất và dịch vụ EU đều sụt giảm mạnh. EUR vẫn chịu áp lực trong hôm nay khi chỉ số đơn hàng công nghiệp EU được dự báo giảm lần đầu tiên trong 6 tháng. GBP cũng giảm giá mạnh khi Sky News đưa tin Moody’s có thể hạ bậc tín nhiệm của các ngân hàng lớn nhất nước Anh.
Những chia rẻ chính sách về những vấn đề của Hy Lạp cũng là nguyên nhân khiến EUR giảm giá. Ewald Nowotny – thành viên ECB phát biểu ECB sẽ chấp nhận trái phiếu chính phủ Hy lạp là một tài sản thế chấp trong hoạt động tái tài trợ, trong khi thông tin chính thức trong tuần trước là có thể không thể chấp nhận nợ của Hy lạp như một tài sản thế chấp nếu kéo dài thời gian đáo hạn trái phiếu.
VÀNG QUAY LẠI VỚI VAI TRÒ TÀI SẢN AN TOÀN
Vàng đang tăng giá với vai trò tài sản an toàn khi khủng hoảng nợ EU đang lên cao. Fitch Ratings hạ 4 bậc xếp hạng tín nhiệm Hy Lạp đến mức dưới đầu tư. Vàng định giá bằng EUR đang đứng ở mức kỷ lục.
Quỹ đầu tư tín thác bằng vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust ngày 23/5 tiếp tục mua vào 7,58 tấn vàng, nâng tổng số vàng nắm giữ của quỹ lên 1.209,53 tấn – cao nhất kể từ ngày 5/5. Như vậy sau 8 phiên bán ra liên tiếp, SPDR đã mua vào 2 phiên tổng cộng 18,19 tấn vàng, nhiều hơn tổng lượng bán ra trong 6 phiên trước đó.
Trung Quốc mua vào hơn 200 tấn vàng trong 4 tháng đầu năm, trong cả năm 2010 nước này mua 240 tấn, lượng mua vào năm 2010 gấp 4 lần năm 2009, cho ta thấy lực mua vàng của Trung Quốc đang tăng theo cấp số nhân. Số liệu từ Hội đồng vàng thế giới, chỉ riêng trong tháng 4 Trung Quốc mua vào 93.5 tấn. Lượng mua quý 1 tăng 55% so với quý 4/2010 và hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Bộ tài chính Mỹ cho biết Quốc hội phải tăng trần nợ 14.3 nghỉn tỉ USD ngày 2/8 để tránh vỡ nợ. Chính sách tiền tệ căng thẳng như hiện nay sẽ vẫn duy trì ít nhất 2 tháng tới, vai trò đồng tiền an toàn của USD bị suy yếu là yếu tố hỗ trợ mạnh cho vàng tăng giá.
DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG HÔM NAY
Doanh số nhà bán tại Mỹ và Thông tin môi trường kinh doanh tại Đức được xem là những sự kiện chính trong phiên giao dịch tiền tệ hôm nay.
Tại Mỹ, chỉ báo Doanh số nhà mới đo lường số lượng nhà mới được bán ra trong tháng có ảnh hưởng đến mức thế chấp. Chỉ báo này có tác động khá lớn đến các điều kiện nền kinh tế, hiện được dự báo ở mức 305 ngàn đơn vị trong kỳ báo cáo lần này.
Kế đến, chỉ số sản xuất bang Richmond, thống kê các điều kiện sản xuất của Richmond nhằm chỉ báo trên lĩnh vực công nghiệp và lạm phát. Chỉ bầony được kỳ vọng ở mức 10 điểm trong kỳ báo cáo lần này.
Tại Châu Âu, chỉ số GDP quý 1 năm 2011, đo lường tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong khu vực Châu Âu. Dự kiến chỉ báo này tăng 4% so với cùng kỳ năm và 1.5% so với cùng kỳ quý trước.
Kế đến, báo cáo IFO tại Châu Âu, một chỉ báo sớm cho tình hình kinh doanh hiện tại và kỳ vọng về các doanh nghiệp trong khu vực Châu Âu trên cơ sở khảo sát 7000 doanh nghiệp hàng đầu. 116.3 điểm được kỳ vọng cho IFO kỳ vọng, 104.7 điểm được kỳ vọng cho IFO mức đánh thuế hiện hành và 110.1 điểm dành cho IFO môi trường kinh doanh.
Cuối cùng, chỉ báo đơn đặt hàng công nghiệp mới, đo lường giá trị của các hợp đồng mới được tạo ra trê lĩnh vực sản xuất. Mức tăng sản lượng có ý nghĩa rất lớn đến chỉ số GDP. Tuy vậy một con số giảm 1.1% được kỳ vọng cho kỳ báo cáo lần này.
Tại Anh, chỉ báo thu chi ròng trên lĩnh vực công tháng 4, nhằm thống kê mức thay đổi giữa khoản chi tiêu và thu nhập của chính phủ chỉ báo các điều kiện kinh tế chung của Anh quốc, được kỳ vọng cắt giảm 4.8 tỷ bảng Anh trong kỳ báo cáo lần này.
- Daily: Bảng giá HRC & CRC
- Bản tin VIP
- Monthly: Tổng hợp thép thế giới
- Daily:Tin thế giới
- Dailly: Bản tin dự báo hàng ngày
- Weekly:Dự báo xu hướng thép Thế giới
- Weekly:Dự báo xu hướng thép TQ
- Dailly:Giá Trung Quốc
- Weekly: Tổng hợp tin tức tuần
- Weekly:Bản tin thép xây dựng
- Dailly:Giá chào xuất nhập khẩu
- Daily:Giá thế giới
- Dailly:Hàng cập cảng
- Weekly:Thị trường thép Việt Nam
- Daily:Điểm tin trong ngày
- Monthly:Tổng hợp thị trường thép TQ
- Tin Tức
- Kinh Doanh
- Kinh tế
- Chuyên ngành thép
- Danh bạ DN