Triển vọng thị trường Trung Quốc lạc quan sau khi Thủ tướng Lý Khắc Cường kêu gọi các biện pháp kích thích, đặc biệt là thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ trong tuần này. Chính phủ trung ương cũng sẽ thực hiện các bước chủ động để giảm thiểu tác động của những bất ổn, ông nói thêm. Trung Quốc có mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 5.5% vào năm 2022.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã bơm 450 tỷ nhân dân tệ thông qua hình thức repo ngược trong thời gian từ 25-30/3. Tuy nhiên, sự thận trọng bao trùm thị trường xuất khẩu thép của Trung Quốc về khả năng áp thuế xuất khẩu mới.
Tại thị trường giao ngay, giá xuất xưởng thép cuộn cán nóng Q235B đã tăng 20 NDT/tấn lên 5,190 NDT/tấn vào buổi sáng trong bối cảnh giá giao sau tăng, nhưng giảm trở lại 5,170 DNT/tấn vào buổi chiều do giao dịch giao ngay yếu. HRC kỳ hạn tháng 5 tăng 1.03% lên 5,218 NDT/tấn.
Giá thép cây HRB400 tại Thượng Hải tăng 10 NDT/tấn lên 4,970 NDT/tấn. Giá thép cây giao sau tháng 10 tăng 1.65% lên 5,061 NDT/tấn. Tồn kho thép cây tại các nhà máy và thương nhân giảm hơn 70,000 tấn trong tuần này so với mức tăng khoảng 40,000 tấn của tuần trước.
Trên thị trường xuất khẩu, các chào giá chính thống ổn định ở mức 830-850 USD/tấn fob trọng lượng lý thuyết, thu hút rất ít quan tâm mua. Người mua ở nước ngoài do dự mua khi giá Châu Âu chững lại.
Trên thị trường cuộn cán nóng, thị trường đường biển khá trầm lắng và hầu như không nhận được giá chào mua nào. Các vụ Covid-19 gia tăng ở Trung Quốc đã làm tăng thêm những bất ổn, khiến những người mua đường biển lo ngại rằng giá thép nội địa của Trung Quốc có thể sớm giảm.
Người bán đã nâng giá chào hàng lên 930-940 USD/tấn cfr Việt Nam đối với thép cuộn cấp SAE1006 của Trung Quốc, cho lô hàng tháng 6. Người mua Việt Nam đã đẩy giá thầu lên 920 USD/tấn cfr Việt Nam vì họ không thể đảm bảo giá thép cuộn từ các nước khác thấp hơn.
Tháng 4 là mùa cao điểm tiêu thụ thép của Trung Quốc và các nước Châu Á, cộng với sự gián đoạn nguồn cung và chi phí vận chuyển tăng vọt do chiến tranh sẽ giúp giá cả tăng trưởng. Chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra các tín hiệu hỗ trợ ngành thép từ các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, xu hướng giá vẫn có biến động tăng giảm do các chính sách hạ nhiệt giá nguyên liệu thô của chính quyền Trung Quốc và giá cao vấp phải kháng cự từ phía người mua trong khi các ca nhiễm covid gia tăng làm cản trở tiêu thụ và ảnh hưởng tâm lý.
Chính phủ Trung Quốc cũng phát tín hiệu về việc giảm thuế để hỗ trợ ngành thép từ tháng 4. Việc giảm thuế cũng sẽ cản trở đà tăng giá thép.
Do đó, dự kiến giá thép giao ngay trong nước biến động và tăng lên khoảng 4,850-5,300 NDT/tấn tháng 4.
Trên thị trường xuất khẩu, giá biến động chiều hướng tăng. Chào giá HRC Trung Quốc về Việt Nam phổ biến khoảng 910-970 USD/tấn cfr Việt Nam tháng 4.
Sang tới tháng 5, giá khả năng điều chỉnh giảm khi nguồn cung dần cải thiện sau các hoạt động gia tăng sản xuất toàn cầu và tiêu thụ hạ nhiệt cộng với tình hình dịch covid lan rộng hơn. Phạm vi giá xuất khẩu HRC SAE1006 Trung Quốc về Việt Nam giảm về khoảng 830-850 USD/tấn cfr.
Yếu tố hỗ trợ:
__Gián đoạn nguồn cung thép từ chiến tranh Nga-Ukraine, đẩy giá thép toàn cầu tăng.
_Chính phủ tung ra nhiều gói kích thích kinh tế hơn sau cuộc họp lưỡng hội thường niên tháng 3.
_ Cắt giảm sản xuất mới trong tháng 3.
_Chi phí vận chuyển và chi phí nguyên liệu thô tăng do chiến tranh.
_Nhu cầu mạnh vào mùa cao điểm.
Yếu tố áp lực:
_Chính sách hạ nhiệt giá nguyên liệu thô từ phía Chính phủ.
_Dịch bệnh kìm hãm tiêu thụ.